Giáo án Lớp 4 Tuần 1 Năm học 2005-2006

1. Kĩ năng: Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật( chú bé mồ côi, nhà vua) với lời kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu hỏi và câu kể.

2. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thật.

3. Thái độ: Giáo dục lòng trung thực, thẳng thắn.

 

doc21 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 912 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 1 Năm học 2005-2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p thành 3 nhóm. Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ: Nhóm 1: Thảo luận về: - Cách chọn thức ăn tươi, sạch. - Cách nhận ra thức ăn ôi, héo... Nhóm 2: thảo luận về: - Cách chon đồ hộp và chon những thức ăn được đóng gói Nhóm 3: thảo luận về - Sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ nấu ăn. - Sự cần thiết phải nấu thức ăn chín. Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm lên trình bày, mang theo những vật đã chuẩn bị để giới thiệu và minh hoạ cho ý kiến của mình Kết luận : Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ. Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ nấu ăn. Thức ăn được nấu chín. Nấu xong nên ăn ngay. Thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản dúng cách. 3. Củng cố, dặn dò - HS đọc mục bạn cần biết - Gv nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau “ Một số cách bảo quản thức ăn” ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Soạn 25/9 Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2005 Tập làm văn đoạn văn trong bài văn kể chuyện I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện. 2. Kỹ năng: Vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện. 3. Thái độ: Tích cực học tập, có tinh thần hợp tác học tập II. Đồ dùng dạy – học - Một số tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 1,2 3 phần nhận xét, để khoảng trống để HS làm bài theo nhóm III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ B. Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài( 1phút): Sau khi đã luyện tập xây dựng cốt truyện, các em sẽ học về đoạn văn để có những hiểu biết ban đầu về đoạn văn KC. Từ đó biết vận dụng những hiểu biết đã có, tập tạo lập đoạn văn kể chuyện. 2. Hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới ( 5-10 phút ) a.Hướng dẫn HS nhận xét. Bài tập 1,2: Tổ chức thảo luận theo cặp. - HS đọc yêu cầu của bài. - GV phát phiếu giao nhiệm vụ cho HS. - HS đọc thầm chuyện Những hạt thóc giống. Từng cặp trao đổi làm bài trên phiếu học tập. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. - Cả lớp và Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng: bài tập 1 a.Những sự việc tạo thành cốt chuyện Những hạt thóc giống: -Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế: luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho. -Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm -Sự việc 3: Chôm dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người. -Sự việc 4: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực, dũng cảm; đã quyết định truyền ngôi cho Chôm b.Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn - Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 ( 3 dòng đầu) - Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 ( 2 dòng tiếp) - Sự việc 3 được kể trong đoạn 3 ( 8 dòng tiép) - Sự việc 4 được kể trong đoạn 4 ( 4 dòng còn lại) Bài tập 2: Dấu hiệu giúp nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn: - Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. - Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng. - GV nói thêm: Có khi xuống dòng vẫn chưa hết đoạn văn VD đoạn hai truyện Những hạt thóc giống có mấy lời thoại phải mấy lần xuống dòng mới kết thúc đoạn văn. Nhưng đã hết đoạn văn thì phải xuống dòng. Bài tập 3:làm việc cả lớp - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS suy ghĩ nêu nhận xét rút ra từ hai bài tập trên: + Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện là một sự việc trong một chuỗi sự việclàm lòng cốt cho diễn biến của truyện. - Hết một đoạn văn, cần phải chấm xuống dòng. b.Hướng dẫn HS ghi nhớ - Ba HS đọc nội dung cần ghi nhớ - Gv nhắc HS học thuộc phần ghi nhớ 3. Hướng dẫn HS Luyện tập ( 25 phút ) - Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập. - GV giải thích thêm: Ba đoạn văn này nói về một em bé vừa hiếu thuận vừa thật thà, trung thực. Em lo thiếu tiền mua thuốc cho mẹ, nhưng lại thật thà trả lại đồ của người khác đánh rơi . Yêu cầu của bài là: đoạn 1,2 đã viết hoàn chỉnh đoạn 3 chỉ có phần mở đầu, kết thúc, chưa viết phần thân đoạn. các em phải viết phần thân đoạn còn thiếu để hoàn chỉnh đoạn 3. - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, tưởng tượng để viết bổ sung phần thân đoạn. - Một số HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm của mình. - Cả lớp và Gv nhận xét. - GV khen ngợi chấm điểm đoạn viết tốt. 4. Củng cố, dặn dò( 1-2 phút ) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về học thuộc nội dung phần ghi nhớ của bài học; viết vào vở đoạn văn thứ 2 với cả ba phần: mở đầu, thân đoạn, kết thúc đã hoàn chỉnh. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Toán Tiết 25: biểu đồ ( tiếp theo) I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức: Bước đầu nhận biết về biểu đồ cột. Biết đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ cột. 2. Kỹ năng: Bước đầu xử lí số liệu trên biểu đồ cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản 3. Thái độ: tích cực học tập, II. Đồ dùng dạy học - Biểu đồ cột về “ Số chuột bốn thôn đã diệt được” - Biểu đồ trong bài tập 2 vẽ trên bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: HS nói lại số liệu trên biểu đồ bài tập 1 trang 29 B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: làm quen với biểu đồ cột - GV cho HS quan sát biểu đồ “Số chuột bốn thôn đã diệt được” - GV nêu câu hỏi dể HS tự phát hiện: - Tên của bốn thôn nêu trên biểu đồ. - ý nghĩa của mỗi cột trên biểu đồ. cách đọc số liệu biểu diễn trên mỗi cột. - Cột cao hơn biểu diễn số chuột nhiều hơn, cột thấp hơn biểu diến số chuột ít hơn. 3. Thực hành Bài tập 1: làm việc cả lớp - HS tìm hiểu yêu cầu bài tập - GV hỏi 3 câu của bài. HS trả lời trước lớp. - GV hỏi thêm trong khối lớp 4 lớp nào trồng được nhièu cây nhất? + Những lớp nào trồng ít hơn 40 cây? Bài tập 2:Làm việc cá nhân - GV treo bảng phụ có vẽ biểu đồ cho HS quan sát rồi gọi 1 hS lên làm câu a. - HS tìm hiểu yêu cầu của câu b. - Cả lớp làm bài vào vở ý 1,2 của câu b. - Đại diện 2 em lên chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng. 4. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại các số liệu trong biểu đồ cột trang 30 SGK. - GV nhận xét tiết học. Dặn về làm tiếp phần còn lại của bài 1, 2 trong giờ tự học buổi chiều ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Đạo đức biết bày tỏ ý kiến I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức: HS có khả năng nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. 2. Kỹ năng: Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường 3. Thái độ: Biết tôn trọng ý kiến của những người khác II. Tài liệu và phương tiện - SGK đạo đức 4 III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại ghi nhớ bài “ Vượt khó trong học tập” và liên hệ bản thân B. Dạy bài mới 1. Khởi động: Trò chơi “Diễn tả” a. cách chơi: GV chia Hs thành 4 nhóm và giao cho mỗi nhóm một đồ vật. Mỗi nhóm ngồi thành vòng tròn và lần lượt từng người trong nhóm vừa cầm đồ vật quan sát, vừa nêu nhận xét của mình về đồ vật ấy. b. Thảo luận: ý kiến của các nhóm về đồ vật có giống nhau không? c. GV kết luận: Mỗi người có thể có ý kiến khác, nhận xét nhau về cùng một sự vật. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài Hoạt động 1: Thảo luận nhóm( câu 1 và 2 trang 9 SGK) Mục tiêu: HS nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em Tiến hành:- GV chia HS thành 4 nhóm giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống trong SGK - Các nhóm thảo luận - Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Thảo luận chung cả lớp câu hỏi 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em đến lớp. Kết kuận: Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiẻu vè khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kién của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hiểu và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và của trẻ em nói chung. - Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình. Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp ( bài tập 1 SGK) Mục tiêu: HS biết bày tỏ ý kiến trước hành vi của người khác. Tiến hành: Một HS nêu yêu cầu của bài tập - HS thảo luận theo cặp - Một số em trình bày két quả . các em khác nhận xét bổ sung. GV Kết kuận: Việc làm của bạn Dung là đúng vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng. Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp ( bài tập 2 SGK) Mục tiêu: HS bày tỏ ý kiến Tiến hành: - GV hướng dẫn HS cách bày tỏ ý kiến thông qua các thẻ màu; + Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành. + Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối + Màu vàng: biểu lộ thái độ phân vân lưỡng lự - GV làn lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2. HS biểu lộ thái độ theo cách dã qui ước. - GV uêy cầu HS giải thích lí do - Thảo luận chung cả lớp. GV Kết kuận: Các ý kiến (a), (b), ( c), (d) là đúng. ý kiến ( đ) là saivì chỉ có những mong muốn thực sự có lợi cho sự phát triển của chính các em và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, của đất nước mới cần được thực hiện. - Một số em đọc phần ghi nhớ SGK. Hoạt động tiếp nối - Thực hiện yêu cầu bài tập 4 SGK. - Một số em tập tiểu phẩm “ Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa” ---------------------------------------------------------------------------------------------------- sinh hoạt tập thể 1.ổn định tổ chức vui văn nghệ - GV cho HS thi hát một số bài đã học 2. Nội dung sinh hoạt a. Các tổ trưởng lên báo cáo kết quả thi đua của tổ trong tuần. b. Lớp trưởng tổng hợp kết quả thi đua của cả lớp và nhận xét đánh giá về tình hình học tập của lớp tuần qua. c. GV nhận xét đánh giá + Nhận xét về nề nếp học tập + Nhận xét về kết quả học tập + Nhận xét về các mặt hoạt động 3. Phương hướng tuần sau - Phát động thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 - Xây dựng đôi bạn cùng tiến. - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 ----------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao an lop4 tuan 5.doc
Giáo án liên quan