Xã hội ngày nay do yêu cầu phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng nhanh, diễn ra từng ngày, từng giờ đòi hỏi con người phải chủ động, tích cực, sáng tạo để thích ứng được sự phát triển của xã hội. Vì vậy, đất nước đã đặt ra mục tiêu cho ngành giáo dục “ Đào tạo ra những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kỹ luật, giàu lòng nhân ái , yêu nước, yêu CNXH, sống lành mạnh có ( kiến thức toàn diện) đáp ứng được nhu cầu phát triển đất nước và chuẩn bị cho tương lai”. Muốn vậy với giáo viên ngay từ đầu phải có biện pháp giảng dạy hữu hiệu làm sao phải hết sức đơn giản, nhẹ nhàng, cụ thể, dễ hiểu song đảm bảo được mục tiêu, nội dung chương trình của môn học. Với học sinh : Do đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học còn non yếu, chưa đầy đủ, sâu sắc và đạt đến trình độ tư duy khái quát bởi đây là môn học mới mẻ và nó được tách ra từ môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1,2,3.
32 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 23758 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp dạy học môn Lịch sử & Địa lí lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học ở lớp 4). Điều này có tác dụng lôi cuốn học sinh vào công việc và kết quả làm việc của các nhóm sẽ bổ sung được nội dung đầy đủ ( có một số hình ảnh tham khảo ở cuối ).
- Nội dung thứ ba, Làm việc cả lớp, GV đưa ra một số địa danh, di tích lịch sử,
văn hóa có đề cập trong SGK. Yêu cầu HS điền thêm thời gian hoặc sự kiện lịch sử gắn với các địa danh, di tích lịch sử, văn hóa đó.
Sau khi học sinh bày kết quả, GV tổng hợp ý kiến và chốt lại những sự kiện chính.
* Tóm lại: Mỗi loại bài có những cách dạy riêng, GV phải biết lựa chọn cho phù hợp với nội dung của bài và phải biết kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau trong một giờ dạy. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp là một trong những yếu tố đem lại hiệu quả cao của giờ học.
VI. LẬP KẾ HOẠCH BÀI DẠY
* Khi lập kế hoạch bài học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh cần:
1. Xác định mục tiêu của bài học.
Xuất phát từ mong muốn giúp HS nắm được những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết sau mỗi bài học, khi viết mục tiêu, GV phải sử dụng các động từ sao cho có thể lượng hóa, kiểm tra, đánh giá được những kiến thức mà HS thu nhận được.
Dưới đây là một số động từ có thể tham khảo khi viết các loại mục tiêu:
Về kiến thức: liệt kê, mô tả, kể tên, nêu đặc điểm, xác định,…
Về kĩ năng: quan sát, so sánh, đối chiếu, phân tích, sắp xếp, phân loại, báo cáo …
Về thái độ: có ý thức, tôn trọng, bảo vệ, biết ơn, …
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
- Để đạt được mục tiêu của bài học , GV cần suy nghĩ xem phải sử dụng những đồ dùng, thiết bị dạy học nào trong tiết học.
- GV cần xem lại các danh mục về đồ dùng, thiết bị dạy học của nhà trường ( hoặc
của bản thân đã tích lũy được từ trước ) để xác định những đồ dùng dạy học cần thiết cho bài học đã có sẵn hay phải tự làm, hoặc phải dành thời gian cho việc thu thập chúng. GV cần xác định rõ trong số những đồ dùng dạy học đó, HS cần phải chuẩn bị gì, GV sẽ phải chuẩn bị gì để liệt kê trong kế hoạch bài học và nhớ chuẩn bị chúng.
3. Xác định một số phương pháp.
GV cần thay đổi cách nghĩ trước đây là mình phải dạy như thế nào thành cách nghĩ là HS phải làm gì để tiếp thu được kiến thức này ?
- Xuất phát từ phương pháp học của trò mà chọn phương pháp dạy của cô.
4. Thiết kế các hoạt động dạy học.
4.1. Ổn định tổ chức :
4.2. Kiểm tra bài cũ:
- Đưa ra các ô chữ kỳ Diệu làm theo các câu hỏi gơi ý về nội dung bài cũ,
- Đặt câu hỏi để kiểm tra kiến thức, kỷ năng của tiết học trước.
- HS - GV nhận xét đánh giá.
- Giáo viên nhận xét chung phần kiểm tra,
4.3. Bài mới : ( GV chia cột dọc, hoạt động của GV, hoạt động của HS).
a/ Giới thiệu bài:
+ Qua tranh ảnh, bài hát, thơ, bản đồ để giới thiệu hoặc giới thiệu trực tiếp,
+ GV ghi tựa bài lên bảng. HS nhắc lại.
b/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Hình thành kiến thức:
- Tổ chức các hoạt động ( tùy từng bài GV bố trí thời gian sao cho phù hợp).
- Xác định mục tiêu các hoạt động đó,
- Các hoạt động diễn ra thường theo hoạt động cá nhân, theo cặp, theo nhóm 4, 6 HS
- Nội dung và hình thức:
+ Làm việc với SGK: quan sát kết hình, kết chữ, đọc tranh, ảnh tư liệu để thảo luận,
TL câu hỏi sách giáo khoa,
+ Làm việc với bản đồ: quan sát bản đồ để xác định vị trí,
+ Làm việc với phiếu học tập: GV tự chọn hay sử dụng ở vở học tập Địa lý,
-HS trình bày kết quả, HS nhận xét - bổ sung,
+ GV kết luận- chốt ý đúng , - Cho HS rút ra ghi nhớ.
* Hoạt động trò chơi ( tùy vào bài GV lựa chọn, tổ chức, bố trí thời gian cho phù hợp)
- Trò chơi: Làm hướng dẫn việc du lịch, chia đội cử ban giám khảo, tiết giới thiệu 1 vài em nói tốt, giới thiệu hay của các đội lên thực hiện. BGK đánh giá nhận xét,
- Trò chơi ô chữ kì diệu ( kèm theo các câu hỏi gợi ý về nội dung bài học)
- Trò chơi hái hoa dân chủ (tiết ôn tập) chia lớp thành nhiều đội, cử HS dẫn chương
trình, làm ban giám khảo. Đại diện nhóm bốc thăm và trả lời câu hỏi. Ban giám khảo nhận xét, đánh giá xếp hạng.
4.4. Củng cố:
- GV nêu câu hỏi để HS hệ thống nội dung chính của bài, thiết lập sơ đồ và thuyết minh về nội dung ghi trong đó,
- Giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS,
- Liên hệ……….
VII. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC:
* Về chất lượng: Từ đầu năm học đến cuối năm học 2012-2013.
Qua kiểm tra dạy phân môn Lịch sử & Địa lí tôi đã thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt; cụ thể điểm như sau:
Thời gian
9 -10 ĐI
7-8 ĐIỂM
5-6 ĐIỂM
DƯỚI 5 ĐIỂM
Học kì I
0
4
15
3
Cuối năm
9
10
3
0
* Kết quả về tình cảm bộ môn:
Nay các em đã thấy được tầm quan trọng của môn học từ đó các em đã yêu thích, hứng thú học hơn.
* Kết quả năng lực học tập của học sinh:
Tự tin, chủ động hơn, phát huy tính tích cực của mình trong giờ học. từ đó các em thêm yêu quý quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
VIII. PHẦN KẾT LUẬN.
Qua chuyên đề trên chúng ta thấy việc sử dụng các phương pháp dạy học cho HS đối với môn Lịch sử và Địa lí cũng quan trọng không kém các môn học khác. Giáo viên phải hình thành cụ thể, rõ ràng, có lôgic, không được đưa các em vào thế áp đặt, phải để các em làm chủ bài học, làm chủ kiến thức của mình, để từ đó các em chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng một cách hiệu quả nhất. Đây là cơ hội để tiếp tục phát triển năng lực, kĩ năng quan sát, sử dụng, nhận xét, so sánh, phân tích, tiếp tục phát triển khả năng diễn đạt và tập suy luận theo mục tiêu của môn học. Từ đó bồi dưỡng cho các em tình yêu thiên nhiên, đất nước, yêu con người và có ý thức bảo vệ môi trường.
Qua thực hiện giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa, môn Lịch sử và Địa lí thì hầu hết GV đã tiếp cận được phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của HS, phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học, tổ chức giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. HS đã lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, các kĩ năng được hình thành. Chất lượng dạy học được khẳng định ngày càng vững chấc, ổn định.
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ giáo viên; chúng tôi đã rút ra được một số thuận lợi và khó khăn sau:
a) Thuận lợi:
- Học sinh có kĩ năng nhận xét, so sánh, phân tích.
- Học sinh không bị thụ động, không bị áp đạt kiến thức.
- HS tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức, tự tìm tòi để phát hiện kiến thức mới.
Từ đó các em dễ dàng rút ra khái niệm, nội dung chính của bài học giúp các em hiểu, nhớ và vận dụng tốt hơn.
b) Khó khăn:
- Có giáo viên thiếu sự đầu tư về thiết bị, đồ dùng trực quan để phục vụ cho việc dạy học cho HS.
- Một số GV đưa kiến thức một cách áp đạt dẫn đến HS tiếp thu một cách thụ
động, học vẹt không nắm vững trọng tâm để chủ động kiến thức.
- Do 1 số HS không chủ động nên chưa nắm vững kiến thức, chưa làm chủ kiến thức dẫn đến mau quên và khó vận dụng .
- Một số HS chưa biết cách chuẩn bị đồ dùng để phục vụ cho việc học tập của mình.
* Từ những bài học kinh nghiệm trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số BP, giải pháp sau:
XI. MỘT SỐ BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP.
Một là : Thay đổi tư duy dạy học. Gắn cho người dạy vai trò xây dựng kế hoạch,
hướng dẫn hoạt động và hợp tác, kèm cặp và giúp đỡ giúp HS tích cực, tự giác, năng động khám phá nguồn tri thức với sự định hướng, giúp đỡ của GV.
Hai là : Nắm vững nội dung chương trình và đặc trưng phương pháp bộ môn. Vận dụng linh hoạt và phối hợp các hình thức, phương pháp dạy - học để không chỉ giúp học sinh nắm được trí thức vào việc giải quyết các nhiệm vụ khác nhau mà qua đó cũng hình thành ở học sinh tính linh hoạt, tính mềm dẻo của tư duy… Hướng dẫn HS chuẩn bị sẵn các đồ dùng học tập như tranh ảnh, lược đồ, … GV cần phải chuẩn bị kỹ các phương tiện và đồ dùng dạy học, … hệ thống câu hỏi gợi ý phù hợp với các trình độ của học sinh lớp mình. Lời nói GV hấp dẫn, sinh động với những ngôn ngữ giàu hình ảnh, gần gũi với HS. Các câu hỏi được thể hiện dưới nhiều hình thức: Tự luận, trắc nghiệm. Các tiết học GV lồng ghép với các hoạt động ngoài giờ lên lớp gắn với một vấn đề này hay vấn đề khác của chương trình lịch sử và địa lí, như: Thi đố, trò chơi, dạ hội , kể chuyện, miêu tả việc sinh hoạt có kế hoạch, có nội dung, có phương pháp thích hợp sẽ đem lại kết quả lớn trong học tập, góp phần làm cho tiết học trở nên sinh động, kích thích trí tượng tượng, trí nhớ … của học sinh như vậy sẽ thu được thành công.
Ba là : Giáo viên sắp xếp thời gian phù hợp, đặt tình huống hợp lí để các em tự suy nghĩ và tự giải quyết – tránh sự khuôn mẫu, giống nhau giữa các bài tập.
Bốn là: Việc bao quát lớp, quan tâm đều đến các đối tượng học sinh, nhất những em yếu, kém, trung bình về học lực. Cần gọi các em thường xuyên nêu ý kiến, nhận xét, phát biểu ý kiến tạo cho các em sự tự tin. Tránh sự nóng nảy, chê bai khi các em làm sai mà phải hướng dẫn một cách có hệ thống từ dễ đến khó cho đến khi các em liên hệ, hiểu được để tạo cho các em biết bận rộn suy nghĩ tư duy để được giáo viên gọi. Nên đa dạng hóa kiểm tra như: nói, viết, vẽ, kể, miêu tả
* Một số đề xuất:
- Đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học nhất là máy để có thể dạy giáo án điện tử, tư liệu về lịch sử và địa lí, bản đồ, tranh ảnh vv...
- GV cần nâng cao nhận thức về phân môn lịch sử và địa lí nhằm giúp các em nhận thức được một cách đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của môn học, nhằm nâng cao hiệu quả.
- Ngoài việc giảng dạy Đội cần thường xuyên phối kết hợp với địa phương, các đoàn thể, những người có kiến thức về lịch sử và địa lí tổ chức sinh hoạt các buổi ngoại khóa, những buổi nói chuyện về kiến thức lịch sử & địa lí để HS hiểu thêm về lịch sử và địa lí Việt Nam cũng như kiến thức lịch sử và địa lí địa phương. Ngoài giờ học chính khóa nên tổ chức những buổi ngoại khóa, tham quan dã ngoại mang tính thực tế hơn .
* Từ cơ sở lí thuyết đến thực tiễn giảng dạy lớp 4 môn Lịch sử và Địa lí.Tôi đã thu được kết quả nhất định. Do điều kiện biên soạn và thử nghiệm của giáo viên còn hạn hẹp chuyên đề sẽ chưa được hoàn hảo. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo nhà trường và các bạn đồng nghiệp để chuyên đề có tính khả thi và đạt hiệu quả cao khi dạy môn Lịch sử và Địa lí góp phần phát triển toàn diện cho học sinh.
Xin chân thành cảm ơn !
Buôn Đôn, ngày 07 tháng 12 năm 2013
File đính kèm:
- CHUYEN ĐE MON LICH SU VA ĐIA LILOP BON.doc