Giáo án các môn khối 4 - Tuần 23

I.Mục tiêu:

Giúp HS củng cố về:

- So sánh hai phân số.

- Tính chất cơ bản của phân số.

- Giáo dục ý thức học toán tốt.

* Trọng tâm: Củng cố về so sánh 2 phân số và tính chất cơ bản của phân số.

II. Đồ dùng dạy học:

Nháp + vở bài tập

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc38 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 935 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 23, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S tập thử 1 lần để nắm được. - Tập theo đội hình hàng dọc. b. Trò chơi vận động: - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và luật chơi. - HS thực hành chơi. C. Phần kết thúc: - Giậm chân tại chỗ theo nhịp. - Thả lỏng toàn thân. - GV hệ thống bài. - Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà. Kỹ thuật Tiết 23: Trồng cây rau, hoa ( tiết 2 ) A. Mục tiêu: - HS biết chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng. - Trồng được cây rau , hoa ttrên luống hoặc trong bầu đất. - Ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và làm việc đúng kỹ thuật, chăm chỉ. * Trọng tâm: Thực hành trồng cây rau, hoa. B. Đồ dùng dạy học: - Cây con; túi bầu đất; cuốc ,dầm, xới C. Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức: Hát.( 3’ ) 2. Kiểm tra: ( 4’ ) - Sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới L 25’ ) - Giới thiệu. Ghi đầu bài. * Hướng dẫn thực hành: - Hoạt động 3: HS thực hành trồng cây con. - GV nhận xét và hệ thống lại. - Phân chia các nhóm và giao nhiệm vụ, nơi làm việc cho từng nhóm. - GV quan sát , nhắc nhở. - Yêu cầu HS vệ sinh sạch sẽ sau khi thực hành. - Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. - GV gợi ý cho HS tự đánh giá theo tiêu chuẩn. - GV nhận xét, đánh giá . - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài. - HS nhắc lại các bước và thực hiện quy trình ttrồng cây con. - HS thực hành trồng theo hướng dẫn. - HS tự đánh giá kết quả của mình và của bạn. D. Củng cố dặn dò ( 4’ ): - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu về nhà học bài và thực hành trồng cây con. địa lý Tiết 23: Thành phố Hồ Chí Minh I. Mục tiêu: - Học xong bài HS biết vị trí Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam. - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh. - Dựa vào bản đồ, tranh ảnh, bảng số liệu tìm kiến thức. - Giáo dục lòng yêu quý và tự hào về thành phố Hồ Chí Minh. * Trọng tâm: Nắm vị trí và đặc điểm của thành phố Hồ Chí Minh. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính giao thông Việt Nam. Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh. - Tranh ảnh về Thành phố Hồ Chí Minh. III. Các hoạt động dạy học: A. Tổ chức: Hát. ( 3’ ) B. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ ) - Gọi HS đọc bài học giờ trước. C. Dạy bài mới: ( 27’ ) - . Giới thiệu: * Hướng dẫn tìm hiểu bài: 1. Thành phố lớn nhất cả nước. a. HĐ1: Làm việc cả lớp. - GV treo bản đồ Việt Nam lên bảng. - HS theo dõi. - 1 - 2 em lên chỉ vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ. b. HĐ2: Làm việc theo nhóm. - GV chia nhóm. - Các nhóm thảo luận theo gợi ý. - Dựa vào bản đồ, tranh ảnh SGK hãy nói về Thành phố Hồ Chí Minh. ? Thành phố nằm bên sông nào? - Nằm bên sông Sài Gòn. ? Thành phố đã có bao nhiêu tuổi? - Trên 300 tuổi. ? Thành phố được mang tên Bác từ năm nào? - Từ năm 1976. ? Thành phố tiếp giáp những tỉnh nào? - Thành phố Hồ Chí Minh giáp các tỉnh Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. ? Từ thành phố có thể đi tới các tỉnh khác bằng những loại đường giao thông nào? - Bằng đường bộ và đường thủy. ? Dựa vào bảng số liệu trong SGK em hãy so sánh về diện tích và số dân của Thành phố Hồ Chí Minh với các thành phố khác - Diện tích 2090 km2. Số dân năm 2003 là 5555 nghìn người đ đông nhất cả nước. - Đại diện nhóm lên trình bày với nội dung trên. - GV cùng cả lớp nhận xét. 2. Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn: c. HĐ3: Làm việc theo nhóm. - Các nhóm dựa vào tranh, ảnh, bản đồ, vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi. ? Kể tên các ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh? - Điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may. ? Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm kinh tế lớn của cả nước? - Thành phố có nhiều chợ và siêu thị lớn. Có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và cảng biển lớn cả nước. ? Nêu dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm văn hóa khoa học lớn? - Thành phố có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, nhiều rạp hát, rạp chiếu phim, các khu vui chơi giải trí hấp dẫn như Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên. KL: Đây là thành phố công nghiệp lớn nhất, nơi có nhiều hoạt động mua bán tấp nập, nơi thu hút được nhiều khách du lịch D. Củng cố , dặn dò: ( 4’ ) - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Thứ sáu ngày 27 tháng 02 năm 2009 Toán Tiết 115 : Luyện tập I.Mục tiêu: - Giúp HS rèn kỹ năng cộng phân số. - Trình bày lời giải bài toán. - Giáo dục ý thức luyện tập tốt. * Trọng tâm: Luyện cộng phân số. II. Đồ dùng dạy học: - Nháp + vở bài tập. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A. Tổ chức: Hát - sĩ số ( 3’ ) B. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ ) - GV gọi HS lên bảng chữa bài 3 ( VBT) - Nhận xét + ghi điểm. C. Dạy bài mới: ( 28 ‘) - Giới thiệu: * Hướng dẫn luyện tập: a. Củng cố kỹ năng cộng phân số: - GV ghi lên bảng: Tính: + ; + - 2 em lên nói cách làm, rồi tính kết quả. Cả lớp làm vào vở. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn. b. Thực hành: + Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài, tự suy nghĩ và làm bài vào vở. - GV gọi HS nhận xét và chốt lời giải đúng: a. + = = . c. + + = = = 1. - 3 em lên bảng làm. b. + = = = 3. + Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập. - HS đọc yêu cầu và tự làm. - 3 HS lên bảng làm. - GV cùng cả lớp chữa bài: a. b. c. + Bài 3: GV nêu yêu cầu bài tập. - HS đọc yêu cầu và tự làm. - 3 HS lên bảng làm. - GV gọi HS nhận xét bài: a. b. c. + Bài 4: HS đọc yêu cầu, tóm tắt bài toán và tự giải. Tóm tắt: =? Phần số đội viên của chi đội số đội viên tập hát tham gia bóng đá Giải: Số đội viên tham gia hai hoạt động trên là: + = (số HS của lớp) - GV chấm bài cho HS. ĐS: số HS của lớp. D. Củng cố , dặn dò: ( 4’ ) - Nêu lại cách cộng 2 phân số cùng ( khác ) mẫu số? - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Luyện từ và câu Tiết 46: Mở rộng vốn từ: cái đẹp I. Mục đích yêu cầu: - Làm quen với câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp. Biết nêu những hoàn cảnh sử dụng các câu tục ngữ đó. - Tiếp tục mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa các từ miêu tả mức độ cao đẹp của cái đẹp, biết đặt câu với các từ đó. - Giáo dục ý thức trau dồi làm giàu vốn từ. * Trọng tâm: Nắm nghĩa các từ thuộc chủ đề “ Cái đẹp “ II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài 1. III. Các hoạt động dạy - học: A.Tổ chức: Hát ( 3’ ) B.Kiểm tra: ( 4’ ) - Hai HS đọc lại văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em và bố. - Nhận xét + ghi điểm. C. Dạy bài mới: ( 28’ ) - Giới thiệu bài: * Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 1: - HS đọc yêu cầu, trao đổi cùng bạn và làm vào vở bài tập. - GV mở bảng phụ đã kẻ sẵn bài tập 1 và gọi HS phát biểu ý kiến. - HS lên bảng đánh dấu vào cột chỉ nghĩa thích hợp với từng câu tục ngữ. Nghĩa Tục ngữ Phẩm chất hơn vẻ đẹp bên ngoài Hình thức th.nh với nội dung Tốt gỗ hơn tốt nước sơn + Người thanh tiếng cũng kêu + Cái nết đánh chết cái đẹp + Trông mặt mà bắt hình dong Con lợn có béo thì lòng mới ngon + - HS nhẩm học thuộc lòng những câu tục ngữ đó. + Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - 1 số HS khá giỏi làm mẫu. - Suy nghĩ tìm những trường hợp có thể sử dụng 1 trong 4 câu tục ngữ nói trên. - GV nghe, nhận xét và cho điểm. - Phát biểu ý kiến. + Bài 3, 4: - HS đọc các yêu cầu của bài tập. - Trao đổi theo nhóm, làm bài vào phiếu. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. - Đại diện nhóm lên trình bày. * Các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp là: Tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, vô cùng, khôn tả, khôn tả xiết, như tiên * Đặt câu: - Phong cảnh nơi đây đẹp tuyệt vời. - Bức tranh đẹp mê hồn. - Cô ấy đẹp như tiên. - Đất nước ta đẹp vô cùng. - GV cho điểm 1 số em đặt câu hay. D. Củng cố - dặn dò: ( 4’ ) - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, làm bài tập. Tập làm văn Tiết 46: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối I. Mục đích yêu cầu : - Nắm được đặc điểm , nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. - Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối. - Có ý thức bảo vệ cây xanh. * Trọng tâm: Nắm cách xây dựmg đoạn văn miêu tả cây cối. II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh cây gạo, cây trám đen. III. Các hoạt động dạy - học: A. Tổ chức: Hát ( 3’ ) B. Kiểm tra: ( 5’ ) - Một HS đọc đoạn văn giờ trước. - Nhận xét + ghi điểm. C. Dạy bài mới: ( 27’ ) - Giới thiệu bài: * Hướng dẫn tìm hiểu bài: a. Phần nhận xét: - Gọi 1 em đọc yêu cầu bài 1, 2, 3. - Cả lớp đọc thầm bài “Cây gạo” - trao đổi với bạn để thực hiện các yêu cầu bài tập 2, 3. - Phát biểu ý kiến. - GV + cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: * Bài cây gạo có 3 đoạn. * Mỗi đoạn tả 1 thời kỳ phát triển. - Đoạn 1: Thời kỳ ra hoa. - Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa. - Đoạn 3: Thời kỳ ra quả. b. Phần ghi nhớ: - 3 - 4 em đọc nội dung cần ghi nhớ. c. Phần luyện tập: + Bài 1: - 1 em đọc nội dung bài tập. - Cả lớp đọc thầm, làm việc cá nhân. - Phát biểu ý kiến. - GV + cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: - Bài “Cây trám đen” có 4 đoạn: * Đoạn 1: Tả bao quát thân, cành, lá. * Đoạn 2: Hai loại trám đen: Tẻ và nếp. * Đoạn 3: ích lợi của trám đen. * Đoạn 4: Tình cảm của người tả với cây. + Bài 2: GV nêu yêu cầu và gợi ý. -Yêu cầu HS đọc lại, suy nghĩ làm bài. - Viết đoạn văn. - 1 vài em khá giỏi đọc đoạn văn - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, góp ý . D. Củng cố , dặn dò: ( 4’ ) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà sửa chữa lại. hoạt động tập thể Tiết 23: Nhận xét tuần I. Mục tiêu: - HS nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của mình trong tuần để có hướng sửa chữa. - Nắm phương hướng tuần tới. II. Nội dung: 1. GV nhận xét chung về ưu điểm, nhược điểm của lớp: a. Ưu điểm: - Một số em có ý thức học tập như: Trang, Mai, Hồng, Thắm.. - Một số bạn viết chữ đẹp, giữ vở sạch sẽ như: Trang, Huyền, Oanh. b. Nhược điểm: - Nhận thức rất chậm, lười học điển hình là những em: Nguyên, Thảo, Quý, Thu. - Hay nói chuyện riêng trong giờ, không chú ý nghe giảng như: Tùng, Hoàng. - Một số em viết chữ quá xấu, sai nhiều lỗi chính tả - Giữ gìn vệ sinh cá nhân chưa sạch điển hình là em Quý, , Thu... 2. Phương hướng: - Phát huy những ưu điểm sẵn có. - Khắc phục nhược điểm còn tồn tại.

File đính kèm:

  • doctuan 23.doc
Giáo án liên quan