Nhận biết - Phân biệt các chất

1/ Chiết(Trích mẫu thử) các chất vào nhận biết vào các ống nghiệm.(đánh số)

2/ Chọn thuốc thử thích hợp(tuỳ theo yêu cầu đề bài: thuốc thử tuỳ chọn, han chế hay không dùng thuốc thử nào khác).

3/ Cho vào các ống nghiệm ghi nhận các hiện tượng và rút ra kết luận đã nhận biết, phân biệt được hoá chất nào.

4/ Viết PTHH minh hoạ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận biết - Phân biệt các chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 14: NHẬN BIẾT – PHÂN BIỆT CÁC CHẤT. I/ Phương pháp làm bài. 1/ Chiết(Trích mẫu thử) các chất vào nhận biết vào các ống nghiệm.(đánh số) 2/ Chọn thuốc thử thích hợp(tuỳ theo yêu cầu đề bài: thuốc thử tuỳ chọn, han chế hay không dùng thuốc thử nào khác). 3/ Cho vào các ống nghiệm ghi nhận các hiện tượng và rút ra kết luận đã nhận biết, phân biệt được hoá chất nào. 4/ Viết PTHH minh hoạ. II/ Các dạng bài tập thường gặp. -  Nhận biết các hoá chất (rắn, lỏng, khí) riêng biệt. -  Nhận biết các chất trong cùng một hỗn hợp. -   Xác định sự có mặt của các chất (hoặc các ion) trong cùng một dung dịch. -  Tuỳ theo yêu cầu của bài tập mà trong mỗi dạng có thể gặp 1 trong các trường hợp sau: + Nhận biết với thuốc thử tự do (tuỳ chọn) + Nhận biết với thuốc thử hạn chế (có giới hạn) + Nhận biết không được dùng thuốc thử bên ngoài. 1.     Đối với chất khí: -  Khí CO2: Dùng dung dịch nước vôi trong có dư, hiện tượng xảy ra là làm đục nước vôi trong. -  Khí SO2: Có mùi hắc khó ngửi, làm phai màu hoa hồng hoặc Làm mất màu dung dịch nước Brôm hoặc Làm mất màu dung dịch thuốc tím. 5SO2  +  2KMnO4  +  2H2O     2H2SO4  +   2MnSO4  +   K2SO4 - Khí NH3: Có mùi khai, làm cho quỳ tím tẩm ướt hoá xanh. - Khí Cl2: Dùng dung dịch KI + Hồ tinh bột để thử clo làm dung dịch từ màu trắng chuyển thành màu xanh. Cl2   +   KI     2KCl    +   I2 - Khí H2S: Có mùi trứng thối, dùng dung dịch Pb(NO3)2 để tạo thành PbS kết tủa màu đen. - Khí HCl: Làm giấy quỳ tẩm ướt hoá đỏ hoặc sục vào dung dịch AgNO3 tạo thành kết tủa màu trắng của AgCl. -Khí N2: Đưa que diêm đỏ vào làm que diêm tắt. -Khí NO ( không màu ): Để ngoài không khí hoá màu nâu đỏ. -Khí NO2 ( màu nâu đỏ ): Mùi hắc, làm quỳ tím tẩm ướt hoá đỏ. 4NO2    +   2H2O   +  O2    4HNO3 2.     Nhận biết dung dịch bazơ (kiềm): Làm quỳ tím hoá xanh. -  Nhận biết Ca(OH)2: Dùng CO2 sục vào đến khi xuất hiện kết tủa thì dừng lại. Dùng Na2CO3 để tạo thành kết tủa màu trắng của CaCO3 - Nhận biết Ba(OH)2: Dùng dung dịch H2SO4 để tạo thành kết tủa màu trắng của BaSO4. 3.     Nhận biết dung dịch axít: Làm quỳ tím hoá đỏ -Dung dịch HCl: Dùng dung dịch AgNO3 làm xuất hiện kết tủa màu trắng của AgCl. -Dung dịch H2SO4: Dùng dung dịch BaCl2 hoặc Ba(OH)2 tạo ra kết tủa BaSO4. -Dung dịch HNO3: Dùng bột đồng đỏ và đun ở nhiệt độ cao làm xuất hiện dung dịch màu xanh và có khí màu nâu thoát ra của NO2. -Dung dịch H2S: Dùng dung dịch Pb(NO3)2 xuất hiện kết tủa màu đen của PbS. -Dung dịch H3PO4: Dùng dung dịch AgNO3 làm xuất hiện kết tủa màu vàng của Ag3PO4. 4.     Nhận biết các dung dịch muối: -Muối clorua: Dùng dung dịch AgNO3. -Muối sunfat: Dùng dung dịch BaCl2 hoặc Ba(OH)2. -Muối cacbonat: Dùng dung dịch HCl hoặc H2SO4. -Muối sunfua: Dùng dung dịch Pb(NO3)2. -Muối phôtphat: Dùng dung dịch AgNO3 hoặc dùng dung dịch CaCl2, Ca(OH)2 làm xuất hiện kết tủa mùa trắng của Ca3(PO4)2. 5.     Nhận biết các oxit của kim loại. * Hỗn hợp oxit: hoà tan từng oxit vào nước (2 nhóm: tan trong nước và không tan) -Nhóm tan trong nước cho tác dụng với CO2. + Nếu không có kết tủa: kim loại trong oxit là kim loại kiềm. + Nếu xuát hiện kết tủa: kim loại trong oxit là kim loại kiềm thổ. -Nhóm không tan trong nước cho tác dụng với dung dịch bazơ. + Nếu oxit tan trong dung dịch kiềm thì kim loại trong oxit là Be, Al, Zn, Cr.. + Nếu oxit không tan trong dung dịch kiềm thì kim loại trong oxit là kim loại kiềm thổ. 6. Nhận biết một số oxit: - (Na2O; K2O; BaO) cho tác dụng với nước--> dd trong suốt, làm xanh quỳ tím. - (ZnO; Al2O3) vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ. - CuO tan trong dung dịch axit tạo thành đung dịch có màu xanh đặc trưng. - P2O5 cho tác dụng với nước --> dd làm quỳ tím hoá đỏ. - MnO2 cho tác dụng với dd HCl đặc có khí màu vàng xuất hiện. - SiO2 không tan trong nước, nhưng tan trong dd NaOH hoặc dd HF.

File đính kèm:

  • docnhan biet cac hop chat hoa hoc.doc