I. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NTHH
1. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn
Kim loại có mặt ở:
- Nhóm IA (trừ hidro), IIA, IIIA (trừ Bo) và một phần các nhóm IVA, VA, VIA.
- Các nhóm B (từ IB VIIIB)
- Họ Lantan và họ Actini
2. Cấu tạo kim loại
a. Cấu tạo nguyên tử:
Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố KL đều có ít e lớp ngoài cùng (1, 2, 3e).
b. Cấu tạo tinh thể:
Ở nhiệt độ thường, trừ thủy ngân ở thể lỏng, còn các kim loại khác ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể.
c. Liên kết kim loại: Là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion KL trong mạng tinh thể do sự tham gia của các e tự do.
11 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2509 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT Hóa học Lớp 12 - Chương 5: Đại cương về kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t kim loại tương ứng:
A. Al, Cu B. Mg, Fe C. Fe, Ni D. Ca, Cu
5.100: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là
A. Dùng H2 khử oxit kim loại ở nhiệt độ cao
B. Khử ion kim loại thành kim loại bằng chất khử thích hợp
C. Oxi hóa kim loại thành kim loại bằng chất khử thích hợp
D. Điện phân muối của kim loại tương ứng.
5.101: Khi điện phân dung dịch CuSO4, người ta thu được
A. Cu ở anot; khí O2 và dung dịch H2SO4 ở catot
B. Cu ở catot; khí O2 và dung dịch H2SO4 ở anot
C. SO2 ở anot; H2O và Cu ở catot
D. H2 ở catot và khí O2 ở anot
5.102: Điều chế Na từ NaCl, sử dụng phương pháp
A. Nhiệt luyện B. Điện phân nóng chảy
C. Thủy luyện D. Điện phân dung dịch
5.103: Từ dung dịch FeCl3, người ta điều chế Fe theo phương pháp nhiệt luyện. Vậy số phản ứng hóa học tối thiểu xảy ra trong quá trình trên là
A.1 B.3 C.2 D.4
5.104: Từ MgO điều chế Mg, người ta
A. Dùng CO để khử MgO ở nhiệt độ cao (phương pháp nhiệt luyện)
B. Chuyển MgO thành MgCl2 (làm khan) rồi điện phân nóng chảy
C. Chuyển MgO thành MgCl2 rồi dùng phương pháp thủy luyện
D. Chuyển MgO thành MgCl2 rồi dùng phương pháp điện phân dung dịch
5.105: Điện phân NaBr nóng chảy, thu được Br2 là do có
A. sự oxi hóa ion Br- ở anot B. sự oxi hóa ion Br- ở catot
C. sự khử ion Br- ở anot D. sự khử ion Br- ở catot
5.106: Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 (các điện cực bằng graphit), mô tả nào sau đây là đúng?
A. Ở anot xảy ra sự khử ion Cu2+ B. Ở catot xảy ra sự oxi hóa phân tử H2O
C. Ở catot xảy ra sự khử ion Cu2+ D. Ở anot xảy ra sự oxi hóa ion
5.107: Phương pháp thích hợp để điều chế những kim loại có tính khử mạnh (từ Li đến Al)
A. điện phân dung dịch B. điện phân nóng chảy
C. nhiệt luyện D. thủy luyện
II. CÁC BÀI TẬP THUỘC TÍNH TOÁN
*Dạng 1: Kim loại tác dụng với phi kim
5.108. Đốt cháy 5,4 gam Al trong bình chứa lưu huỳnh (phản ứng vừa đủ). Khối lượng muối thu được là:
A. 17,6 gam B. 15,0 gam. C. 30,0 gam D. 25,7 gam
5.109. Đốt magie trong bình chứa khí clo, sau phản ứng thu được 19 gam muối MgCl2. Thể tích khí clo (đktc) cần dùng là:
A. 44,8 lít. B. 4,48 lit. C. 2,24 lit. D. 6,72 lit
5.110. Đốt cháy Na trong bình chứa 4,48 lit khí clo (đktc). Khối lượng muối thu được là:
A. 13,5 gam B. 28,5 gam C. 23,4 gam D. 11,7 gam.
5.111. Đốt cháy 9,6 gam Mg trong không khí. Biết oxi chiếm 20% không khí thì thể tích không khí (đktc) cần dùng là:
A. 11,2 lit B. 33,6 lit C. 22,4 lit D. 44,8 lit
*Dạng 2: Kim loại tác dụng dung dịch HCl, H2SO4 loãng
5.112. Hoà tan 1,08 gam Al trong axit HCl dư. Thể tích khí hiđrô (đktc) thu được là:
A. 0,672 lit. B. 0,896 lit. C. 2,688 lít. D. 1,344 lit.
5.113. Hoà tan 15 gam Al, Cu trong axit HCl dư, sau phản ứng thu được 3,36 lit khí hiđrô (đktc). Thành phần % kim loại Al trong hỗn hợp là:
A. 28% B. 10% C. 82% D. 18%.
5.114. Hoà tan hoàn toàn 24,8 gam hỗn hợp Mg, Cu trong dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng thu được 4,48 lit khí H2 (đktc). Thành phần % kim loại Cu trong hỗn hợp đầu là:
A. 80,95%. B. 80,45%. C. 19,35%. D. 80,65%.
5.115. Hỗn hợp chứa 5,6 gam Fe và 4,8 gam Mg. Cho hỗn hợp tác dụng với axit HCl dư thì thể tích khí (đktc) thu được là:
A. 11,2 lit. B. 6,72 lit C. 4,48 lit D. 8,96 lit
5.116. Cho 5,5 gam hỗn hợp gồm hai kim loại Al và Fe vào dung dịch HCl (dư), thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp là
A. 2,7 gam và 2,8 gam B. 2,8 gam và 2,7 gam
C. 2,5 gam và 3,0 gam D. 3,5 gam và 2,0 gam
5.117. Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe trong dung dịch HCl thu được 1 gam khí H2 (đktc). Khi cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 54,5 gam B. 55,5 gam C. 56,5 gam D. 57,5 gam
5.118. Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl thu được 0,6 gam khí H2 (đktc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
A. 36,7 gam B. 35,7 gam C. 63,7 gam D. 53,7 gam
5.119. Cho 3,56 gam hỗn hợp 2 kim loại hóa trị II tan hoàn toàn trong dd H2SO4 loãng thu 1,792 lít H2 (đkc). Khối lượng muối sunfat thu được sau phản ứng là?
A. 9,96 gam B. 6,99 gam C. 9,69 gam D. 8,89 gam
*Dạng 3: Kim loại tác dụng dung dịch HNO3, H2SO4 đặc
5.120. Cho Al vào dung dịch HNO3 vừa đủ phản ứng thu được 0,9 mol N2O. Tìm số mol Al bị oxi hóa
A. 2,7 mol B. 2,4 mol C. 1,8 mol D. 0,9 mol
5.121. Cho 0,64 gam Cu tác dụng với axit HNO3 đặc, dư. Thể tích khí NO2 (đktc) thu được sau phản ứng là:
A. 22,4 ml B. 224 ml C. 448 ml D. 44,8 ml
5.122. Cho m gam Mg tác dụng với HNO3 loãng, dư thì thu được 4,48 lit khí không màu hoá nâu trong không khí (đktc). Giá trị của m là:
A. 8,5 gam B. 4,8 gam C. 7,2 gam D. 14,4 gam.
5.123. Hoà tan m gam Cu vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Sau phản ứng thu được 3,36 lit khí NO (đktc) duy nhất. Giá trị của m là:
A. 6,4 gam B. 14,4 gam C. 9,6 gam. D. 4,8 gam
5.124. Cho 1,51 hỗn hợp gồm Fe, Al, Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,56 lít khí NO (đktc). Khối lượng muối nitrat thu được sau phản ứng là:
A. 6,16g B. 3,08g C. 5,8g D. 6,61
*Dạng 4: Kim loại tác dụng dung dịch muối
5.125. Ngâm một đinh sắt vào 250 ml dung dịch CuSO4 0,8M cho đến khi dung dịch hết màu xanh lấy đinh sắt ra đem cân có khối lượng tăng hay giảm so với ban đầu bao nhiêu gam?
A. Tăng 8g B. Giảm 8g C. Tăng 0,8 g D. Tăng 1,6g
5.126. Ngâm một lá Zn trong 50 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra xong lấy lá Zn ra sấy khô, đem cân, thấy:
A. Khối lượng lá kẽm tăng 0,215 gam B. Khối lượng lá kẽm giảm 0,755 gam.
C. Khối lượng lá kẽm tăng 0,43 gam. D. Khối lượng lá kẽm tăng 0,755 gam
5.127. Ngâm một đinh sắt vào 100ml dung dịch AgNO3, sau một thời gian thấy khối lượng đinh Fe tăng 3,2g. Nồng độ mol/l dung dịch AgNO3 cần dùng là:
A. 0,2M B. 0,4M C. 0,3M D. 0,5M
5.128. Ngâm một l kẽm trong dung dịch có hòa tan 8,32 gam CdSO4. Phản ứng xong khối lượng lá kẽm gia tăng 2,35%. Khối lượng lá kẽm trước khi tham gia phản ứng là:
A. 40 gam B. 80 gam C. 60 gam D. 20 gam
5.129. Ngâm 1 vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Sau 1 thời gian lấy vật ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Khối lượng của vật sau khi lấy vật ra là:
A. 9,82 gam. B. 10,76 gam C. 10,80 gam D. 9,60 gam
*Dạng 5: Giải toán xác định tên nguyên tố kim loại dựa vào M (khối lượng mol)
5.130. Cho 8,4g kim loại hóa trị II tác dụng vừa đủ với 500ml ddH2SO4 0,3M (loãng). Kim loại đó là:
A. Zn B. Pb C. Fe D. Cu
5.131. Cho 11,7g một kim loại X nhóm IA tác dụng hết với nước tạo ra 3,36 lít khí hiđro ( ở điều kiện tiên chuẩn). Kim loại X là:
A. Na B. Li C. K D. Rb
5.132. Cho 10,8g một kim loại tác dụng hết với ddHCl thu được 13,44 lít khí H2 (đktc) . Kim loại đó là:
A. Na B. Al C. Fe D. Zn
5.133. Cho 5,75 gam một kim loại M tan hồn tồn vo H2O thì thu được 2,8 lít khí (đktc). Kim loại đó là
A. K B. Ba C. Na D. Ca
5.134. Cho 6,4 gam một kim loại X tác dụng với khí clo dư, thu được 13,5 gam muối. Kim loại X l:
A. Cu B. Al C. Mg D. Fe
5.135. Cho 5,4 gam một kim loại X tác dụng với khí clo dư, thu được 26,7 gam muối. Kim loại X là:
A. Mg B. Al C. Cu D. Fe
5.136. Cho 4,8 gam một kim loaïi R hoùa trò II tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thì thu được 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc). Kim loại đó là
A. Cu B. Mg C. Fe D. Zn
5.137. Hoà tan hoàn toàn 0,5 gam hỗn hợp gồm Fe và một kim loại X có hoá trị II trong dung dịch HCl thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Kim loại X là
A. Zn B. Mg C. Be D. Ca
5.138. Cho 16,2 gam kim loại M có hoá trị n tác dụng với 0,15 mol O2. Chất rắn thu được sau phản ứng đem hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 13,44 lít H2 (đktc). Kim loại M là
A. Al B. Mg C. Fe D. Ca
5.139. Để khử hoàn toàn 23,2 gam một oxit kim loại, cần dùng 8,96 lít H2 (đktc). Kim loại đó là
A. Cr B. Mg C. Fe D. Cu
*Dạng 6: Giải toán bằng phương pháp áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
5.140. Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe trong dung dịch HCl thu được 1 gam khí H2 (đktc). Khi cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 54,5 gam B. 55,5 gam C. 56,5 gam D. 57,5
5.141. Cho 3,56 gam hỗn hợp 2 kim loại hóa trị II tan hoàn toàn trong dd H2SO4 loãng thu 1,792 lít H2 (đkc). Khối lượng muối sunfat thu được sau phản ứng là?
A. 36,7 gam B. 35,7 gam C. 63,7 gam D. 53,7 gam
5.142. Lấy 2,81 g hỗn hợp X gồm Fe2O3, MgO, ZnO hoà tan vừa đủ trong 500 mL dung dịch H2SO4 0,1M. Dung dịch sau phản ứng đem cô cạn được m (g) muối khan. Vậy m có giá trị là
A. 6,81 B. 4,81 C. 3,81 D. 5,81
5.143. Để khử hoàn toàn 45 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe và MgO cần dùng vừa đủ 8,4 lít khí CO (đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là
A. 39g B. 38g C. 24g D. 42g
5.144. Cho một lượng CO dư đi qua m (g) hỗn hợp CuO, Fe2O3, FeO, Al2O3 đốt nóng, thu được 2,5g chất rắn; khí đi qua dẫn qua nước vôi trong dư có 15g kết tủa. Vậy m là
A. 7,4g B. 9,8g C. 4,9g D. 5,81
*Dạng 7: Toán về hợp kim
5.145. Ngâm 9,0 gam hợp kim Cu-Zn trong dung dịch axit HCl dư thu được 896 ml khí H2 (đktc). Thành phần trăm khối lượng của hợp kim là
A. 71,11%Zn; 28,89%Cu B. 55,45%Zn; 44,55%Cu
C. 38,92%Zn; 61,08%Cu D. 28,89%Zn; 71,11%Cu
5.146. Hoà tan hoàn toàn 3 gam hợp kim Cu – Ag trong dung dịch HNO3 đặc, người ta thu được 1,568 lit khí màu nâu đỏ duy nhất (đktc). Thành phần % khối lượng của Cu và Ag lần lượt là:
A. 63; 37. B. 36; 64. C. 64; 36. D. 40; 60.
5.147. Hòa tan 12,0 gam hợp kim Cu, Fe và Al trong axit HCl dư thấy thoát ra 6,048 lít H2 (đktc) và 3,72 chất rắn không tan. Thành phần % của hợp kim là
A. 40% Fe; 28%Al; 32%Cu B. 41% Fe; 29%Al; 30%Cu
C. 42% Fe; 27%Al; 31%Cu D. 43% Fe; 26%Al; 31%Cu
5.148. Trong hợp kim Al-Mg, cứ 9 mol Al thì có 1 mol Mg. Thành phần phần trăm khối lượng của hợp kim là A. 80% Al và 20% Mg B. 81% Al và 19% Mg
C. 91% Al và 9% Mg D. 83% Al và 17% Mg
5.149. Khi hoà tan 7,7 gam hợp kim gồm natri và kali vào nước thấy thoát ra 3,36 lít H2 (đktc). Thành phần % khối lượng của các kim loại trong hợp kim là
A. 25,33% K và 74,67% Na B. 26,33% K và 73,67% Na
C. 27,33% K và 72,67% Na D. 28,33% K và 71,67% Na
File đính kèm:
- ON THI TNTHPT MON HOA 12 C5doc.doc