Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học với kênh chữ trong sách giáo khoa địa lí lớp 10

Dạy cho học sinh tựhọc đang là mục đích quan trọng của ngành giáo dục phổthông,

chỉcó rèn luyện cho học sinh kĩnăng tựhọc thì mới có thể đào tạo ra những thếhệngười lao

động biết tựlàm giàu tri thức, làm chủvà sáng tạo trong công việc. Trong dạy học địa lí phổ

thông có nhiều phương tiện đểhướng dẫn học sinh tựhọc, trong phạm vi bài báo này, chúng

tôi tập trung vào các phương pháp hướng dẫn học sinh tựhọc với kênh chữcủa sách giáo

khoa (SGK) địa lí lớp 10 nhằm phát huy tính độc lập tích cực và tạo thói quen tựhọc. Những

phương pháp mà chúng tôi tập trung nghiên cứu thực nghiệm là hướng dẫn học sinh tựhọc với

kênh chữbằng phiếu học tập và hướng dẫn học sinh tựdiễn đạt nội dung đọc được từkênh

chữtrong sách giáo khoa bằng các hình thức: Văn bản, sơ đồ, bảng kiến thức

pdf6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2759 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học với kênh chữ trong sách giáo khoa địa lí lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là nguồn cung cấp thông tin, vừa là công cụ, vừa là phương tiện giúp GV chuyển từ vai trò trung tâm thông báo sang vai trò hướng dẫn, tổ chức HS chủ động, tích cực tiếp cận tri thức mới. - Một số yêu cầu đối với việc sử dụng câu hỏi tự lực: + Câu hỏi phải tạo được hứng thú nhận thức, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của HS. Có tính vừa sức, hệ thống, logic, buộc HS luôn ở trạng thái có nhu cầu giải quyết vấn đề mâu thuẫn. + Sử dụng các câu hỏi tự lực để hướng dẫn HS tự học với kênh chữ cần kết hợp với các phương pháp dạy học khác như: đàm thoại gợi mở, thảo luận,… + GV cần định hướng rõ vấn đề nghiên cứu cho HS. Câu hỏi không nên mang tính chất đơn thuần là trình bày lại nội dung SGK, cần có yêu cầu cao: phân tích, so sánh, giải thích, chứng minh cho những kiến thức mà HS đọc được từ sách. + Rèn luyện cho HS một số kĩ năng: kĩ năng tách được nội dung bản chất đọc được từ sách, lập dàn bài, lập đề cương,… - Các bước thực hiện: Bước 1: GV đặt ra câu hỏi tình huống, định hướng HS làm việc. Bước 2: HS đọc SGK, vận dụng các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, liên hệ thực tế,…) để tìm ra lời giải hoặc kiến thức mới. Bước 3: GV tổ chức HS thảo luận (nếu cần thiết, nếu không thì bước này không có). Bước 4: HS trình bày những hiểu biết của mình về các vấn đề tự lực làm việc. Bước 5: GV kết luận, chính xác hóa kiến thức. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(42).2011 204 * Ví dụ: Tổ chức hoạt động dạy học bài 15: “Thủy quyển . Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất” [1, tr. 56 – 58]. Bước 1: GV yêu cầu HS đọc mục III. Một số sông lớn trên Trái Đất (SGK trang 58) để trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: So sánh chiều dài và diện tích lưu vực của 3 con sông: Nin, Amadôn, Ieenitxây? Câu 2: So sánh chế độ nước của 3 sông và giải thích sự khác biệt về chế độ nước của 3 sông này. Bước 1: Yêu cầu HS đọc toàn bộ mục III, để lấy thông tin so sánh trả lời câu hỏi 1. Bước 2: GV gợi ý HS đọc, phân tích chế độ nước của từng con sông và tìm nguyên nhân của nó. Bước 3: HS lập bảng so sánh về chiều dài, diện tích lưu vực và chế độ nước của 3 con sông và giải thích nguyên nhân sự khác biệt về chế độ nước. Bước 4: HS trình bày ý kiến của mình khi được GV yêu cầu. Bước 5: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. 2.2. GV sử dụng phiếu học tập dưới dạng nhiệm vụ nhận thức để HS khai thác kiến thức từ kênh chữ trong SGK Địa lí 10 - Phiếu học tập (PHT) là công cụ hoạt động và giao tiếp giữa GV và HS trong quá trình dạy học. Sử dụng PHT trong dạy học địa lí là một biện pháp dạy học tích cực. GV dùng PHT đặt ra nhiệm vụ học tập yêu cầu HS thực hiện. - Sử dụng PHT sẽ kích thích tính tích cực, độc lập của HS, nếu sử dụng thường xuyên sẽ tạo cho HS một phong cách học tập mới, chống thói quen thụ động, tạo thói quen tự học. Đặc biệt trong dạy học bài mới, việc sử dụng PHT giúp HS tự lực khai thác được kiến thức mới dựa vào chính khả năng của mình. - Một số nguyên tắc khi sử dụng PHT để HS tự khai thác kiến thức trong SGK: + PHT phải được GV thiết kế sẵn, phù hợp với mục đích của phần mà GV định cho HS làm việc với kênh chữ trong SGK để khai thác kiến thức. + Nhiệm vụ trong PHT phải vừa đủ (có thể là 1 đơn vị kiến thức hoặc từng mục nội dung kiến thức), không nên đặt quá nhiều nhiệm vụ trong một PHT gây sức ép đối với HS. + Sử dụng PHT cần kết hợp với những phương pháp dạy học như: động não, đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề. + GV cũng cần phải xây dựng một PHT hoàn chỉnh để sau khi HS trình bày kết quả PHT của mình có thể đối chiếu so sánh và tự đánh giá được kết quả tự học của mình. - Các bước thực hiện sử dụng PHT: Bước 1: giao PHT cho từng HS. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(42).2011 205 Bước 2: Hướng dẫn HS dựa vào bài viết trong SGK (các mục cụ thể) để thực hiện các yêu cầu trong PHT. Bước 3: HS độc lập làm việc với SGK để hoàn thành PHT. Bước 4: GV tổ chức cho HS trình bày kết quả PHT, tạo cơ hội để HS phát huy hết những kĩ năng học tập và thể hiện kết quả của mình cho toàn thể lớp biết. Trong bước này GV có thể cho các HS khác nhận xét, bổ sung PHT của bạn. Bước 5: GV sửa chữa, bổ sung và chuẩn kiến thức. * Ví dụ: Tổ chức hoạt động dạy học bài 37: “Địa lí các ngành giao thông vận tải” [1, tr. 142 – 146]. Bước 1: Yêu cầu HS lần lượt đọc từng mục bài 37, để hoàn thành phiếu học tập sau đây: Các ngành GTVT Ưu điểm Nhược điểm Tình hình phát triển và phân bố Đường sắt Đường ô tô Đường ống Đường sông Đường biển Đường hàng không Bước này có thể có 2 cách: một là cho HS làm lần lượt từng ngành GTVT một, xong ngành này thì mới sang ngành khác. Hai là có thể chia làm 6 nhóm, mỗi nhóm làm một ngành, nhưng làm cá nhân không hoạt động nhóm. Bước 2: Hướng dẫn HS đọc SGK, chọn lọc thông tin. Bước 3: Hoàn thành những yêu cầu trong PHT. Bước 4: HS trình bày PHT của cá nhân. Bước 5: GV nhận xét, bổ sung, đưa ra PHT hoàn thiện để HS so sánh tự đánh giá kết quả làm việc của bản thân. 2.3. Phương pháp hướng dẫn HS diễn đạt nội dung đọc được từ sách giáo khoa địa lí 10 - Diễn đạt nội dung được hiểu là sự thể hiện đối tượng học tập đã qua quá trình tiếp nhận, xử lí bởi các thao tác tư duy của chủ thể nhận thức. Do đó, những đối tượng học tập được chủ thể diễn đạt không còn nguyên bản như ban đầu về hình thức nhưng nội dung cơ bản vẫn không thay đổi, đồng thời nó chứa đựng sản phẩm tư duy, khả năng ngôn ngữ của chủ thể nhận thức. - Các hình thức diễn đạt nội dung đọc được từ sách giáo khoa: TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(42).2011 206 + Diễn đạt bằng văn bản: tóm tắt, lập dàn ý, xác định ý chính, phát biểu lại nội dung đọc được (khái niệm, quy luật),… + Diễn đạt bằng sơ đồ: (GV giới thiệu một số loại sơ đồ như sơ đồ cấu trúc, sơ đồ logic, sơ đồ địa đồ học, sơ đồ quá trình), lược đồ,… + Diễn đạt bằng bảng hoặc PHT: lập bảng bao gồm các ô, cột chứa đựng các thông tin tương quan theo chiều dọc, chiều ngang. - Biện pháp thực hiện: GV có thể tổ chức HS diễn đạt nội dung đọc được từ SGK bằng các cách sau: + Cách 1: GV yêu cầu HS đọc sách: HS tự lực đọc, tự diễn đạt và ghi nhớ, sau đó HS trình bày lại. Cách này thường dùng để tổ chức dạy học các nội dung khó hoặc quá mới đối với HS. Đây là phương pháp phát huy tính tích cực thấp nhất. + Cách 2: Yêu cầu HS đọc nội dung SGK, điền nội dung thông tin còn thiếu vào sơ đồ, bảng, PHT, HS tự lực đọc sách và hoàn thành. + Cách 3: GV đưa ra sơ đồ, bảng, PHT… HS đọc SGK, diễn đạt theo yêu cầu. + Cách 4: GV yêu cầu đọc SGK, HS xác định cách diễn đạt của riêng mình (sơ đồ, lập dàn ý, xác định ý chính,…), sau đó HS trình bày. Đây là cách mà HS có thể lựa chọn hình thức diễn đạt theo cách sáng tạo và khả năng tư duy, thẩm mỹ của mình trong thời gian quy định. * Ví dụ: - Ví dụ 1. Tổ chức HS học tập mục I.2,3. bài 11. “Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất” [1, tr. 40]. Yêu cầu HS đọc mục 2, 3 SGK, lập sơ đồ phân bố các khối khí Frông trên Trái Đất (GV gợi ý: lập sơ đồ theo 1/4 hình tròn, ở bán cầu Bắc). - Ví dụ 2. Sử dụng sơ đồ hình 12.1 – Các đai khí áp và gió trên Trái Đất [1, tr. 44], GV yêu cầu HS đọc SGK mục II.1,2 [1, tr. 45], diễn đạt nội dung đọc được trên sơ đồ (2 loại gió hành tinh là gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch: phạm vi hoạt động, hướng gió ở hai bán cầu, thời gian hoạt động). 3. Kết quả thực nghiệm - Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở một số lớp 10 (10/6, 10/8, 10/10) ở trường THPT Thái Phiên, thành phố Đà Nẵng và sử dụng phương pháp tiền và hậu trắc nghiệm. Kết quả bài kiểm tra được xử lí bằng xác xuất thống kê trong giáo dục. - Kết quả định lượng của các lớp thực nghiệm được biểu hiện bằng bảng sau: Bảng kết quả kiểm định giá trị t của các lớp thực nghiệm Lớp × S t tα 10/6 1,85 0,109 17,0 2,02 10/8 2,05 0,107 19,1 2,02 10/10 1,82 0,1 18,2 2,02 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(42).2011 207 Từ kết quả thực nghiệm cho thấy: - Các lớp thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn nhiều so với các lớp đối chứng. Điểm trung bình ở các lớp thực nghiệm đạt trên 6,5 điểm, các lớp đối chứng chỉ 6,0 điểm. - Độ chênh giữa hai lần kiểm tra của lớp thực nghiệm và đối chứng cũng khác nhau: Lớp đối chứng độ chênh là 25 điểm, lớp thực nghiệm độ chênh là 75 điểm thể hiện các lớp thực nghiệm có sự tiến bộ rất rõ ràng. - Kết quả kiểm định giả thuyết thống kê ở các lớp thực nghiệm đều có giá trị t > tα , điều đó chứng tỏ trình độ HS sau khi vận dụng các phương pháp hướng dẫn tự học với kênh chữ trong SGK kết quả học tập được nâng cao rõ rệt. 4. Kết luận SGK vừa là nguồn tri thức vừa là công cụ để HS học tập. Kênh chữ trong SGK được trình bày thành đoạn văn ngắn gọn, nêu bản chất hoặc giải thích các sự vật hiện tượng địa lí. Do đó, việc hướng dẫn cho HS làm việc với kênh chữ trong SGK là một việc mà GV không thể bỏ qua. GV phải làm sao để HS tự giác và tự chủ khi làm việc với SGK ở trên lớp cũng như ở nhà. Làm được như vậy có nghĩa là HS đã biết cách tự học với một nguồn tri thức quan trọng, phong phú của người HS đó chính là SGK. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Sách giáo khoa địa lí 10, NXB GD, Hà Nội. [2] ThS. Nguyễn Duân (2009), “Biện pháp tổ chức học sinh diễn đạt nội dung sách giáo khoa trong dạy học Sinh học ở trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục số (227), tr. 59, 60. [3] TS. Đậu Thị Hòa (2008), “Phương pháp sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lí lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực và độc lập của học sinh”, Tạp chí Giáo dục số (195), tr.35 - 37 [4] ThS. Nguyễn Thị Khiên (2009), “Quy trình sử dụng câu hỏi tình huống có vấn đề giúp học sinh tự lực nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học phần tiến hóa Sinh học 12”, Tạp chí Giáo dục số (216), tr. 47 – 49. [5] Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB GD, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfPhuong phap huong dan hoc sinh tu hoc voi kenh chuSGK Dia ly.pdf
Giáo án liên quan