Phương pháp dạy học Mĩ thuật - Phần 2

TIỂU MÔ ĐUN 2: VẼTRANG TRÍ - 30 tiết (6; 24)

~MỤC TIÊU

Kiến thức

- Nắm được được một sốkiến thức cơbản vềtrang trí: Những kiến thức chung, cách

sửdụng màu vẽ, cách vẽhọa tiết, cách thực hiện bài trang trí cơbản và bài trang trí ứng

dụng đơn giản.

- Phân biệt được trang trí cơbản và trang trí ứng dụng.

- Hiểu được giá trịcủa mĩthuật cổdân tộc.

Kỹnăng

- Rèn luyện các kỹnăng sửdụng màu, vẽhọa tiết, trang trí cơbản và trang trí ứng

dụng

- Vẽ được các bài trang trí theo chương trình.

Thái độ

- Yêu quý và trân trọng cái đẹp.

- Có thịhiếu thẩm mĩ đúng đắn.

- Yêu thích trang trí, thểhiện thái độnhiệt tình, tích cực trong dạy - học trang trí

pdf37 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp dạy học Mĩ thuật - Phần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Có đủ độ đậm nhạt - Kích thước: Hình vuông có cạnh = 20cm, hình tròn R = 20cm, hình chữ nhật kích thước: 30cm x 20cm, đường diềm kích thước: 10cm x 30cm. - Thời gian hoàn thành một bài: 4 tiết. " Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Thực hành bài trang trí hình vuông Chủ đề của bài trang trí: Tự chọn. Kích thước: Hình vuông có cạnh = 20cm Chất liệu: màu bột hoặc màu nước Thời gian: 3 tiết / bài ở trên lớp va øhoàn thành bài thực hành ngoài giờ Yêu cầu của bài vẽ: - Bài vẽ có bố cục cân đối, có nhịp điệu. - Họa tiết hợp lý, có chính, phụ, mảng trống có hình. - Màu sắc phù hợp với chủ đề. - Có đủ độ đậm nhạt Nhiệm vụ 2: Thực hành bài trang trí hình tròn Chủ đề của bài trang trí: Tự chọn Kích thước: Hình tròn đường kính = 20cm Chất liệu: màu bột hoặc màu nước Thời gian: 3 tiết / bài ở trên lớp và hoàn thành bài thực hành ngoài giờ Yêu cầu của bài vẽ: - Bài vẽ có bố cục cân đối, có nhịp điệu. - Họa tiết hợp lý, có chính, phụ, mảng trống có hình. - Màu sắc phù hợp với chủ đề. - Có đủ độ đậm nhạt - Nhiệm vụ 3: Thực hành bài Trang trí hình chữ nhật. Chủ đề của bài trang trí: Tự chọn Kích thước: Hình chữ nhật kích thước: 30cm x 20cm Chất liệu: màu bột hoặc màu nước Thời gian: 3 tiết / bài ở trên lớp vàhoàn thành bài thực hành ngoài giờ Yêu cầu của bài vẽ: - Bài vẽ có bố cục cân đối, có nhịp điệu. - Họa tiết hợp lý, có chính, phụ, mảng trống có hình. - Màu sắc phù hợp với chủ đề. - Có đủ độ đậm nhạt - Nhiệm vụ 4: Thực hành bài trang trí đường diềm Chủ đề của bài trang trí: Tự chọn Kích thước: Đường diềm kích thước: 15cm x 45cm Chất liệu: màu bột hoặc màu nước Thời gian: 4 tiết / bài ở trên lớp và hoàn thành bài thực hành ngoài giờ Yêu cầu của bài vẽ: - Bài vẽ có bố cục cân đối, có nhịp điệu. - Họa tiết hợp lý, có chính, phụ, mảng trống có hình. - Màu sắc phù hợp với chủ đề. - Có đủ độ đậm nhạt - Thể hiện được đặc trưng của trang trí đường diềm. Đánh giá hoạt động 5 Bạn hãy dựa vào tiêu chí đánh giá ở thông tin phản hồi để tự đánh giá bài thực hành của mình. Hoạt động 6: Thực hành ứng dụng trang trí hội trường ³ Thông tin cho hoạt động 6 Trang trí hội trường là cộng việc mà bất kỳ cơ quan, trường học nào cũng có nhu cầu thực hiện. Vì vậy việc vận dụng kiến thức đã học để trang trí hội trường cho một buổi lễ là hoạt động thiết thực, cần tìm hiểu. Muốn làm tốt công việc này các bạn phải nắm được những yêu cầu của trang trí hội trường là: Làm cho hội trường đẹp, trang trọng, thể hiện được nội dung của buổi lễ. Trang trí hội trường đẹp phải đảm bảo ba yếu tố sau: - Bản thân những vật dụng để trang trí phải đẹp và có màu sắc hợp lý: Cờ, phông không cũ và không nhàu, ảnh, tượng Bác (nếu có yêu cầu) phải mới – nếu tượng cũ thì phải sơn lại, chữ phải đẹp, kiểu chữ, màu sắc của chữ phải phù hợp với nội dung buổi lễ và đối tượng phục vụ. Ví dụ mảng chữ cho buổi lễ ở cung thiếu nhi hay trường mầm non thì nên sử dụng màu sắc tươi vui, kiểu chữ không quá trang nghiêm, nhưng mảng chữ trong trang trí hội trường cho đại hội đảng, đoàn… thì kiểu chữ phải nghiêm trang, màu sắc trang nhã, đơn giản, không sử dụng quá nhiều màu. - Phải có sự cân đối giữa các vật dụng trang trí và phông chính. Ví dụ: Cờ, tượng (hoặc ảnh) Bác Hồ, bục tượng, biểu trưng (nếu có) và mảng chữ phải cân đối so với phông chính. Bản thân mỗi vật dụng trang trang trí có đẹp đến mấy nhưng không có sự cân đối, cái quá to, cái quá nhỏ thì không thể hoà hợp để tạo nên vẻ đẹp - Phải sắp xếp: Cờ, tượng (hoặc ảnh) Bác Hồ, bục tượng, biểu trưng (nếu có) và mảng chữ một cách hợp lý. Cờ nước và tượng Bác phải đặt ở vị trí trang trọng, không nên bố cục dàn trải các vật dụng trang trí ra sát mép ngoài của phông hoặc dồn nén vào giữa phông. Nội dung của buổi lễ được thể hiện qua nội dung mảng chữ, biểu trưng, và cách bố cục trên phông chính và không gian chung. Ví dụ: Đại hội Đoàn TNCSHCM có thể dùng huy hiệu đoàn làm biểu trưng, tương tự như thế với các tổ chức Đảng, Công đoàn, Thiếu niên… Cách thức bố cục trang trí sẽ tạo nên vẻ nghiêm trang hay nhẹ nhàng của buổi lễ. Ví dụ mảng chữ in màu trắng dán ngay ngắn, thẳng hàng sẽ tạo cảm giác nghiêm trang, mảng chữ dán uốn lượn với kiểu chữ mềm mại màu sắc tươi tắn tạo cảm giác nhẹ nhàng… Không khí trang trọng phụ thuộc vào sự nghiêm túc trong trang trí phông chính và không gian chung - Muốn thực hiện được các yêu cầu trên các bạn cần đo chính xác kích thước của phông chính và quan sát không gian chung rồi thống kê các vật liệu cần thiết để trang trí. Trên cơ sở đó làm phác thảo nhỏ theo đúng tỷ lệ của kích thước phông chính, sắp xếp, bố cục các vật dụng trang trí cho hợp lý và đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ để trên cơ sở đó triển khai thực hiện. - Bạn có thể tham khảo cách trang trí hội trường trong giáo trình trang trí (sách CĐSP) của tác giả: Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Nhung, Phạm Ngọc tới – NXB Gíao dục năm 1999 hay ở chương trình thời sự trong nước và quốc tế của đài truyền hình Việt Nam hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác thường đưa tin về các hội nghị cấp tỉnh thành, cấp quốc gia, quốc tế. Nếu các bạn để ý một chút sẽ nhận ra chỉ riêng cách trình bày quốc kỳ trên phông chính hiện nay so với thời gian trước đã có những bước tiến lớn theo cách nhìn hiện đại, đây là nguồn tư liệu quý và phong phú, hợp với xu thế của thời đại để các bạn tham khảo BÀI TRANG TRÍ HỘI TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN CĐSPMG TW3 19 20 21 Trang trí hội trường của kỳ họp thứ 7 – Quốc hội khóa XI " Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu phương pháp trang trí hội trường Đọc thông tin, quan sát, nhận xét bài mẫu và các kênh thông tin khác để tìm hiểu phương pháp tiến hành một bài trang trí hội trường. Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm 3 người để tìm hiểu kỹ hơn về yêu cầu và phương pháp tiến hành bài trang trí hội trường. Nhiệm vụ 3: Làm phác thảo trang trí hội trường cho một buổi lễ ở trường Tiểu học (lễ khai giảng, đại hội thiếu niên tiền Hồ Chí Minh, lễ phát động thi đua…) Kích thước: giấy A.4 Chất liệu: Chọn một trong các chất liệu màu bột, màu nước, chì màu Thời gian: 3 tiết / bài (hoàn thành bài thực hành ngoài giờ) Yêu cầu của bài thực hành: Phác thảo trang trí hội trường đẹp, trang trọng, thể hiện được nội dung của buổi lễ. Đánh giá hoạt động 6 Các bạn hãy dựa vào tiêu chí đánh giá trong yêu cầu của bài trang trí hội trường để nhận xét, đánh giá bài thực hành cho từng cá nhân. 8 Thông tin phản hồi cho các hoạt động Thông tin phản hồi cho hoạt động 1 Trang trí cơ bản là một trong những môn học chính của nghệ thuật tạo hình, nhằm cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản của nghệ thuật trang trí. Hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật trong trang trí ứng dụng thì họa tiết, đường nét, màu sắc và đậm nhạt… không nhất thiết phải tuân theo nguyên tắc cơ bản của bố cục trang trí, miễn sao tạo được hiệu quả đẹp mắt, ưa nhìn là được, hình trang trí có thể chỉ xem được từ một hướng nhất định như xem tranh. Trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật trong trang trí cơ bản thì việc sắp xếp các họa tiết, đường nét hình mảng và đậm nhạt… thường phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của bố cục trang trí. Hình trang trí có thể xem được từ mọi phía mà vẫn tạo hiệu quả thị giác như nhau, không cảm thấy có chiều xuôi, chiều ngược Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 Bài trang trí đường diềm có hòa sắc lạnh điểm nóng đã vận dụng sáng tạo các nguyên tắc cơ bản của bố cục trang trí. Các hình mảng, đường nét, màu sắc và đậm nhạt tạo được sự cân đối hài hoà trong chỉnh thể. Hoạ tiết hoa cách điệu là mảng chính thể hiện bằng sắc độ vàng nhạt sáng nhất được xen kẽ và nhắc lại bởi hoạ tiết bướm có sắc tím dịu bổ túc trên nền đậm, trầm của mảng phụ để tạo nên nhịp điệu chạy dài liên tục, những chi tiết có sắc độ sáng của mắt và râu bướm được thể hiện chính xác, công phu như càng được tôn vẻ đẹp bởi sự đơn giản của mảng nền trầm. Cung bậc của sắc màu và đậm nhạt, nhịp điệu của hình mảng và đường nét hoà quyện với nhau tạo nên một vẻ đẹp dịu dàng, không cầu kỳ mà ưa nhìn khiến ta ngắm hoài không chán mắt. Thông tin phản hồi cho hoạt động 3 Sự khác nhau Sự giống nhau Tên hình trang trí Cấu trúc Nguyên tắc trang trí Sử dụng họa tiết, đậm nhạt, màu sắc Phương pháp làm bài Trang trí đường diềm - Giới hạn 2 đường song song - Kéo dài vô hạn - Nhịp điệu hình sin - Cân đối, đăng đối, xen kẽ, nhắc lại, phá thế… Giống nhau Theo phương pháp cơ bản Trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật. - Khép kín - Trọn vẹn - Hướng tâm - Cân đối, đăng đối, xen kẽ, nhắc lại, phá thế… Giống nhau Theo phương pháp cơ bản Thông tin phản hồi cho hoạt động 4 Bạn có thể so sánh bài tập của mình với bài mẫu xem đã vận dụng các nguyên tắc trang trí một cách nhuần nhuyễn chưa Thông tin phản hồi cho hoạt động 5 Bạn hãy tự đánh giá bài vẽ của mình theo tiêu chí đánh giá sau: - Bài vẽ có bố cục hài hoà cân đối, có nhịp điệu. - Họa tiết phù hợp, có chính, phụ, mảng trống có hình. - Màu sắc phù hợp với chủ đề. - Có đủ độ đậm nhạt. Thông tin phản hồi cho hoạt động 6 Bạn có thể so sánh bài tập của mình với bài mẫu và trao đổi trong nhóm để đánh giá xem bài thực hành của bạn đã làm cho hội trường đẹp, trang trọng và thể hiện được nội dung của buổi lễ chưa? V. ĐÁNH GIÁ SAU KHI HỌC XONG TIỂU MÔ ĐUN Mĩ thuật nói chung, trang trí nói riêng là môn thực hành, nên việc đánh giá tiểu mô đun này được thực hiện qua các bài thực hành, ở đó bạn đã vận dụng tất cả tri thức, kinh nghiệm có được trong quá trình học tập của mình, vì vậy kết quả học tập của bạn sau mỗi tiểu mô đun đã phản ánh đúng khả năng học tập của bạn về nhận thức và thực hành. Vấn đề ở chỗ, bạn đã thực sự nghiêm túc để nhận xét, đánh giá cái được và chưa được về kết quả học tập của mình chưa? để có được điều này, bạn hãy cùng đồng nghiệp thảo luận, đánh giá thật rõ ràng, khách quan.

File đính kèm:

  • pdfPhuong phap day hoc mi thuat Phan 2.pdf
Giáo án liên quan