Phát triển nhận thức: Đo lường nước

+ Kiến thức:

 - Trẻ biết đo và nhận biết được kết quả đo. So sánh và diễn đạt kết quả đo

+Kỹ năng :

 - Luyện kỹ năng khéo léo khi đong đo, không bị đổ nước.

 - Phát huy tính tích cực, phát triển tư duy, quan sát, ghi nhớ có chủ định. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

+Thái độ:

 - Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ nguồn nước sạch và tiết kiệm nước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 11625 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển nhận thức: Đo lường nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PTNT: Đo lường nước I. Kết quả mong đợi: + Kiến thức: - Trẻ biết đo và nhận biết được kết quả đo. So sánh và diễn đạt kết quả đo +Kỹ năng : - Luyện kỹ năng khéo léo khi đong đo, không bị đổ nước. - Phát huy tính tích cực, phát triển tư duy, quan sát, ghi nhớ có chủ định. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. +Thái độ: - Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ nguồn nước sạch và tiết kiệm nước. II. Chuẩn bị: - Nhạc đàn bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”. - Mỗi trẻ một cái phễu, một cái cốc, thẻ số từ 1-5. Chậu đựng nước, nước, 2 chai đựng nước có kích thước khác nhau. - 2 cái xô đựng nước, 2 cái xô nhỏ xách nước, 2 lọ đựng nước. - Bút lông màu xanh. III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô 1. Tạo cảm xúc- Gây hứng thú: - Cô rung xắc xô trẻ lại xung quanh cô hát bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”. - Mưa mang đến cho ta điều gì? - Các con nhìn thấy nước ở đâu? - Nước dùng để làm gì? - Để bảo vệ, giữ gìn nguồn nước sạch các con thì phải làm gì? * Giáo dục: Nước rất có ích, nước dùng để ăn, để uống, để sinh hoạt phục vụ cho cuộc sống của con người, cây cỏ hoa lá, con vật…. Để bảo vệ nguồn nước luôn được sạch, thì các con không được vứt rác bừa bãi xuống nguồn nước, dòng sông, ao hồ làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến đời sống con người và thế giới xung quanh . Khi sử dụng nước thì phải tiết kiệm. - Cô cho trẻ đọc bài thơ :” nước”. 2. Nội dung: 2.1. Dạy trẻ cách đo lường + Ở nhà các bố mẹ các con đựng nước vào đâu? - Trong mỗi gia đình đều chứa nước vào các dụng cụ riêng, hôm nay cô cháu mình cùng đo lường xem dụng cụ như thế nào đựng được nhiều nước, dụng cụ nào thì đựng ít nước. - Nhìn xem cô có những đồ dùng gì để đo lường? - Các con thử đoán xem khi cô đựng nước vào 2 chai này thì lượng nước ở các chai như thế nào? - Để biết lượng nước ở các chai này như thế nào chúng mình cùng thao tác đo lường - Trên bàn các con cũng có những dụng cụ đo lường giống cô. Bây giờ cô cháu mình cùng thực hiện thao tác đo lường nước vào chai. - Mỗi lần đong nước vào chai thì phải sử dụng dụng cụ đo là cái cốc, đong nước sao cho cốc nước đầy và đổ vào chai , vừa đổ vừa đếm đến khi đầy chai, chọn thẻ số tương ứng với số lần đong. * Lưu ý: (Khi đổ các con chú ý đổ đừng tràn ra ngoài vì chúng mình phải luôn tiết kiệm nước). - Cô và trẻ đong chai thứ nhất. + Các con đong được mấy cốc nào? + Tương ứng thẻ số mấy? - Cho trẻ đong chai thứ hai + Chai thứ hai con đong được mấy cốc nước để đầy chai? + Tương ướng thẻ số mấy? - Cho trẻ quan sát và so sánh nhận xét về 2 chai nước vừa được đong. + Trẻ nhận xét gì về chai nước nào? + Vì sao? + Chai nước có vòng màu xanh có lượng nước như thế nào? + Chai nước có vòng màu đỏ có lượng nước như thế nào? * Cô khái quát lại thao tác đo lường, và kết quả đo. - Khi sử dụng cùng một đơn vị đong, nhưng số lần đong vào mỗi chai khác nhau thì cho ta kết quả khác nhau về lượng nước chứa trong mỗi chai. - - Nếu chai có số lần đong nhiều hơn thì chai đó đựng được nhiều nước hơn, nếu chai có số lượng đong ít lần hơn thì chai đó đựng được ít nước hơn. * Giáo dục : Biết tiết kiệm nước, không làm nước bị đổ, tràn ra ngoài khi sử dụng trong sinh hoạt. 2.2: Trò chơi luyện tập: Trò chơi 1: “Bé khéo léo” - Cô nêu luật chơi, cách chơi: + Luật chơi: Khi làm rơi xô nước, hoăc dẫm lên vạch kẻ đường hẹp thì bị loại 1 lần chơi. + Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, nhiệm vụ của mỗi thành viên trong đội lấy xô nước nhỏ xíu múc đầy nước đi theo đường hẹp lên đổ vào bình đựng nước, mỗi lần đổ dùng bút vạch mức nước dâng lên, chạy về vạch xuất phát chuyển xô cho bạn tiếp theo và chạy về cuối hàng. Trong thời gian là một bản nhạc, đội nào chơi đúng luật và có số lần chuyển nước nhiều hơn thì đội đó thằng cuộc. Trò chơi 2: Cửa hàng bán nước giải khát - Cô nêu tên trò chơi - Hướng dẫn cách chơi - Trẻ chia thành 3 nhóm chơi - Cô nhận xét kết quả 2. Kết thúc: - Cho trẻ chơi trò chơi “ Trời mưa” Hoạt động của trẻ - Trẻ lại xung quanh cô cùng hát với nhạc bài hát. - Nước - Sông, suối, biển, ao hồ, giếng - Nước để tắm giặt, để ăn, để uống và phục vụ đời sống sinh hoạt cho con người. Cho cây cối, hoa lá tuơi tốt, con vật. - Không vướt rác bừa bãi xuống ao hồ sông suối. - Trẻ lắng nghe -Trẻ đọc thơ kết hợp về chỗ ngồi bàn. - Bình, xô chậu… - Trẻ lắng nghe - Chai, cốc, phểu,…., nước - Trẻ đoán - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện thao tác đo lường. - Trẻ trả lời. - Trẻ chọn thẻ số tương ứng - Trẻ đong chai thứ 2 - Trẻ nói số lần đong - Chọn thẻ số tương ứng - 2 chai không bằng nhau - Số lần đong nước vào chai không bằng nhau. - Chai nước có vòng màu xanh đong được 4 cốc. - Chai nước có vòng màu đỏ đong được 5 cốc. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi 1-2 lần. - Trẻ chia nước thành các cốc nhỏ và nói kết quả.

File đính kèm:

  • docLQVT Do luong nuoc 4T.doc