Lịch báo giảng Tuần 15 Cách ngôn: con hơn cha nhà có phúc

I. Mục tiêu :

- Thực hiện trò chơi dân gian, nhằm giúp HS thư giản, thoải mái.

- Trò chơi dân gian tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh với phương châm " Học mà chơi, chơi mà học" thông qua hoạt động này tạo sự nhanh nhẹn, linh hoạt thinh thần tập thể cao.

 

doc18 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch báo giảng Tuần 15 Cách ngôn: con hơn cha nhà có phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỂ VỀ ANH CHỊ EM. I. Mục tiêu - Biết nói lời chia vui (chúc mừng) hợp tình huống giao tiếp (BT1, BT2). - Viết được đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em. - KNS: - Thể hiện sự cảm thông - Xác định giá trị -Tự nhận thức về bản thân - GD MT: GD tình cảm đẹp đẽ trong gia đình II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa bài tập và một số tình huống để HS nói lời chia vui. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra Bài /118 B. Bài mới HĐ1. Hướng dẫn làm bài Bài 1/126 - Tranh vẽ gì? - Chị Liên có niềm vui gì? - Nam chúc mừng chị Liên như thế nào? Bài /126 - Nếu là em, em sẽ nói gì với chị Liên để chúc mừng chị? Bài 3/126 - Gợi ý: Em chọn người, giới thiệu tên của người ấy, những đặc điểm về hình dáng, tính tình của người ấy, tình cảm của em với người ấy… C. Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS nói lời chia vui trong một số tình huống: + Bạn được cô giáo khen. + Bạn được giải nhất trong Hội thi vở sạch chữ đẹp... - Vài HS đọc tin nhắn của mình theo yêu cầu. - Đọc yêu cầu bài tập. - Bạn trai đang ôm hoa tặng chị. - Đạt giải nhất trong kì thi học sinh giỏi của tỉnh. - Tặng hoa và nói: “Em chúc mừng chị. Chúc chị sang năm đạt giải nhất.” - Đọc yêu cầu bài tập. - HS nói lời của mình. VD: Em xin chúc mừng chị./ Chúc chị học giỏi hơn nữa./ Chúc chị sang năm đạt giải cao hơn./ Chị ơi, chị giỏi quá! Em rất tự hào về chị. Chúc chị sang năm đạt thành tích cao hơn. - HS làm bài vào VBT. - VD: Anh trai em tên là Toàn. Da anh ngăm đen, đôi mắt sáng và nụ cười rất tươi. Anh là học sinh lớp 8 của trường … Năm học vừa qua anh đạt giải nhất môn … Em rất yêu anh và rất tự hào về anh. Luyện Tiếng Việt: BÉ HOA I/Mục tiêu : - Luyện đọc bài bé Hoa. HS viết đúng các từ khó, dễ lẫn : bế Hoa, yêu lắm, đen láy, đưa võng, .... II.Các hoạt động dạy học - Vài HS đọc đoạn chép - luyện viết chữ khó: - HS viết đoạn 1 vào vở . Tập viết: CHỮ HOA N I. Mục tiêu Viết đúng chữ hoa N (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Nghĩ (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Nghĩ trước nghĩ sau (3 lần). II. Đồ dùng dạy học - Mẫu chữ N đặt trong khung chữ. - Viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra - Kiểm tra vở HS luyện viết ở nhà. - Yêu cầu cả lớp viết vào bảng con chữ M và Miệng nói tay làm B. Bài mới HĐ1. Hướng dẫn HS viết chữ hoa 1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: N. - Cách viết: + Nét 1: đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét móc ngược từ dưới lên, lượn sang phải, DB ở ĐK 6. + Nét 2: từ điểm DB của nét 1, đổi chiều bút viết một nét thẳng xiên xuống ĐK 1. + Nét 3: từ điểm DB của nét 2, đổi chiều bút, viết một nét móc xuôi phải lên ĐK 6, rồi uốn cong xuống ĐK 5. 2. Hướng dẫn HS viết bảng con. HĐ2. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng. 1. Giới thiệu cụm từ ứng dụng - Yêu cầu HS đọc: Nghĩ trước nghĩ sau. - Nghĩa cụm từ ứng dụng: suy nghĩ chín chắn trước khi làm. 2. Hướng dẫn HS nhận xét về độ cao, khoảng cách. 3. Hướng dẫn HS viết bảng con. HĐ3. Hướng dẫn HS viết vào VTV. - Yêu cầu HS viết 1 dòng N cỡ vừa, 1 dòng N cỡ nhỏ, 1 dòng Nghĩ cỡ vừa, 1 dòng Nghĩ cỡ nhỏ. HĐ4. Chấm, chữa bài. C. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. Nhắc nhở HS về nhà hoàn thành bài TV. - 2HS lên bảng, lớp viết trên bảng con. - Cao 5 li, gồm 3 nét:móc ngược trái, thẳng xiên, móc xuôi phải. - HS quan sát - HS viết bảng con N. - Các chữ N, g, h cao 2,5 li; t cao 1,5 li, r, s cao 1,25li, các chữ còn lại cao 1 li. - HS viết bảng con: Nghĩ trước nghĩ sau - HS viết vào VTV. HS khá giỏi viết cả bài. Kể chuyện: HAI ANH EM I. Mục tiêu - Kể lại được từng phần câu chuyện theo gợi ý (BT1); nói lại được suy nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên đồng (BT2). - HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện. - GD MT: GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình II. Đồ dùng dạy học- Ghi sẵn các ý a, b, c, d ( diễn biến của câu chuyện ). III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra - Gọi 2HS nối tiếp nhau kể lại hoàn chỉnh “Câu chuyện bó đũa” và nêu ý nghĩa câu chuyện. B. Bài mới HĐ1. Hướng dẫn kể chuyện 1. Kể từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. a) Mở đầu câu chuyện: - Câu chuyện xảy ra ở đâu ? - Lúc đầu 2 anh em chia lúa như thế nào ? b) Nói ý nghĩ và việc làm của người em. c) Nói ý nghĩ và việc làm của người anh của hai anh em khi gặp nhau trên đồng. d) Kết thúc câu chuyện. - Câu chuyện kết thúc ra sao ? 2. Nói ý nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên đồng. 3. Kể toàn bộ câu chuyện (HS khá, giỏi) - Chọn 1 trong 2 hình thức: + 4HS nối tiếp nhau kể theo 4 gợi ý. + Mỗi HS được chỉ định đềukể lại toàn bộ câu chuyện. C.Củng cố, dặn dò - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? - Dặn HS kể lại chuyện cho người thân nghe. - 2HS thực hiện yêu cầu. - Đọc yêu cầu và gợi ý (diễn biến truyện). ...ở một làng nọ ... chia thành 2 đống bằng nhau ... thương anh còn phải nuôi vợ con... ... thương em sống một mình nên bỏ lúa của mình cho em - Hai anh em gặp nhau khi mỗi người đang ôm một bó lúa. Cả hai rất xúc động. - HS các nhóm kể lại từng đoạn theo gợi ý tóm tắt. - Các nhóm cử đại diện thi kể chuyện. VD: + Người anh: Em mình tốt quá./ Hóa ra em làm chuyện này./ Em thật tốt, luôn lo lắng cho anh. + Người em: Hóa ra anh đã làm chuyện này. Anh thật tốt với em./ Anh thật yêu thương em./ Mình phải yêu thương anh hơn./ … - HS kể lại toàn bộ câu chuyện theo yêu cầu. - Lớp lắng nghe, bình chọn nhóm (cá nhân) kể hay nhất. - Anh em phải biết đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Chính tả: BÉ HOA I. Mục tiêu - Nghe, viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi. - Làm được BT2; BT(3) a/ b. II. Đồ dùng dạy học - Viết sẵn nội dung bài tập. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra - Đọc các từ: hoa mai, máy bay, rau đay, chạy nhảy, dẻo dai, đất đai, sáo sậu, gật đầu, … B. Bài mới HĐ1. Hướng dẫn nghe viết 1. Hướng dẫn chuẩn bị bài: - GV đọc bài viết. H: Em Nụ đáng yêu như thế nào? Hướng dẫn HS viết chữ khó. 2. GV đọc bài viết. 3. Chấm, chữa bài. HĐ2. Hướng dẫn bài tập chính tả Bài 2/125 Cho HS làm vào VBT. Gọi 1HS lên bảng. Bài 3/125 Chọn 1 trong 2 câu sau Gọi 2HS lên bảng, các HS khác làm bài vào VBT. C. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS xem lại bài chính tả. - 2HS lên bảng, lớp viết trên bảng con. - 2HS đọc lại bài. - Em Nụ da đỏ hồng, mắt mở to, tròn và đen láy. - HS viết chữ khó trên bảng con: thêm, môi, mắt tròn, đen láy, mãi, đưa võng, … - Đọc yêu cầu bài tập. - Làm bài trên bảng con, 1HS lên bảng. a/ bay; b/ chảy; c/ sai. - Đọc yêu cầu bài tập. - 2HS lên bảng, lớp làm vào VBT. a/ sắp xếp, xếp hàng, sáng sủa, xôn xao. b/ giấc ngủ, thật thà, chủ nhật, nhấc lên. Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2012 Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu - Thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm. - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Biết tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính. - Biết giải toán với các số có kèm đơn vị cm. II. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: Bài 2, 3/74 B. Bài mới HĐ1. Luyện tập Bài 1/75 Yêu cầu HS tự nhẩm, nêu kết quả rồi nối tiếp nhau báo kết quả. Bài 2 ( cột 1, 3) cột 2 HS K-G Gọi 2HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào vở. Bài 3/75 - Viết lên bảng: 58 – 24 – 6 = - H: Phải tính theo thứ tự nào? - Yêu cầu HS tự làm bài, ghi kết quả trung gian rồi ghi kết quả cuối cùng. Bài 4/75 (HS khá giỏi) - Yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ. - Gọi 3HS lên bảng, lớp làm trên bảng con. Bài 5/75 - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS tóm tắt và làm bài vào vở, 1HS lên bảng. C.Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà thực hiện phần bài tập còn lại. - 2HS lên bảng làm bài. - Nêu yêu cầu bài tập. - Tự làm bài rồi nối tiếp nhau báo kết quả. - Nêu yêu cầu . - HS làm bài vào vở, 2HS lên bảng làm bài rồi nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính. - Đọc yêu cầu bài tập. - Thực hiện từ trái qua phải. VD: 58 – 24 – 6 = 34 – 6 = 28 - 3HS lên bảng, lớp làm vào vở. - Nêu yêu cầu bài tập. - Số hạng: Lấy tổng trừ đi số hạng kia; Số bị trừ: Lấy hiệu cộng số trừ; Số trừ: Lấy số bị trừ trừ đi hiệu. - HS làm bài trên bảng con. - Đọc đề toán. - Băng giấy màu đỏ dài 65cm, băng giấy màu xanh ngắn hơn băng giấy màu đỏ 17cm. - Hỏi băng giấy màu xanh dài bao nhiêu xăngtimet? - HS tìm độ dài băng giấy màu xanh 65 - 17 = 48 (dm) Luyện Toán: LUYỆN TẬP I/Mục tiêu : - Củng cố vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua hai điểm bằng thước và bút. - Thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Củng cố cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ - Luyện giải bài toán có lời văn. II/ Các hoạt động dạy học Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1,2,3,4,5 trang 99 sách thực hành toán 2 Tập 1 Hoạt động tập thể : SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu : - Tổng kết, đánh giá các hoạt động trong tuần 15 - Kế hoạch tuần 16 II.Nội dung sinh hoạt: - Hát tập thể Nêu lí do Đánh giá các mặt học tập tuần qua : học tập, nề nếp, vệ sinh, giờ ra vào lớp Các tổ trưởng lên nhận xét đánh giá. Các lớp phó phụ trách lần lượt lên đánh giá Lớp phó học tập ( hồ sơ kèm theo) Lớp phó lao động ( hồ sơ kèm theo) Lớp phó văn thể mĩ ( hồ sơ kèm theo) Lớp trưởng tổng kết xếp loại chung * GV chủ nhiệm nhận xét chung: Học tập: HS tham gia thi vở sạch chữ đẹp ở lớp đảm bảo. Tiếp thu bài tốt, phát biểu xây dựng bài tích cực, học bài và làm bài đầy đủ. Các em ý thức được trong việc rèn chữ giữ vở. Đem đầy đủ sách vở trong ngày theo thời khoá biểu. -Nề nếp: +Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn. + Hát văn nghệ đầu giờ, sôi nổi, vui tươi. + Đi học đúng giờ -Vệ sinh: +Vệ sinh cá nhân tốt + Lớp sạch sẽ, gọn gàng. + Trực nhật VS khu vực đảm bảo III. Kế hoạch tuần 16 - Dạy và học chương trình tuần 16 - Thực hiện các hoạt động nhà trường, lớp đề ra . - Bồi dưỡng HS tham gia hội thi VSCĐ và kể chuyện Bác Hồ - Hướng dẫn HS giải Toán qua mạng ( vòng 7) - Thực hiện việc giữ vở, rèn chữ để cuối tuần tham gia hội thi. - Sinh hoạt văn nghệ

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 15.doc
Giáo án liên quan