Ôn tập Môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

Bài 1: Sự ra đời của ĐCS VN và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

I. Tính tất yếu của sự ra đời Đảng cộng sản VN.

1. Sự chuyển biến của cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX:

a. Hoàn cảnh XH Việt Nam đầu thế kỉ XX:

- Vào giữa TK XIX, VN là 1 nước pk độc lập đang suy yếu. 1/9/1858, thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta. Từ đó, biến nước ta thành nước thuộc địa nửa pk.

- Thực dân Pháp thực hiện hàng loạt chính sách nô dịch về chính trị, VHXH, khai thác thuộc địa và bóc lột nhân dân ta về kinh tế.

+ Về chính trị: thực dân Pháp chia nước ta thành 3 kì, mỗi kì có chính sách cai trị khác nhau. (Bắc kì, Trung kì, Nam kì, dưới sự cai trị của toàn quyền Đông Dương)

+ Về VHXH: thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân để cai trị. (Mở nhà tù nhiều hơn trường học, hơn 90% dân số bị mù chữ, Có mở trường học nhưng chỉ đào tạo tay sai để phục vụ lại cho Pháp, thực hiện chính sách ngu dân như: bán rượu, thuốc phiện, mỗi người là 24 lít rượu trong năm).

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4053 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn tập Môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, dẫn đến kém phát triển. Vì vậy chúng cần cho họ tự chủ để tự đầu tư phát triển, mới có tiến bộ). . Thu hút quần chúng vào hoạt động đời sống chính trị, thực hiện tốt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân. (Kết nạp quần chúng vào Đảng, các tổ chức chính trị XH và đoàn thể để họ đóng góp vào những vấn đề còn hạn chế) + Đổi mới về hệ thống chính sách XH: Đảng và nhà nước cần quan tâm đến đời sống con người về vật chất và tinh thần. + Đổi mới về đối ngoại: tranh thủ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, động viên Việt kiều về đầu tư về trong nước. (Năm 1987, luật đầu tư mới ra đời phục vụ cho chính sách mở cửa). II. Quá trình bổ sung đường lối đổi mới: 1. Bổ sung về kinh tế: - Bổ sung thêm chế độ sử hữu (Đại hội VI chỉ có 2 chế độ sở hữu, sau Đại hội VI có 3 hình thức sở hữu). - Bổ sung và phát triển làm rõ hơn các thành phần kinh tế. Đại hội XI xác định có 4 thành phần kinh tế: thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. (Đại hội VI có 5 thành phần kinh tế, sau Đại hội VI bổ sung thêm, nhưng đến Đại hội XI chỉ còn 4 thành phần kinh tế) - Xác định nền kinh tế của ta là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có 5 loại thị trường: thị trường hàng hóa dịch vụ, thị trường tiền tệ, thị trường sức lao động, thị trường bất động sản và thị trường khoa học công nghệ. (Trong hàng hóa thì ta tạm ổn, nhưng dịch vụ của ta còn thấp kém hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực: Thái Lan, Singapo...Về tiền tệ trước đây nước ta chưa có va chạm nhiều với bên ngoài, nhưng khi cuộc khủng hoảng tài tính ở Thái Lan rồi lan rộng ra châu Á, thế giới thì ta ko bị ảnh hưởng, nhưng những năm 2000 trở về sau VN đang chịu áp lực rất nhiều khi người dân còn đang cất giữ vàng và ngoại tệ. Về lao động, cứ mỗi năm có thêm 1 triệu lao động mới vào thị trường, nhưng tay nghề còn rất kém, thiếu tay nghề, ngoại ngữ kém nên thu lại về không cao khi đi xuất khẩu sang nước ngoài. Về bất động sản hiện nay thì tương đối phát triển, nhưng cũng còn có nhiều đoanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả như:................Về khoa học công nghệ, hiện nay ta cũng tạo ra một số phần mềm để bán, nhưng chịu ảnh hưởng từ linh kiện từ nước ngoài, đa phần là TQ, mà ta chỉ dừng lại ở lấp ráp và sửa chữa). - Chúng ta phải tái lại cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình phát triển. (Sau Đại hội IX thì Đảng đã chấp thuận cho đảng viên được phép tư do kinh doanh, sang Đại hội X thì được cổ phần hóa tư nhân. Ví dụ ở Sóc Trăng có: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết và công ty cấp nước Sóc Trăng). - Thực hiện chủ trương đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế, chú trọng thị trường trong nước đồng thời mở rộng thị trường quốc tế. (VN chú trọng thị trường nước ngoài như: Nhật Bản và các nước châu Âu mà quên đi thị trường trong nước về sản phẩm gạo và trái cây để cho bên ngoài nhảy vào. Ví dụ như: Gạo Thái, gạo Đài loan, trái cây Thái, trái cây Trung Quốc). 2. Bổ sung về chính trị: - Tích cực đổi mới và chỉnh đốn Đảng nâng cao trình độ lý luận chính trị, bản lĩnh của Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo cho phù hợp cơ chế mới của đổi mới đất nước. + Nghị quyết TW III khóa VII bàn về chỉnh đốn Đảng. + Nghị quyết 01 của Bộ chính trị về công tác lý luận. + Nghị quyết TW III khóa VIII về chiến lược cán bộ. + Nghị quyết TW VI lần 2 khóa VIII bàn về một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng. + Đại hội IX và X bàn về bản chất của Đảng. + Nghị quyết TW V khóa X bàn về công tác lý luận của Đảng. + Nghị quyết TW VI khóa X bàn về công ác cán bộ đảng viên. (Cả nước ta có 55 ngàn tổ chức cơ sở Đảng, có chi bộ nhỏ trực thuộc là 240 ngàn, muốn cũng cố ko phải chuyện một sớm một chiều. Nếu tổ chức Đảng nào yếu kém dễ ảnh hưởng đến một hệ thống tổ chức Đảng) - Nhà nước: Đảng chủ trương hướng vào xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. (VN có 1 cơ quan chính phủ, 30 cấp ngang (18 bộ- 4 cơ quan ngang bộ- 8 cơ quan thuộc chính phủ), 63 tỉnh thành phố, 702 huyện, có 11.111 xã thị trấn) - Đối với đổi mới hoàn thiện hệ thống chính trị: củng cố vững chắc đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, giải quyết hài hòa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị. 3. Văn hóa XH: - Đảng đã thực hiện thành công chiến lược xóa đói giảm nghèo. (Ban đầu chỉ là phong trào, nhưng về sau nó trở thành chiến lược của Đảng như: 135, 167, các phong trào gây quỹ từ thiện như: Văn nghệ, thể thao, các chương trình game show từ thiện...) - Đảng đã chủ chương thực hiện chính sách an sinh xã hội với hai trụ cột: bảo hiểm xã hội và cứu trợ xã hội. (Hiện nay có rất nhiều loại bảo hiểm, ví dụ như: Bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tay nạn, bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp, bảo hiểm tôm...). Ngoài ra Đảng còn có chính sách giành cho người có công cánh mạng, nạn nhân chiến tranh. - Đã phát triển và thành công chiến lược giáo dục và đào tạo, gắn liền với đó là chiến lược khoa học công nghệ. (Nghị quyết TW II khóa VI đã bàn hẳn về giáo dục và đào tạo, Đảng ta có nhiều nghị quyết đổi mới về giáo dục NQ 40/2000) - Đảng ta xây dựng được chính sách phát triển văn hóa và con người theo tinh thần Nghị quyết TW V khóa VIII. 4. Đường lối đối ngoại: - Đại hội VI đã đề ra đường lối đối ngoại là thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng hợp tác. - Đại hội VII tiếp tục thực hiện chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Đến Đại hội VIII (1996), Đảng khẳng định Việt Nam sẵn sàng là bạn các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại. (Vì chúng ta là thành viên của ASEAN, ổn định lương thực...) - Đại hội IX khẳng định VN là bạn là đối tác tin cậy đối với các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. - Đại hội X, Đảng ta xác định VN là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. - Đại hội XI, tiếp tục khẳng định VN có trách nhiệm trong quá trình Hội nhập quốc tế. (VN nằm rất nhiều trong các tổ chức quốc tế như: ASEAN, APEC, WTO, Liên Hiệp quốc...) III. Thành tựu và kinh nghiệm của 25 năm đổi mới: 1. Thành tựu: a. Về kinh tế: - Qua 25 năm đổi mới, nền kinh tế VN vượt qua nhiều khó khăn thách thức, ta đã ra khỏi tình trạng một nước kém phát triển và trở thành một nước có thu nhập trung bình trên thế giới. - Về tăng trưởng kinh tế: (86-90) đạt 3,9%/năm; (91-95) đạt 8,2%/năm; (96-2000) đạt 7%/năm; (2001-2005)7,5%/năm; 2006-2010) 7%/năm. - Về thu nhập tính theo đầu người: 1986 là 202USD/người; 1991 là 239USD/người; 2001 là 417USD/người; đến 2010 là 1168USD/người; cuối 2012 là gần 1500USD/người. - Chúng ta hình thành được đồng bộ các loại thị trường và các thành phần kinh tế, đồng thời hình thành được những khu công nghiệp và khu kinh tế trọng điểm của đất nước. - Ngoài ra, còn hình thành được những ngành kinh tế trọng điểm, mang lợi ích cho đất nước như: dầu khí (30 tỉ USD/năm), dệt may 10 tỉ USD/năm, thủy sản, cây công nghiệp, lương thực, dầy da, đồ điện tử... - Đã tích cực hội nhập kinh tế có hiệu quả, tham gia những diễn đàn kinh tế khu vực và toàn cầu như: APEC. ASEAN, ASEM... * Hạn chế: - Quy mô ta còn nhỏ bé. - Năng lực cạnh tranh yếu. - Hàng hóa chưa mang tính thương hiệu. - Chi phí quá lớn. - Còn nặng vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. b. Về chính trị: - Về xây dựng Đảng: + Đảng đã trưởng thành nhiều về phương diện nhận thức lý luận, tăng cường sức mạnh về tư tưởng và ko ngừng bổ sung hoàn thiện cương lĩnh đường lối của Đảng, tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo và thực hiện 5 nguyên tắt xây dựng Đảng. (Tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, mối quan hệ Đảng dân, Đảng hoạt động theo hiến pháp và pháp luật) + Về nhà nước: đã tích cực hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, tăng cường vai trò của pháp luật, khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp tư pháp. (Ta cần cải cách về văn bản thực thi pháp luật, cần cải cách đội ngũ cán cộ công chức, không tăng về số lượng mà chú ý đến chất lượng. Ngoài ra còn cải cách tư pháp vì hiện nay còn xử oan sai). + Xây dựng củng cố mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị ngày càng vững mạnh, phát huy được vai trò phản biện XH. c. VH-XH: - Lĩnh vực giáo dục ở VN phát triển mạnh. (Cả nước có 28.803 trường TH đến THPT 13.172 trường mần mon; 420 trường đại học, 41/63 tỉnh thành có trường cao đẳng. Hà Nội và TP HCM có 163 trường cao đẳng và đại học, 22 triệu/88,7 triệu dân là có đi học). - Xây dựng tốt đời sống văn hóa ở cơ sở, mức hưởng thụ văn hóa của người dân được nâng lên. (Cả nước ta hiện nay có đến trên 8.000 lễ hội) - Chúng ta thực hiện thành công chiến lược xóa đói giảm nghèo và chiến lược đền ơn đáp nghĩa. (ta thoát khỏi đói nghèo cùng cực đạt 53% đến 2010 còn 9,5% hộ nghèo, đã giảm rất nhiều. Theo tiêu chí mới là 14,5% hộ nghèo của LHQ, VN đã thoát khỏi mức này. Đảng ta dự báo đến 2015 ta đạt 8 mục tiêu của thiên niên kỉ mới) - Ta đã xây dựng được tiêu chuẩn con người mới VN: yêu nước, có trí tuệ học vấn cao, phải có kĩ năng nghề nghiệp, phải có thể lực và sức khoẻ, phải có đạo đức. d. Về đối ngoại: - Thực hiện thành công đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, nhất quán quan điểm VN là bạn, là đối tác, là thành viên có trách nhiệm với quốc tế. - Quan hệ đầy đủ với các nước lớn, các cường quốc, các tổ chức quốc tế, tránh mâu thuẫn, tránh xung đột. 2. Một số kinh nghiệm: - Dù bất kì hoàn cảnh nào cũng phải kiên định đường lối đổi mới, kiên định CN Mác- lênin, TT HCM, kiên định độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. - Trong quá trình đổi mới phải chú ý đến chất lượng và hiệu quả của đổi mới. Quan tâm đến mới đồng bộ và toàn diện. - Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng XH. - Phải chú trọng xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, lý luận và tổ chức. - Trong quá trình lãnh đạo, Đảng phải hết sức nhạy bén, kiên quyết, năng động, sáng tạo, bám sát thực tiễn đất nước và đặc biệt rèn luyện năng lực dự báo.

File đính kèm:

  • docke hoch chuyen mon 1.doc