MỤC LỤC
Trang
Mục lục 1
Danh mục các chữ viết tắt 2
A. Mở đầu
I. Đặt vấn đề 3
1. Thực trạng của việc giảng dạy . 3
2. Ý nghĩa của tác dụng . 3
3. Phạm vi nghiên cứu . 4
II. Phương pháp tiến hành 4
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 4
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp 5
B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu 5
II. Giải pháp của đề tài 5
1. Thuyết minh tính mới 5
1.1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước khi tiến hành. 6
1.2. Những yêu cầu của bài tập trong giờ luyện tập. 6
1.3. Cách đưa nội dung trong một giờ luyện tâp. 7
1.4. Hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh. 7
2. Khả năng áp dụng 13
3. Lợi ích kinh tế - xã hội 13
C. KẾT LUẬN 14
Kiến nghị đề xuất 14
16 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2834 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết Luyện tập môn Hóa học bậc THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ?
Còn metan, etilen và axetilen bằng cách nào để nhận ra chúng, cả hai etilen và axetilen đều làm mất màu nước brom, nhưng khác nhau ở điểm nào ? (một phân tử axtilen có khả năng cộng 2 phân tử brom trong khi một phân tử etilen chỉ có khả năng cộng với một phân tử brom, từ đó suy ra axetilen làm mất màu brom nhiều hơn etilen) . Đối với các lớp có nhiều HS khá giỏi , giáo viên có thể bổ sung thêm phương pháp nhận biết giữa C2H4 và C2H2 bằng phản ứng thế của C2H2 với dung dịch AgNO3 / NH3 , dấu hiệu là xuất hiện kết tủa vàng của Axetilua bạc .
Bài tập 2 : Củng cố tính chất hóa học của các chất
Viết các phương trình phản ứng thực hiện các biến hóa theo sơ đồ sau :
C6H6 C6H5Br
CaC2 C2H2
C2H4 C2H6 CO2
Giáo viên gợi ý :
– Hãy nhớ lại cách điều chế C2H4
– C2H2 và C2H4 là hidrocacbon chưa no, có khả năng tham gia phản ứng gì ?
– Phản ứng đặc trưng của mọi hidrocacbon là phản ứng gì ? và sản phẩm của phản ứng này ?
– Từ C2H2 người ta điều chế C6H6 bằng cách nào ?
– Phản ứng để chứng tỏ rằng C6H6 là một hidrocacbon chưa no là phản ứng nào?
– (2) và (3) thuộc loại phản ứng gì ? (cộng)
– (4), (5) và (6) thuộc loại phản ứng gì?
( 4 là phản ứng cháy ; 5 :trùng hợp ; 6 : thế )
Qua đó giáo viên nhấn mạnh : phản ứng đặc trưng cho liên kết đơn giữa cacbon và cacbon ( hidrocacbon no ) là phản ứng thế, còn phản ứng đặc trưng cho liên kết đôi và ba ( hidrocacbon chưa no ) là phản ứng cộng.
Bài tập 3 : Học sinh tính toán dựa vào công thức hóa học và phương trình hóa học
Đốt cháy hoàn toàn 3,5 g một khí A , thấy sinh ra 5,6 lít khí CO2 và 4,5 g nước .
Xác định công thức phân tử của A , biết phân tử khối của A là 42 .
Viết công thức cấu tạo của A , biết A làm mất màu dung dịch brom
Tính thể tích oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 3,5 g hợp chất A
Biết thể tích các khí đo ở đktc .
Giáo viên khai thác :
– Đốt cháy A sinh ra CO2 và nước , vậy A có chứa những nguyên tố nào ?
– Muốn biết A có chứa oxi hay không ta phải làm cách nào ?
– Hãy tính khối lượng nguyên tố C có trong 5,6 lít CO2 và khối lượng hiđro có trong 4,5 g nước ?
– Từ đó có kết luận gì về các nguyên tố trong A ?
– Suy ra công thức dạng chung của A là gì ?
– Từ đó lập tỉ lệ về khối lượng của các nguyên tố trong A
Qua đó giáo viên nhắc lại đẳng thức tỉ lệ về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất :
AxByCz
hoặc
– Có công thức phân tử là C3H6 , hãy viết công thức cấu tạo của nó ?
(HS có thể viết công thức cấu tạo của C3H6 bằng cách dự đoán , Giáo viên phải hướng dẫn HS dựa vào công thưc tổng quát của hiđrocacbon chưa no :
Anken : CnH2n
Ankin : CnH2n-2
– Công thức C3H6 tuân theo công thức tổng quát nào ? Từ đó viết công thức cấu tạo của C3H6 ?
Học sinh có thể dễ dàng thực hiện câu C bằng nhiều cách :
Dựa vào số mol CO2 hoặc nước , hoặc C3H6 và phương trình phản ứng để tính số mol của Oxi , từ đó tính thể tích oxi cần dùng
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để tính khối lượng oxi cần dùng , từ đó suy ra thể tích oxi cần dùng
Nhưng như thế thì dài dòng quá , Giáo viên nên hướng dẫn học sinh nhớ lại các chất khí ở cùng điều kiện thì tỉ lệ về số mol chính là tỉ lệ về thể tích , từ đó HS dựa vào PTPƯ để tính rất nhanh .
Ví duï 3 : Khi dạy tiết 66 hóa học lớp 8 : bài luyện tập 8 , là tiết mà học sinh đã học xong các khái niệm về dung dịch, độ tan, nồng độ M, nồng độ % của dung dịch. Giáo viên có thể củng cố các kiến thức đó qua các bài tập sau:
Bài tập 1 : Bài này cho học sinh yếu và trung bình, mục đích củng cố kiến thức về dung dịch, nồng độ M của dung dịch và công thức tính nồng độ M.
Hòa tan 8g NaOH vào nước thu được 500 ml dung dịch. Xác định nồng độ M của dung dịch thu được?
Giáo viên hỏi :
– Dung dịch là gì ?
– Nồng độ M của dung dịch là gì ?
– Xác định lượng chất tan và lương dụng dịch trong bài tập trên.
– Dựa vào công thức tính trên đại lượng nào đã có ? đại lượng nào phải tìm ?
Bài tập 2 : Để củng cố kiến thức về độ tan qua đó đưa ra cho HS công thức tính độ tan mà sách giáo khoa chưa đề cập đến
Bài tập 5 trang 142 sách giáo khoa lớp 8
Ở 18oC hòa tan 53g Na2CO3 vào 250g nước thì được dung dịch bão hòa . Hãy tính độ tan của Na2CO3 ở nhiệt độ đó .
GV gợi ý :
– Nhắc lại độ tan là gì ?
– Xác định chất tan trong bài tập trên ?
– Theo đề bài , trong 250g nước có bao nhiêu gam chất tan ?
– Vậy trong 100gam nước thì hòa tan được bao nhiêu gam KNO3 ?
Qua đó giáo viên hình thành cho các em công thức tính độ tan :
S =
Trong đó : S là độ tan của chất
mct là khối lượng chất tan
mdm là khối lượng dung môi
Bài tập 3 : Bài tập chuyển đổi giữa khối lượng và thể tích dung dịch , qua đó nhắc cho học sinh một công thức quan hệ giữa khối lượng và thể tích (đối với chất rắn và chất lỏng ) mà các em đã học trong vật lý : m = D . V
Trong đó : m là khối lượng của chất hay dung dịch một chất (g)
D là khối lượng riêng của chất hay dung dịch chất (g/ml)
V là thể tích của chất hay dung dịch chất (ml)
Bài tập :
Cho 100ml dung dịch H2SO4 40% có khối lượng riêng là 1,31g/ml . Tính khối lượng H2SO4 có trong dung dịch đó ?
Giáo viên khai thác học sinh :
– Nếu có khối lượng dung dịch H2SO4 40% ta có thể tính được khối lượng H2SO4 có trong dung dịch được không ? áp dụng công thức nào để tính ?
– Có thể tích dung dịch là 100ml và khối lượng riêng dung dịch là 1,31g/ml , ta có thể chuyển thành khối lượng dung dịch được không ? áp dụng công thức nào ?
Bài tập 4 : Củng cố kiến thức về tinh thể hiđrat hóa và nâng cao một bước về khối lượng dung dịch
Hòa tan 50g tinh thể CuSO4 .5H2O vào 450g nước . Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu được ?
Giáo viên khai thác học sinh :
– Tinh thể CuSO4 có chứa 5 phân tử nước ở dạng kết tinh , người ta gọi là tinh thể gì ?
– Khi cho tinh thể này vào nước thì chất tan là chất nào ?
– Trong 50g tinh thể thì khối lượng CuSO4 chiếm bao nhiêu gam ?
– Khối lượng dung dịch được tính như thế nào ?
( HS dễ nhầm lẫn , chỉ lấy khối lượng CuSO4 có trong 50g tinh thể cộng với 450 g nước mà quên mất lượng nước kết tinh tan trong dụng dịch )
2. Khả năng áp dụng :
Bản thân tôi áp dụng “Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết Luyện tập môn Hóa học bậc THCS” qua nhiều năm học , đã góp phần nâng cao chất lượng học tập, giúp học sinh yêu thích bộ môn đặc biệt tăng sự linh hoạt, sáng tạo trong toàn bộ quá trình tư duy.
Hình thành kỹ năng phân tích giải các bài tập hoá học trong các tiết luyện tập , làm cho chất lượng giờ dạy được nâng cao hơn, làm thoả mãn hứng thú của học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức mới nâng cao khả năng tự tìm tòi nghiên cứu của các em, tạo điều kiện cho các em chủ động chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo.
Rèn được kỹ năng này cho học sinh, một phần cũng giúp cho giáo viên năng động sáng tạo, luôn trăn trở tìm ra cái mới đáp ứng được yêu cầu dạy học, nâng cao tay nghề, là một phương pháp tự học, tự bồi dưỡng rất có hiệu quả.
Qua rèn luyện “Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết Luyện tập môn Hóa học bậc THCS” tôi thấy rõ chất lượng được nâng lên cụ thể là:
Kết quả các lần khảo sát học sinh :
Sĩ số
Số lần K/S
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
30
1
2
6,7
6
20
17
56,7
5
16,6
2
5
16,6
9
30
13
43.3
3
10
3
7
23,3
11
36,7
11
36,7
1
3,3
4
9
30
12
40
9
30
0
o
Nhìn vào số liệu giỏi, khá, trung bình, yếu của các lớp qua các lần khảo sát , khi chưa áp dụng và đã áp dụng “Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết Luyện tập môn Hóa học bậc THCS” ta thấy: Số học sinh khá, giỏi tăng, số học sinh trung bình, yếu giảm đặc biệt nhiều học sinh yếu đã vươn lên trung bình, chứng tỏ phương pháp đã có hiệu quả rõ rệt.
3. Lợi ích kinh tế - xã hội :
- “Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết Luyện tập môn Hóa học bậc THCS” có sự hổ trợ của máy chiếu , máy tính , phần mềm PowerPoint đối với các sơ đồ tư duy , giúp cho giáo viên có nhiều thời gian củng cố , khắc sâu kiến thức cho học sinh .
- Học sinh có nhiều hứng thú hơn với môn học , có nhiều khả năng tư duy , sáng tạo trong việc áp dụng kiến thức trong đời sống cũng như trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra của bài học .
C. KẾT LUẬN :
- Trong quá trình giảng dạy thực tế, tôi thấy rằng giờ học nào học sinh được luyện tập nhiều thì giờ học đó học sinh sẽ tiếp thu kiến thức một cách vững vàng.
- Trong quá trình giảng dạy bài tập hoá học, nếu chú trọng rèn tốt tư duy cho sinh thì các em sẽ hiểu, nhớ, vận dụng kiến thức tốt hơn, học sinh sẽ được củng cố hệ thống hoá, mở rộng nâng cao kiến thức đồng thời các kỹ năng cũng được rèn tốt hơn.
- Rèn tốt tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua bài tập hoá học nói riêng và thông qua các loại bài tập nói chung đều góp phần rất tích cực vào việc hình thành nhân cách cho học sinh gồm: Tính chủ động, sáng tạo, niềm tin và ý chí quyết tâm ...
Đó cũng chính là mục tiêu giáo dục con người trong thời đại mới.
* Những kiến nghị đề xuất.
Tổ chức nhiều chuyên đề có chất lượng, có giờ dạy minh hoạ hoặc bằng băng đĩa hình để giáo viên có dịp trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau
Tổ chức các buổi ngoại khoá để các em học sinh trao đổi về cách học tập của mình, phổ biến cách học của mình cho các bạn khác tham khảo.
Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm hoá chất, đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh. Yêu cầu đồ dùng, thiết bị, hoá chất có chất lượng.
Bản thân muốn được tham khảo những sáng kiến của đồng nghiệp để áp dụng trong dạy học.
Người viết
Thaùi Thò Hoàng Vaân
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS. Lê Thị Bưng (chủ biên) , Giáo trình quản lý học đại cương , Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội 2009
PGS.TS. Bùi Minh Hiền (chủ biên) , Quản lý giáo dục , Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 2011 .
GS.TS. Nguyễn Văn Hộ, Lý luận dạy học , Nhà xuất bản Giáo dục 2002.
Lê Xuân Trọng (chủ biên) , Hóa học 8, 9 , Nhà xuất bản Giáo dục 2005
Lê Xuân Trọng (chủ biên) , Bài tập Hóa học 8, 9 , Nhà xuất bản Giáo dục 2005
Nghị quyết Ban chấp hành trung ương Đảng lần IV khóa VII
Một số tài liệu khác có liên quan .
File đính kèm:
- (cô Vân)SKKNPhát huy tính tích cực của học sinh trong tiết luyện tập môn Hóa học bậc THCS .doc