Nội dung số học trong chương trình lớp 2 phần khó dạy là trừ có nhớ. Khi dạy những nội dung này, Giáo viên phải hướng dẫn học sinh thao tác trên thiết bị dạy học là các thẻ 1 chục que tính rời gài lên bảng.
ở những bài trừ có nhớ mà số trừ là số có 1 chữ số thì các thao tác này đơn giản, dễ thực hiện. Sang những bài số trừ có 2 chữ số mà thực hiện các thao tác trên đồ dùng giống như hình vẽ hướng dẫn trong sách giáo khoa thì rất khó. Khi dạy phần lý thuyết trong sách giáo khoa ngay từ đầu thì học sinh sẽ không cần suy nghĩ mà chỉ nhìn nội dung trong sách giáo khoa rồi nói ra. Phần lý thuyết trong sách giáo khoa hướng dẫn trừ ở bước 2thêm vào số trừ cũng khó đối với học sinh lớp 2. Bởi lớp 2 học sinh chưa hiểu được " hiệu không thay đổi khi ta thêm vào số bị trừ và số trừ cùng 1 số"
16 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2292 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp dạy học toán lớp 2 ( trừ có nhớ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t hợp với sơ đồ hỗ trợ học sinh làm việc theo nhóm nhằm phát hiện chỗ cần đặt dấu câu theo yêu cầu.
Ví dụ: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu dưới đây:
a.Vì thương dân chữ đồng tử mà công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi
tằm dệt vải.
b.Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em xô phi đã về ngay.
c.Tại thiếu kinh nghiệmnôn nóng và coi thường đối thủ Quắm đen đã bị thua.
d.Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem lại hiểu biết của mình ra giúp đời Lê
QuýĐôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.
Đây là một bà tập khá phức tạp đối với học sinh lớp 3. Với bài tập này giáo viên có thể dùng câu hỏi kết hợp sơ đò hỗ trợ học sinh làm việc theo nhóm nhằm phát hiện chỗ đặt dấu câu theo yêu cầu như sau:
Giáo viên đưa ra sơ đồ cho câu a: Vì sao? Ai?........ Làm gì?
Sau khi học sinh phân cách các phần của câu theo mô hình, giáo viên đưa thêm mô hình phụ " Dạy dân những cách gì? để học sinh tách 3 việc: dạy cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.
Khi học sinh phân cách các phần trong câu theo sơ đồ xong, giáo viên hướng dẫn học sinh đặt dấu phẩy bằng cách đặt câu hỏi: " Như vậy ta có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu a? ( Vì thương dân chữ Đồng Tử và công chúa đã khắp nơi dạy cách trồng lúa, nuôi tằm, đệt vải.)
Câu b: Câu b có mô hình tương tự với mô hình tổng quátcủa câu a gồm vì sao? ai?.... làm gì?
Vì vậy giáo viên đề nghị học sinh vận dụng phần mô hình ấy tìm ra chỗ cần đặt dấu phẩy cho câu b.
Câu c: Câu c có phần trạng ngữ chỉ nguyên nhân khá phức tạp với 3 cụm từ chỉ đặc điểm đi liền nhau ( Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm đen đã bị thua). Vì vậy cần có mô hình hỗ trợ khác để giúp các em tìm rachỗ cần phân cách bằng dấu phẩy.Cách tiến hnhf:
Giáo viên đưa ra sơ đò: Vì sao Ai? ....Thế nào?
Vì mấy điều?
Sau khi học sinh phân cách các phần của câu theo mô hình trên. Giáo viên đưa ra mô hình phụ: Vì mấy điều để học sinh dựa vào đó nhận ra chỗ cần dùng dấu phẩy.
Khi học sinh phân cách các phầnẩtong câu theo sơ đồ xong, giáo viên hướng dẫn học sinh đặt dấu phẩy bằng cách đặt câu hỏi: Như vậy ta có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu c.
Câu d: Câu d có cấu trúc tương tự câu cvới phần trạng ngữ cũng gồm 3 cụm từ chỉ đặc điểm đi liền nhau và cụm cuối cùng đi trước là từ "và". Do vậy, giáo viên đề nghị học sinh vận dụng cách làm ở câu c để tìm ra chỗ cần dùng dấu phẩy trong câu d.
Cách 3: Tổ chức cho học sinh đặt câu hỏitheo nhóm nhỏ để tự phát hiện ra các chỗ đặt dấu trong câu.
Giáo viên đưa ra một số câu hỏi gợi ý trên bảng phụđể học sinh chọn câu hỏi thích hợp cho từng câu trong bài tập.
Học sinh hỏi và trả lời theo nhóm.
Dựa vào câu trả lời xác định chỗ cần đặt dấu câu mà bài tập yêu cầu.
Cách 4: Khai thác kinh nghiệm ngữ cảm của học sinh. Cho học sinh đọc to trong nhóm hay cặp và đến chỗ nào các em dừng thì gạch chỗ phân cách. Sau đó trao đổi sửa chữa và xác định lại các chỗ cần đặt dấu câu theo yêu cầu.
Cách5: Sử dụng trò chơi tập trung.
Ví dụ: Hãy ghép lại đoạn văn sauvà đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp.
Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Đồng bào Kinh hay Tày Mường hay Dao Gia - Rai hay Ê - Đê...và các dân tộc anh em khác đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau sướng khổ cùng nhau no đói giúp nhau.
Với bài tập này, giáo viên có thể tiến hành trò chơi tập trung như sau:
- Giáo viên đưa ra gợi ý: Đoạn có 2 câu câu 1 có 4 dấu phẩy, nên đặt vào dâu? Câu 2
có 2 dấu phẩy. Các dấu phẩy nên đặt vào đâu. Nhóm 4 học sinh chép đoạn văn vào giấy sau đó trao đổi xá định các chỗ cần đặt dấu phẩy trong khoảng 3 phút.
Các nhóm đính sản phẩm lên bảng
Giáo viên nêu đáp án được viết trên bảng phụ, học sinh đối chiếu.
Giáo viên điều chỉnh hướng dẫn giải thích những trường hợp nhầm lẫn( có thể đặt câu hỏi để học sinh giải thích).
Các bước rèn kỹ năng giải toán cho học sinh lớp 4.
Giải toán có lời văn là một trong bốn mạch kiến thức cơ bản của môn toán lớp 4.Nội dung chủ yếu của mạch kiến thức này bao gồm: Tiếp tục giải toán đơn, toán hợp có dạng đã họctừ lớp 1, 2, 3 và phát triển các bài toán đó. Đối với các phép tính trên phân số và các số đo đại lượng mới học ở lớp 4. Đồng thời, toán lớp 4 còn đề cập những dạng bài toán mới như giải toán về " tìm số trung bình ccộng, tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó, tìm 2 số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của 2 số đó, tìm phân số của một số ".
Thực tế dạy học hiện nay cho thấy khi dậyhọc sinh lớp 4 học các dạng bài của mạch kiến thức này hầu hết giáo viên mới chỉ hướng dẫn học sinh giải theo 4 bước đó là: Đọc đề bài, tóm tắt, phân tích bài toán và giải bài toán rồi thử lại các kết quả. Nếu chỉ dừng lại giúp học sinh thành thạo 4 bước giải nêu trên thì mới chỉ giúp hócinh tìm được lời giải và đáp số của từng bài toán mà chưa hề giúp các em rèn luyện trí thông minh và óc sáng tạo cho mình. Một vấn đề đặt ra là phải làm thế nào rèn luyện trí thông minh và phát triển óc sáng tạo cho học sinh. Khi học dạng toán của mạch kiến thức giải toán có lời văn. Ngoài các bước như đã nêu ở trên đã được rèn luyện thành thạo. Chúng ta cần tạo cho học sinh có thói quen làm tiếp một bước nữa đo là khai thác và phát triển bài toán. Bước khai thác và phát triển bài toán là bước giáo viên và học sinhcần làm những gì? Đây là bước rèn luyện trí thông minh và óc sáng tạo cho học sinh. Bởi vậy, sau khi học sinh giải xong bài toán và thử lại với kết quả đúng, giáo viên nên hướng dẫn học inhcần suy nghĩ xem bài toán còn có thể có cách giải khác không và từ bài toán này, có thể đặt ra các bài toán khác như thế nào rồi giải chúng ra sao.
Ví dụ: Bài toán: Một trường học có 18 lớp. Trong dó có 12 lớp mỗi lớp có 30 học sinh và 6 lớp có 35 học sinh. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh?
Theo 4 bước thông thường của việc giải một bài toán, học sinh sẽ có cách giải 1.
Mỗi lớp có 30 học sinh thì 12 lớp có số học sinh là:
12 x 30 = 360 ( học sinh)
Số học sinh trong 6 lớp còn lại
6 x 35 = 210 (học sinh)
Số học sinh của cả trường là:
360 + 210 = 570 ( học sinh)
Đáp số: 570 học sinh
Sau khi giải xong cách 1 Giáo viên nên hướng dẫn học sínhuy nghĩ tiếp xem ngoài cách giải này còn có cách giải khác.
Cách 2: Số học sinh trong cả trường là:
12 x 30 + 6 x 35 = 570 ( học sinh)
Đáp số: 570 học sinh
Việc đi sâu vào tìm hiểu nhiều cách giải khác nhau cho một bài toán có vai trò to lớn trong việc rèn luyện kỹ năng, củng cố kiến thức, phát triển trí thông minh và óc sáng tạo cho học sinh. Sở dỉ như vậy là vì trong khi cố gắng tìm ra những cách giải khác nhau của bài toán học sinh sẽ có dịp suy nghĩ đến nhiều khía cạnh khác nhau của bài toán. Do đó, sẽ hiểu sâu hơn mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Ngoài ra việc tìm ra nhiều cách giải khác nhau sẽ giúp học sinh có dịp so sánh các cách giải đó chọn ra được cách giải hay hơn và tích lũy được nhiều kinh nghiệm để giải toán. Chẳng hạn ở bài trên thì cách giải phải dùng đến 3 lời giải và 3 phép tính. Trong khi đó cách giải thứ 2 chỉ dùng 1 phép tính. Không chỉ dừng lại ở đây mà sau khi hướng dẫn học sinh giải xong một bài toán và tìm ra nhiều cách giải khác nhau. Giáo viên tiếp tục gợi ý cho học sinh có thể dựa vào bài toán đó mà tự nghĩ ra các bài toán mới tương tự với bài toán vừa giải. Biết tự đặt ra thêm bài toán mới là một biện pháp giúp học sinh nắm vững mối quan hệ giữa các đại lượng và những quan hệ bản chất trong mỗi bài toán. Từ đó mà học sinh hiểu được bài toán rất nhiều.
Làm thế nào để giờ kể chuyện đạt được thành công.
Trong giờ kể chuyện, giáo viên cần giúp cho học sinh (cả những học sinh yêu kém) cung có cơ hội được rèn luyện và thành công, để các em có niềm tin vào bản thân, tạo đà cho những cố gắng tiếp theo. Nếu không đạt được thành công, đứa trẻ sẽ sợ những giờ học này và cuối cùng giờ học sẽ chỉ là giờ trổ tài của một số học sinh khá, giỏi.
Để làm cho mọi học sinh đều có cảm giác ít nhiều thành công trong giờ học, cần làm tốt khâu chuẩn bị tinh thần cho học sinh, làm cho mỗi em khi đến lớp đề có điều muốn kể chuyện, muốn nói. Trước giờ kể chuyện khoảng một tuần, giáo viên phải nhắc học sinh chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau. Đối với kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã đọc, giáo vên có thể giúp học sinh tìm những câu chuyrnj phù hợp với chủ điểm. Giáo viên nhắc học sinh đọc kỹ câu chuyện tìm được để nhớ. Thậm chí thựôc chuyện vì phải nhớ, phải thuộc mới đảm bảo thành công khi kể. Đối với kiểu bài kể chuyện đã chứng kiến, tham gia. Giáo viên cần khơi gợi vốn sống của học sinh để mỗi em tìm được nội dung cho bài kể chuyện về mình, về những người, những việc có thạt trong cuộc sống xung quanh. Khi học sinh tìm được câu chuyện của mình thích kể cho các bạn nghe câu chuyện đó, có nghĩa là các em đã nắm chắc một phần lớn của thành công.
Trên lớp, giáo viên nên tổ chức cho học sinh kẻ chuyện trước trong nhóm để các em tập dượt, rút kinh nghiệm, đảm bảo thành công khi kể trước cả lớp. Khong sa đà vào việc phân tích cái hay, cái đẹp của câu chuyện , vì mục đích chính của giờ kể chuyện là rèn các kỹ năng nghe và nói. Đối với những bài kể chuyện đã nghe, đã đọc hoặc đã chứng kiến, tham gia, không yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện bạn vừa kể vì đó là đòi hỏi cao và cũng không phải là nhiệm vụ của những bài này.
Đặc biệt, giáo viên cần yế nhị khi hướng dẫn học sinh kể chuyện cụ thể là:
- Động viên để khuyến khích hóc sinh kể tự nhiên , hồn nhiên như là đang kể cho anh, chị em hay bạn bè ở nhà.
- Nếu có em đang kể bổng lúng túng vì quên chuyện, có thể nhắc một cách nhẹ nhàng để em đó nhớ lại câu chuyện. Nếu có em kể thiếu chính xác, cũng không ngắt lời thô bạo, chỉ nhận xét khi các em kể xong.
- Khi tổ chức cho lớp nhận xét lời kể của học sinh cần hướng dẫn các em đi tìm cái đáng học , đáng khen, tránh chăm chăm vchj lá tìm sâu, tìm khuyết điểm của bạn. Lời nhận xét của GVcần nêu đúng ưu, khuyết điểm trong lời kể của HS nhưng diễn đạt khéo léo, tế nhị. Sao cho mỗi em vẫn cảm thấy mình đạt được ít nhiều thành công, được thầy cô và các bạn biểu dương thừa nhận.
File đính kèm:
- Boi duongcm.doc