Ôn tập môn Toán Tuần 13 Lớp 3

A/ Mục tiêu:

a) Kiến thức: - Biết thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.

- Ap dụng để giải toán có lời văn.

b) Kĩ năng: Thực hành tính bài toán một cách chính xác.

c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.

B/ Chuẩn bị:

 * GV: Bảng phụ, phấn màu.

 * HS: VBT, bảng con.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập môn Toán Tuần 13 Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hành tính trong bảng nhân 9. - Aùp dụng bảng nhân 9 để giải toán.- Ôn tập các bảng nhân từ 2 đến 9. b) Kĩõ năng: Hs làm đúng, chính xác các bài tập. c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. B/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ, VBT. * HS: VBT, bảng con. C/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát.(1’) 2. Bài cũ: Bảng nhân 9 . (3’) Gọi 3 học sinh đọc bảng nhân 9. Một Hs làm bài tập 3. Nhận xét ghi điểm. Nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’) Giới thiệu bài – ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động.(30’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ * HĐ1: Làm bài 1, 2.(10’) - MT: Giúp Hs củng cố lại việc thực hiện các phép tính nhẫm, tính giá trị biểu thức. Cho học sinh mở vở bài tập. Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv yêu cầu Hs tự làm bài. - Gv mời Hs nối tiếp nhau đọc kết quả trong khung ở phần a). - Tiếp tục Gv mời 8 Hs đọc kết quả của phần b). - Gv hỏi: Các em có nhận xét gì về kết quả , các thừa số , thứ tự của các thừa số trong hai phép tính nhân ví dụ như 9 x 2 và 2 x 9 => Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi. Bài 2: - Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv hướng dẫn: Khi thực hiện tính giá trị của một biểu thức có cả phép nhân và phép cộng, ta thực hiện phép nhân trước, sau đó lấy kết quả của phép nhân cộng với số kia. - Yêu cầu Hs cả lớp tự suy nghĩ và làm bài. - Gv mời 4 Hs lên bảng làm bài. - Gv nhận xét, chốt lại. * HĐ2: Làm bài 3.(7’) MT: Củng cố cách giải toán có lời văn. - Gv mời Hs đọc đề bài. - Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi: + Lớp 3E có mấy tổ ? + Tổ một có bao nhiêu bạn? + Còn ba tổ còn lại thì sao? + Bài toán hỏi gì? - Gv yêu cầu HS cả lớp làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm bài. - Gv nhận xét, chốt lại: * HĐ3: Làm bài 4.(8’) - MT: Giúp cho Hs viết kết quả phép nhân vào ô trống. - Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv mời 1 Hs đọc các số của dòng đầu tiên. - Gv hỏi: + 7 nhân 1 bằng mấy? - Ta viết 7 vào cùng dòng với 7 và thẳng cột với 1. + 7 nhân 4 bằng mấy? - Vậy ta viết 28 vào ô cùng dòng với 7 và thẳng cột với 4. - Gv yêu cầy Hs làm các phần còn lại. - Gv nhận xét, chốt lại. * HĐ4: Củng cố. (5’) -MT: Củng cố cho Hs điền các dấu ( ) vào ô trống. Gv chia Hs thành 2 nhóm. Chơi trò: “ Ai nhanh”. Yêu cầu: Trong thời gian 5 phút nhóm nào làm đúng và nhanh sẽ chiến thắng. . Điền dấu ( ) vào chỗ chấm. 7 x 9 …… 9 x 7 4 x 9 …… 2 x 4 x 2. 6 x 9 …… 9 x 5 3 x 9 …… 6 x 4. Gv nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc. PP: Luyện tập, thực hành. HT: Nhóm, cá nhân . Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs làm vào VBT. Hs nối tiếp nhau đọc kết quả tronng khung . HS tiếp nối nhau đọc kết quả cho đến hết . Hai phép tính có cùng kết quả bằng 18. Các thừa số giống nhau, nhưng thứ tự khác nhau. HS nhận xét, kết luận : Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs nhắc lại. Hs cả lớp làm bài. 9 x 4 + 9 = 36 + 9 ; 9 x 6 + 9 = 54 + 9 = 45 = 63 9 x 5 + 9 = 45 + 9 ; 9 x 7 + 9 = 63 + 9 = 54 = 72 Hs lên bảng sửa bài. Hs cả lớp nhận xét. Hs chữa bài vào VBT. PP: Luyện tập, thực hành. HT: Cá nhân , lớp . Hs đọc đề bài. Hs thảo luận nhóm đôi. Có 4 tổ .. Tổ một có 8 bạn .. Mỗi tổ có 9 bạn . . Hỏi lớp 3E đó có bao nhiêu bạn ?. Hs làm vào VBT. Giải Ba tổ có : 9 x 3 = 27 (bạn) Lớp 3E có tất cả : 27 + 8 = 35(bạn) Đáp số : 35bạn . Một HS lên sửa bài. Hs nhận xét bài lám của bạn. PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi. HT: Lớp , cá nhân . Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs đọc. 7 x 1 = 7 7 x 4 = 28. Hs nối tiếp lên bảng điền các kết quả vào bảng. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.. Hs các nhóm thi đua làm bài. 7 x 9 = 9 x 7 ; 4 x 9 > 2 x 4 x 2 6 x 9 > 9 x 5 ; 3 x 9 > 6 x 4 Hs nhận xét. 5. Tổng kết – dặn dò.(1’) Xem lại bài Chuẩn bị : Gam. Nhận xét tiết học. HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN Đặng Thị Hiền TRƯỜNG TRẦN QUỐC TUẤN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN : 13 LỚP : BA MÔN : TOÁN Tiết TỰA BÀI : GAM NGÀY DẠY A/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs - Nhận biết về đơn vị đo khối lượng gam và sự liên hệ giữa gam và ki- lô-gam. - Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ. - Biết thực hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng. - Giải bài toán có lời văn có các số đo khối lượng. b) Kỹ năng: Rèn Hs tính các phép tính chia chính xác, thành thạo. c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. B/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ, phấn màu . * HS: VBT, bảng con. C/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát.(1’) 2. Bài cũ: Luyện tập.(3’) Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2 , 3. - Nhận xét ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’) Giới thiệu bài – ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động.(30’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ * HĐ1:Giới thiệu cho HS về gam .(5’) MT:Giới thiệu về gam và mối quan hệ giữa gam và ki-lô-gam. - Gv yêu cầu Hs nêu đơn vị đo khối lượng đã học. - Gv đưa ra chiếc cân đĩa, một quả cân nặng 1kg, một túi đường có khối lượng nhẹ hơn 1kg. - Thực hành cân gói đường và yêu cầu Hs quan sát. + Gói đường như thế nào so với 1kg? + Chúng ta biết chính xác cân nặng của gói đường chưa? - Để biết chính xác cân nặng của gói đường và những vật nhỏ hơn 1kg, hay cân nặng không chẵn số lần của kg-lô-gam, người ta dùng đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn ki-lô-gam là gam. Gam viết tắt là(g) , đọc là gam. - Gv giới thiệu các quả cân 1g, 2g, 5g, 10g, 20g. - Gv : 1000g = 1kg. - Thực hành cân lại gói đường lúc đầu và cho Hs đọc cân nặng của gói đường. - Gv giới thiệu cân đồng hồ và các số đo có đơn vị là gam trên cân. * HĐ2: Làm bài 1, 2.(7’) -MT: Giúp Hs biết đọc kết quả khi cân nặng bằng đĩa cân hay cân đồng hồ. Cho học sinh mở vở bài tập: Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv yêu cầu Hs quan sát hình minh họa bài tập để đọc số cân của từng vật. - Gv hỏi: + Hộp bút cân nặng bao nhiêu gam? +2 quả bắp cân nặng bao nhiêu gam? + Vì sao em biết 2 quả bắp cân nặng 700g? Yêu cầu cả lớp làm vào VBT. Hs đứng lên đọc kết quả - Gv nhận xét, chốt lại Bài 2: - Mời Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv hỏi: + Quả dứa nặng bao nhiêu gam? + Vì sao em biết? - Yêu cầu Hs tự làm. - Gv mời 2 Hs lên bảng làm. - Gv chốt lại: * HĐ3: Làm bài 3.(5’) - MT: HS biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng. Bài 3: - Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv viết lên bảng 22g + 47g và yêu cầu Hs tính. - Vậy khi thực hành tính với các số đo khối lượng ta làm như thế nào? - Gv yêu cầu Hs làm các bài còn lại vào VBT. Năm Hs lên bảng sửa bài. - Gv nhận xét, chối lại. . * HĐ4: Làm bài 4, 5.(13’) - MT: Giúp cho Hs biết giải toán có lời văn có các số đo khối lượng. Bài 4: - Gv yêu cầu Hs đọc đề bài. - Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi: + Chai nước khoáng cân nặng bao nhiêu gam? +Vỏ chai cân nặng bao nhiêu gam ? + Muốn tính khối lượng nước bên trong chai ta làm thế nào? - Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm. - Gv nhận xét, chốt lại. Bài 5: - Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv yêu cầu Hs tự làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm. - Gv chốt lại. .gv theo dõi nhận xét , tổng kết , tuyên dương . PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải. HT:Lớp , cá nhân . Hs nêu: Ki-lô-gam.(kg) Hs quan sát. Gói đường nhẹ hơn 1kg. Chưa biết. Hs lắng nghe. Hs đọc. Hs thực hành và đọc kết quả. Hs quan sát. Hs quan sát và nêu kết quả . PP: Luyện tập, thực hành. HT: Cá nhân , lớp . Hs đọc yêu cầu đề bài.. Hộp bút cân nặng 200g. 2 quả bắp cân nặng 700gam. Vì 2 quả bắp cân nặng bằng hai quả cân 500g và 200g. Hs làm các phần còn lại. Hs đứng lên đọc kết quả. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu đề bài. Quả dứa cân nặng 600gam. Vì kim trên mặt cân chỉ vào số 600g. Hs đọc kết quả, cả lớp làm vào VBT. Hs nhận xét. PP: Luyện tập, thực hành. HT: Nhóm , cá nhân . Hs đọc đề bài. Hs tình: 22g + 47g = 69g. Ta thực hiện các phép tính bình thường như với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính. Hs làm bài vào VBT. 235g + 17g = 252g 18g x 5 = 90g 450g – 150g = 300g 84g : 4 = 21g 60g – 25g + 14g = 35g +14g = 49g . Hs lên bảng sửa bài. Hs cả lớp nhận xét. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận. HT:Nhóm , cá nhân . Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs thảo luận nhóm đôi. Cả chai cân nặng 500gam. Vỏ chai cân nặng 20gam . Ta lấy khối lượng của cả chai nước trừ đi khối lượng của vỏ chai . Hs cả lớp làm vào VBT. Giải Khối lượng nước khoáng chứa trong chai: 500 – 20 = 480 (g) Đáp số : 480g . Một Hs lên bảng làm. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs cả lớp làm vào VBT. Giải Bốn quyển truyện thiếu nhi cân nặng: 150 x 4 = 600(g) Đáp số : 600g Một Hs lên bảng làm. Hs nhận xét. 5 .Tổng kết – dặn dò. (1’) Tập làm lại bài. 3, 4. Chuẩn bị : Luyện tập. Nhận xét tiết học. HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN Đặng Thị Hiền

File đính kèm:

  • docT- tuan.doc