* Khái niệm dự án: Dự án (project) là một ý đồ, một nhiệm vụ được đặt ra, một kế hoạch vạch ra để hành động.
*Khái niệm đầu tư: Đầu tư là việc bỏ ra một lượng của cải nào đó (dưới dạng vật chất, tiền bạc hoặc lao động) vào quá trình tái sản xuất nhằm thu lại một lượng của cải lớn hơn hoặc cải thiện điều kiện chung trong tương lai.
2 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2465 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp xây dựng và triển khai thực hiện dự án vừa và nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huật …
* Tính tối ưu: Những giải pháp có thể và tốt nhất
II. PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ ÁN VỪA VÀ NHỎ:
1. Nghiên cứu cơ hội đầu tư:
+ Cơ hội đầu tư là hướng hành động có lợi nhất cho đơn vị trong từng thời điểm nhất định.
+ Tìm cơ hội đầu tư là giai đoạn đầu tiên của dự án. Mục đích của giai đoạn này là phân tích môi trường bên trong và bên ngoài đơn vị để tìm ra hướng hành động có lợi (trong kinh tế gọi là phát hiện và nắm lấy cơ hội).
+ Lựa chọn cơ hội đầu tư có vai trò rất quan trọng, nếu đúng sẽ nhận được sự ủng hộ của nhiều người, nếu sai thì mọi nỗ lực trở nên vô nghĩa.
2. Nghiên cứu tiền khả thi:
a. Mục đích: Là để làm rõ các tiền đề của dự án và cung cấp luận cứ thuyết phục cho các cấp phê chuẩn
b. Các công việc khi tiến hành công việc:* Các công việc:
+ Nghiên cứu thị trường: điều tra sơ bộ, tổng hợp số liệu về nhu cầu, thi hiếu, quy mô, mức giá, đối tác, đối thủ... của hàng hoá và dịch vụ mà nhà đầu tư định cung cấp.
+ Nghiên cứu thực trạng công nghệ trong lĩnh vực đầu tư trên các khía cạnh trình độ công nghệ hiện có (trung bình, tiên tiến), mức độ dễ dàng khi tiếp cận, mức độ sẵn có, chi phí chuyển giao...
+ Nghiên cứu sơ bộ các nhu cầu về vốn, địa điểm, các chỉ tiêu tài chính và xã hội trên cơ sở sử dụng số liệu có sẵn
Lưu ý: khi nghiên cứu tiền khả thi nên dừng ở tầm khái quát, chưa chi tiết, số liệu chủ yếu lấy từ các báo cáo có sẵn, các số liệu chỉ mang tính ước lượng trung bình, chưa đi vào cụ thể.Kinh phí cũng nên tiết kiệm.
Sản phẩm của nghiên cứu tiền khả thi là báo cáo tiền khả thi. Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất cho dự án, gồm một số nội dung như sau
- Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn
- Qui mô dự án và hình thức đầu tư
- Khu vực và địa điểm đầu tư (dự kiến các nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề ảnh hưởng môi trường, xã hội, tái định cư, nhân công .....) được phân tích, đánh giá cụ thể
- Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ, kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật tư, nguyên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng cơ sở
- Lựa chọn các phương án xây dựng
- Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ và thu lãi
- Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án
- Thành phần, cơ cấu của dự án: tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục
3. Nghiên cứu khả thi:
a. Mục đích của nghiên cứu khả thi: + Tính toán và sàn lọc cuối cùng trước khi đi đến quyết định đầu tư thực sự. + Cung cấp các chỉ dân chi tiết để lập kế hoạch hành động cụ thể, phối hơp công việc, kiểm tra đánh giá kết quả
b. Nội dung nghiên cứu khả thi:
- Nghiên cứu thị trường đầu ra: quy mô thị trường (lớn, nhỏ ra sao), số cơ sở cung cấp, quy mô cung cấp hàng hoá, dich vụ; giá cả hàng nhập khẩu cạnh tranh, khả năng xuất khẩu.
- Nghiên cứu thị trường đầu vào: mua từ đối tác trong nước hay nhập khẩu, giá cả đối tác chào hàng, cụ thể cần nghiên cứu một số đầu vào cơ bản: nguyên vật liệu, công nghệ, máy móc, lao động…
- Nghiên cứu kỹ thuật là tìm kiếm các giải pháp công nghệ phù hợp với dự án, trong đó nghiên cứu giải pháp chính, giải pháp phụ, giải pháp lựa chọn và luận chứng cho sự lựa chọn giải pháp ấy: định mức kỹ thuật
- Nghiên cứu và đề xuất mô hình tổ chức thực hiện dự án bao gồm cả đề xuất về cơ quan quản lý dự án
- Phân tích tài chính dự án: bao gồm các chi tiêu
- Phân tích tác động của dự án đối với xã hội
c. Đặc điểm nghiên cứu khả thi:
- Dữ liệu trong hồ sơ
- Dữ liệu trong hồ sơ dự án phải được tính toán tỉ mĩ, cụ thể, có cơ sở khoa học, cho phép so sánh các phương án hành động khác nhau.
- Các giải pháp kỹ thuật phải được luận chứng rõ ràng về tính hiện thực, khả thi, tối ưu.
- Cần xác định cụ thể các hoạt động của dự án về thời gian, địa điểm.
- Các ý tưởng đưa ra phải được luận chứng về mặt khoa học.
- Đối với các dự án tồn tại lâu dài, có ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường đất và nước cần phải có các nghiên cứu điều tra bổ trợ (quy hoạch, điều tra đất đai, địa hình, tác động đến môi trường lâu dài…).
- Các quá trình, các hoạt động được xem xét trong trạng thái động với các phương án dự phòng rủi ro
d. Sản phẩm của giai đoạn nghiên cứu khả thi:
+ Lời mở đầu: trình bày một cách khái quát những lý do dẫn tới việc hình thành dự án. Cách trinhg bày phải thu hút được sự quan tâm của người đọc vào hướng đầu tư của dự án đồng thời cung cấp một số thông tin cơ bản về ý đồ đầu tư cho người đọc.
+ Sự cần thiết đầu tư: phần này cần trình bày những nội dung cụ thể của sự cần thiết phải đầu tư.
+ Tóm tắt dự án: cung cấp toàn bộ nội dung của dự án nhưng không đi sâu chi tiết và nên đề cập các điểm sau
+ Thuyết minh chính của dự án: phần này trình bày chi tiết nội dung và kết quả nghiên cứu khả thi dự án.
+ Kết luận và kiến nghị: phải nêu được các nội dung
+ Phụ lục của dự án
4. Thẩm định và phê duyệt dự án:
a. Thẩm định dự án: Thẩm định dự án là việc thẩm tra, so sánh, đánh giá một cách khách quan, khoa học, toàn diện các nội dung của dự án, hoặc so sánh, đánh giá các phương án của một hay nhiều dự án để kiểm tra tính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi và tính hợp pháp của dự án. Mục đích là tăng thêm tính thuyết phục. Đối với các dự án vừa và nhỏ không cần thẩm định chặt chẽ nhưng cũng cần thẩm định một số nội dung sau:
b. Phê duyệt dự án: - Phê duyệt dự án là sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho các hoạt động của dự án bắt đầu được thực thi
- Tùy theo loại dự án mà cơ quan phê chuẩn khác nhau. Thường là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc là cơ quan đầu tư vốn, cơ quan tài trợ vốn.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Thành lập bộ máy quản lý dự án: Dự án bao gồm nhiều khâu công việc cần phải phối hợp với nhau nhằm đạt kết quả dự án.Tùy theo cách thức thực hiện dự án khác nhau, có các mô hình bộ máy quản lý khác nhau
* Mô hình đầu tư trực tiếp quản lý dự án: Trong mô hình này, chủ đầu tư trực tiếp tuyển chọn và trực tiếp ký hợp đồng với các nhà tư vấn, nhà thầu. Công việc giám sát thi công theo hợp đồng do tổ chức tư vấn đảm nhiệm. Mô hình này thích hơp với các dự án nhỏ.Chủ đầu tư sẽ trực tiếp thực hiện dự án hoặc chủ đầu tư lập ra ban quản lý dự án để quản lý việc thực hiện các công việc của dự án.
* Mô hình Ban chủ nhiệm điều hành dự án: Theo hình thức này, chủ đầu tư thiết lập bộ phận chuyên trách (gọi là ban chủ nhiệm dự án) thay mặt chủ đầu tư quản lý dự án
- Ưu điểm: cán bộ chuyên sâu nên chất lượng quản lý cao hơn
- Nhược điểm: Bộ máy cồng kềnh, chi phí tốn kém, thường được sử dụng cho dự án quan trọng.
Mô hình tổ chức quản lý dự án trong đó chủ đầu tư giao cho ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc thuê một doanh nghiệp, tổ chức có đủ điều kiện, năng lực chuyên môn đứng ra quản lý dự án. Ban quản lý dự án là một pháp nhân độc lập chịu trách nhiệm trước pháp luật toàn bộ quá trình thực hiện dự án
* Mô hình chìa khóa trong tay: Theo hình thức này: một nhà tổng thầu đấu thầu toàn bộ dự án, thuê lại các nhà thầu phụ và chịu trách nhiệm, tổ chức thực hiện dự án. Chủ đầu tư nhận kết quả cuối cùng của dự án theo hợp đồng chìa khóa trao tay.
Hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng bao gồm toàn bộ các công việc từ việc lập dự án, thiết kế, cho tới cung cấp thiết bị, vật tư và xây dựng của một gói thầu được thực hiện thông qua một nhà thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tham gia giám sát quá trình thực hiện, nghiệm thu và nhận bàn giao khi nhà thầu hoàn thành toàn bộ công trình theo hợp đồng đã ký
Mô hình quản lý dự án trong đó ban quản lý dự án không chỉ đại diện toàn quyền của chủ đầu tư mà còn làm chủ dự án.
2. Điều hành quá trình thực hiện dự án:
a. Lập kế hoạch thực hiện dự án: 5 bước
- Xác lập các mục tiêu của dự án gồm các nội dung: thời điểm bắt đầu và hoàn thành; chi phí dự tính; các kết quả cần đạt.
- Phát triển kế hoạch: xác định các nhiệm vụ chính cần thực hiện; lập danh mục và mã hóa công việc; hình thành sơ đồ phân tách công việc.
- Xây dựng sơ đồ kế hoạch dự án: sơ đồ phản ánh lôgic các công việc của dự án
- Lập lịch trình dự án: lập tiến độ thực hiện các công việc
- Dự toán chi phí và phân bổ nguồn lực cho mỗi công việc
b. Quản lý theo thời gian và tiến độ của dự án:
- Lâp kế hoạch về thời gian và tiến độ của dự án: xác định công việc của dự án, xác định thứ tự thực hiện các công việc; ước tính thời gian cho mỗi công việc; lập biểu đồ lịch trình dự án; thông qua lịch trình; phân bố lịch trình.
- Kiểm soát tiến độ thực hiện dự án: thực chất là bằng mọi biện pháp đảm bảo cho từng công việc và toàn bộ dự án được thực hiện đúng lịch trình đã công bố. Quá trình kiểm soát gồm ba bước: xác định công việc cần kiểm soát và tiêu chuẩn kiểm soát; đo lường và đánh giá kết quả thực hiện; điều chỉnh.
c. Quản lý theo thời gian và tiến độ của dự án:
- Lập và thẩm định dự toán chi phí. Dự toán chi phí bao gồm các khoản mục: xác định chi phí về các nguồn lực cho từng công việc, từng hạng mục và toàn bộ dự án; xác định tiến độ cấp kinh phí theo tiến độ thực hiện công việc, hạng mục và toàn bộ dự án.
- Kiểm soát chi phí dự án
3. Nghiệm thu và bàn giao kết quả dự án cho bên khai thác, sử dụng:
- Kết quả bàn giao cho chủ đầu tư khi nào hoàn thành xong, vận hành đảm bảo đúng và đạt chất lượng. Tùy dự án có thể bàn giao theo từng hạng mục và từng bộ phận.
- Bàn giao tất cả các hồ sơ và các tài liệu, các tài liệu hướng dẫn sử dụng quản lý, chế độ duy tu, bảo dưỡng công trình… các hồ sơ xây dựng công trình
4. Thanh quyết toán dự án:
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quyết toán vốn đầu tư.
- Đối với các dự án đầu tư bằng các nguồn vốn khác nhau thì trong báo cáo quyết toán phải phân tích rõ ràng nguồn vốn nào.
- Báo cáo quyết toán phải xác định rõ ràng, chính xác số vốn thực hiện hằng năm, tổng mức vốn đã đầu tư, giá trị tài sản bàn giao cho bên khai thác sử dụng
- Đối với các dự án của các cơ quan Nhà nước và doạnh nghiệp nhà nước thì phải gửi báo cáo quyết toán cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt./.
File đính kèm:
- BAI 8 KNQL.doc