Những biện pháp xây dựng nề nếp “giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cho học sinh lớp 2

Như chúng ta đã biết "Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp" là một yêu cầu quan trọng ở trường phổ thông đặc biệt là bậc tiểu học. Đối với bậc tiểu học, hình thành kỹ năng cơ bản ban đầu cho các em là rất quan trọng nhất là chữ viết. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn mình” .Thông qua phong trào "Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp" tạo cho học sinh kỹ năng trau dồi viết chữ và trình bày bài, từ đó giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất tốt như tính cẩn thận, lòng kiên trì, khiếu thẫm mỹ, óc sáng tạo, biết giữ gìn tiếng nói và chữ viết của dân tộc.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2420 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những biện pháp xây dựng nề nếp “giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cho học sinh lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách, tôi khuyến khích và hướng dẫn các em trình bày sáng tạo, phát huy được tính thẩm mỹ của các em. b. Hướng dẫn học sinh viết chữ đẹp - Rèn tư thế ngồi viết Hoạt động viết thuận lợi phụ thuộc rất nhiều vào tư thế và cách cầm bút của các em. Bởi vậy, muốn rèn chữ cho học sinh trước hết giáo viên phải rèn cho các em tư thế ngồi viết đúng: thoải mái, không gò bó. Lưng thẳng, không tỳ ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 25 đến 30cm. Hai chân đặt vuông góc dưới bàn, tay trái tì nhẹ nhàng mép vở để giữ vở. Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Hai chân thoải mái, không chân co chân duỗi. - Rèn cách cầm bút (Cầm bút bằng 3 ngón tay): Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải. Khi viết di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về phía bên phải cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại, thoải mái. Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái đảm bảo ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều, chiếu sang từ bên trái sang. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ như cách cầm bút lông, không để ngửa hoặc úp quá nghiêng bàn tay về phía bên trái. Lúc viết, đưa bút đi từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy, điều khiển cây bút bằng các cơ ở cổ tay và các ngón tay. Việc giúp học sinh ngồi viết đúng tư thế và cầm bút đúng sẽ giúp các em viết đúng và viết được nhanh. - Rèn cách để vở khi viết Khoảng cách từ mắt đến vở 25 -30 cm. Khi viết chữ về bên phải, quá xa lề vở, cần xê dịch vở sang trái để mắt nhìn thẳng nét chữ, tránh nhoài người về bên phải để viết tiếp. - Rèn luyện học sinh viết đúng mẫu chữ Đây là bước vô cùng quan trọng và khó khăn với tất cả giáo viên và học sinh. Giáo viên cần hướng dẫn kỹ để các em nắm được cấu tạo chữ viết theo đúng quy trình mẫu. Ngoài ra, khi giáo viên viết mẫu trên bảng và ở vở cho học sinh quan sát thì chữ viết của cô phải đúng theo mẫu và đẹp. Giáo viên cần chấm, chữa lỗi để học sinh phát hiện ra lỗi sai của mình và sửa kịp thời. Giáo viên lưu ý sửa cho các em học sinh về độ cao, độ rộng. Khoảng cách các con chữ đã đúng mẫu chưa. - Giáo viên có kế hoạch kiểm tra, rèn chữ thường xuyên cho các em bằng mọi hình thức ở tất cả các môn học. Người giáo viên phải xác định được : Hậu quả của việc dễ dãi trong việc rèn chữ dẫn đến việc chữ viết xấu, sai chính tả, hạn chế đến chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy ở trong các quyển vở của bất kì môn hoc nào, giáo viên cũng cần hướng dẫn tận tình cho học sinh cách trình bày bài, cách kẻ vở, cách sửa lỗi,… Với những học sinh viết xấu, chậm, tôi thường xuống tận nơi cầm tay uốn nắn, viết mẫu, kẻ mẫu… * Lớp 1, lớp 2 là nền móng để giúp các em viết đúng, viết đẹp và học tốt các lớp trên nên hằng ngày giáo viên cần phải hết sức coi trọng việc rèn chữ, kiểm tra VSCĐ. 2. Chú ý các đối tượng 2.1. Với những học sinh đã thực hiện tốt “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” - Với những đối tượng này, giáo viên cần có những biện pháp tích cực để giúp các em nâng cao hơn nữa chất lượng giữ vở sạch, viết chữ đẹp. Giáo viên có thể khuyến khích các em luyện viết kiểu chữ sáng tạo và trình bày bài sáng tạo hơn. Thông qua đồ dùng trực quan hay bài thi chữ đẹp của các lớp trên để nâng cao tính thẩm mĩ cho các em. 2.2. Biện pháp riêng cho những em cá biệt ( Những em có hoàn cảnh khó khăn, HS yếu kém, những em viết chữ xấu chưa đạt yêu cầu của lớp). Đây là đối tượng giáo viên phải đặc biệt quan tâm để các em theo kịp các bạn. - Giáo viên phải dựa vào tình hình thực tế chung của lớp , phân loại đối tượng để có kế hoạch rèn luyện cụ thể theo từng yêu cầu và mức độ khác nhau. - Ngoài việc học tập và rèn luyện chung theo lớp, tôi đặc biệt quan tâm đến những đối tượng này trong các giờ học buổi 2, tôi đã đưa ra những yêu cầu riêng đối với từng đối tượng. Những em học yếu, chữ xấu viết sai chính tả trước hết phải rèn luyện chữ sau đó mới phụ đạo kiến thức. - Phải có nghệ thuật động viên khéo léo để các em phấn khởi tự tin hơn mà cố gắng vươn lên trong học tập. Vì vậy khi chấm bài tôi thường nhận xét ngắn gọn, động viên, nhắc nhở nhẹ nhàng với các em, không làm các em cảm thấy chán nản, tự ti. - Phân chia những học sinh đạt loại tốt VSCĐ kèm cặp thêm cho những hoc sinh còn yếu, động viên các nhóm bàn thi đua lẫn nhau. - Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giáo viên chủ nhiệm cùng với tập thể lớp giúp đỡ sách vở, đồ dùng học tập, bọc vở, viết nhãn cho các em. - Thường xuyên trao đổi với phụ huynh bằng nhiều hình thức: qua các cuộc họp phụ huynh, đến tận nhà phụ huynh để trao đổi. Giáo viên chỉ ra những lỗi mà học sinh còn thiếu sót, cùng phụ huynh trao đổi thêm các biện pháp giúp đỡ học sinh luyện viết ở nhà. - Hàng tháng trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn để tìm ra những biện pháp tối ưu hơn, có hiệu qủa hơn. 3. Về phía giáo viên Trong quyết định Ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT ngày 04/05/2007số 14/2007/QĐ - BGDĐT đã nêu rất rõ yêu cầu giáo viên tiêu học là phải biết viết chữ đúng mẫu và biết cách hướng dẫn học sinh “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”. Vì vậy người giáo viên phải là một người mẫu mực trong chữ viết và trình bày. Các em còn nhỏ, hay có tính bắt chước, các em luôn xem giáo viên là 1 tấm gương để noi theo, vì vậy nếu giáo viên không chú ý đến cách trình bày bảng, viết chữ của mình thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các em. Đặc biệt trong giờ tập viết, khi giáo viên viết mẫu cần chú ý viết đúng độ cao các con chữ, trình bày bảng hợp lí. - Giáo viên cần nắm rõ được đặc điểm tình hình của lớp, phân loại và quan tâm đến từng đối tượng học sinh. - Trong các giờ học, đặc biệt là giờ Tập viết, chính tả, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới (tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan, chữ mẫu, tổ chức trò chơi....) để nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Vì nếu các em thấy thích thú thì các em sẽ nắn nót viết bài đẹp hơn. - Bên cạnh việc luyện chữ, giáo viên cần giáo dục tính thẩm mĩ cho học sinh lồng ghép vào trong trong từng môn học như môn mĩ thuât, thủ công, tư nhiên xã hôi… - Trao đổi kinh nghiệm với tổ chuyên môn để tìm ra những biện pháp tối ưu nhất nhằm giáo dục học sinh thực hiện tốt “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp.”, đặc biệt là những học sinh cá biệt. - Để phong trào thi đua “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” của học sinh có hiệu quả cao thì người giáo viên phải thực sự tận tâm, nhiệt tình, kiên trì, yêu thương học sinh và say mê với công việc. Mặt khác bản thân giáo viên phải không ngừng tự học tập, tự luyện viết để chữ viết được đúng chuẩn và đẹp hơn. 4. Phối hợp: Nhà trường – Gia đình - Đội - sao - Nhà trường cần chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất để học sinh rèn luyện chữ viết: Phòng học phải thoáng mát, đầy đủ ánh sáng; bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh từng lớp; bảng chống loá, có kẻ sẵn dòng….. - Giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh về kết quả của các em trong từng tháng và từng giai đoạn. Giáo viên giúp phụ huynh nhận thấy được ý nghĩa của việc “giữ vở sạch, viết chữ đẹp” từ đó phối hợp với phụ huynh đưa ra hướng giải quyết hay thống nhất cách dạy nhằm giúp học sinh tiến bộ hơn. - Giáo viên cùng với Đội – Sao thường xuyên kiểm tra sách vở đồ dùng của học sinh, phát động phong trào thi đua giữa các Chi đội, tổ chức các cuộc thi “Sao chữ đẹp”, “Quyển vở của em”…. c. Kết luận 1. Kết quả Với những biện pháp, những kinh nghiệm được thực hiện trong quá trình giáo dục HS thực hiện nề nếp "Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp", lớp tôi đã đạt được những chỉ tiêu đề ra đầu năm học và thu được những kết quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng học sinh của lớp mình: - 100% học sinh có đủ sách vở, đồ dùng học tập. - Nhiều em viết chữ đúng chuẩn, đẹp, sạch - Một số em lúc đầu bài viết chính tả, tập viết còn được điểm yếu, trung bình giờ đã được điểm khá. - ý thức thi đua giữ gìn sách vở sạch, viết chữ đúng, đẹp của học sinh ngày càng cao. - Chữ viết của các em tương đối đều, thẳng hàng, đúng mẫu chữ quy định và đạt được tốc độ yêu cầu đối với học sinh lớp 2 theo từng giai đoạn. Vở viết của học sinh sạch và đẹp, không nhàu nát, bài viết cẩn thận. - Số học sinh đạt VSCĐ như sau: Loại Khi chưa vận dụng đề tài Kết quả khi đã vận dụng đề tài Đầu năm Cuối học kỳ I Cuối học kỳ II Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Loại A 4 23% 8 47% 11 65% Loại B 7 41% 7 41% 5 30% Loại C 5 30% 2 12% 1 6% Loại D 1 6% 0 0% 0 0% 2. Kết luận chung Trong tình hình thực tế hiện nay, xây dựng nề nếp “ Giữ vở sạch –viết chữ đẹp” cho học sinh lớp 2 nói riêng và cho tất cả cá lớp khác ở tiểu học nói chung đều thực sự cần thiết và quan trọng. Nó không những góp phần giúp học sinh viết chữ đúng hơn, đẹp hơn, giáo dục cho học sinh những đức tính quan trọng như: cẩn thận, chịu khó, tính thẩm mĩ cao… mà nó còn góp phần nâng cao chất lượng dạy học toàn diện. Để xây dựng tốt nề nếp “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” cho học sinh lớp 2, cần: - Xây dựng một nề nếp giữ vở sạch, viết chữ đẹp cho học sinh ngay từ đầu năm học, phát động phong trào thi đua sôi nổi trong tập thể để mỗi các nhân cùng cố gắng. - Thường xuyên kiểm tra sách vở, đồ dùng của học sinh. Tổ chức chấm và nhận xét khách quan, rõ ràng vở sạch chữ đẹp của học sinh qua từng tháng, từng giai đoạn. - Chăm lo, bồi dưỡng những học sinh có nề nếp tốt và đặc biệt quan tâm đến những đối tượng cá biệt. - Phối hợp với gia đình – nhà trường - đội, sao và xã hội để có nững biện pháp tích cực giáo dục học sinh ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các em học tập tốt. Trên đây là một số suy nghĩ và những biện pháp mà tôi đã áp dụng trong việc xây dựng nề nếp “Giữ vở sạch – viết chữ đẹp” cho học sinh lớp 2. Tôi tin rằng, nếu mỗi giáo viên luôn quan tâm và nhiệt tình chỉ bảo thì chắc chắn các em học sinh sẽ có những quyển sách, quyển vở sạch sẽ, đẹp đẽ và chất lượng dạy học sẽ thực sự được nâng cao.

File đính kèm:

  • docSKKN lop 2(1).doc
Giáo án liên quan