Giáo án Địa 10 Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Tiết: 49- Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

I. Mục tiêu bài học

 Sau bài học, HS phải:

1. Kiến thức

 - Hiểu và trình bày được khái niệm về môi trường,(môi trương địa lý, môi trường sống) TNTN

- Biết được chức năng của môi trường và vai trò của nó đối với xã hội loài người

2. Kĩ năng

-Phân tích sơ đồ, bảng số liệu, tranh ảnh về môi trường và TNTN

- Biết cách tìm hiểu một vấn đề TNTN ở địa phương

II. Thiết bị dạy học

 Tranh ảnh về môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

III. hoạt động dạy học

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày thị trường và thương mại?

3. Nội dung bài giảng

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7815 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 10 Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày …………… Chương X: Môi trường và sự phát triển bền vững Tiết: 49- Bài 41: môi trường và tài nguyên thiên nhiên I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS phải: 1. Kiến thức - Hiểu và trình bày được khái niệm về môi trường,(môi trương địa lý, môi trường sống) TNTN - Biết được chức năng của môi trường và vai trò của nó đối với xã hội loài người 2. Kĩ năng -Phân tích sơ đồ, bảng số liệu, tranh ảnh về môi trường và TNTN - Biết cách tìm hiểu một vấn đề TNTN ở địa phương II. Thiết bị dạy học Tranh ảnh về môi trường, tài nguyên thiên nhiên. III. hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày thị trường và thương mại? 3. Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cá nhân - Bước 1: HS đọc mục I trang 159 SGK, kết hợp hiểu biết cho biết: + Khái niệm môi trường. + Nêu mối quan hệ của môi trường đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. - Bước 2: Đại diện HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chọn ghi các ý lên bảng theo 2 nhóm dấu hiệu bản chất của khái niệm môi trường. I. Môi trường 1. Khái niệm: Môi trường là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Hoạt động 2: Cặp/ nhóm - Bước 1: HS đọc mục I trang 159, SGK hãy: + Phân loại môi trường. + Cho ví dụ chứng tỏ mỗi loại môi trường đều có sự tác động mạnh mẽ tới con người. + Nêu sự khác nhau của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo? Cho ví dụ? - Bước 2: Một HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV chuẩn kiến thức. 2. Phân loại môi trường Môi trường được chia thành 3 loại: - Môi trường tự nhiên. - Môi trường xã hội. - Môi trường nhân tạo. II. Chức năng của môi trường. Vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loài người 1. Chức năng của môi trường - Là không gian sống của con người. - Cung cấp tài nguyên cho cuộc sống và sản xuất của con người. - Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra. 2. Vai trò của môi trường tự nhiên. - Quan điểm duy vật địa lí (quan điểm sai lầm). Môi trường tự nhiên là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. - Quan điểm đúng: Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của xã hội loài người nhưng không có vai trò quyết định. Vai trò quyết định sự phát triển của xã hội loài người là phương thức sản xuất. III. Tài nguyên thiên nhiên 1. Khái niệm: Là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng 2. Phân loại: Có nhiều cách phân loại tài nguyên: - Theo thuộc tính tự nhiên. - Theo công dụng kinh tế. - Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người: + TNTN có thể bị hao kiệt. + TNTN không bị hao kiệt. Hoạt động 3: Cá nhân Câu hỏi: Đọc mục II trang 160 SGK, hãy nêu chức năng chính của môi trường, cho ví dụ. - Một HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: Theo nhóm - Bước 1: GV nêu 2 quan điểm về vai trò của môi trường. GV hỏi ý kiến của HS và chia lớp thành 2 nhóm tranh luận: + Nhóm 1: Cho rằng môi trường tự nhiên là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. + Nhóm 2: Cho rằng phương thức sản xuất là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. - Bước 2: Tiến hành tranh luận: Nhóm 1 cử 1 HS đưa lí lẽ đầu tiên. Nhóm 2 cử 1 HS bãi bỏ ý kiến của nhóm bạn đồng thời đưa lí lẽ riêng của mình. GV điều khiển để cuộc tranh luận đi đúng hướng. Hoạt động 5: Cá nhân/Cặp - Bước 1: HS đọc mục III trang 161 SGK, hãy: + Kể các tài nguyên thiên nhiên mà em biết, chúng có vai trò gì trong phát triển kinh tế xã hội? + Trình bày các cách phân loại TNTN. + Vì sao phải bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. - Bước 2: Đại diện HS trình bày, các HS khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức. GV nhấn mạnh cách phân loại tài nguyên theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người. 4. Củng cố bài 5. Hướng dẫn tự học và làm bài tập về nhà

File đính kèm:

  • doct49.doc