Tấn công vào nghèo đói, vừa tạo ra sự tăng trưởng kinh tế bền vững, vừa đảm bảo
sự công bằng trong sự phát triển giữa các vùng và giữa các tầng lớp dân cưluôn là mối
quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chính vì thế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội đã soạn thảo "Chiến lược xóa đói giảm nghèo 2001ư 2010"(4/1001) và Chính phủ đã
soạn thảo "Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo" (5/2002). Các
cơ quan tài trợ nhưUNDP, WB rất quan tâm nghiên cứu những chuyển biến và những
vấn đề về đói nghèo ở nước ta.
Trong bài báo này, dựa trên các số liệu thống kê, kết quả của các cuộc điều tra lớn,
chúng tôi phân tích vấn đề nghèo đói trong mối quan hệ với phát triển vùng ở nước ta
trong những năm gần đây.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghèo đói và sự chênh lệch trong phát triển vùng ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đ−ợc tính từ các chỉ tiêu: Tỷ lệ ng−ời không có kỳ vọng sống quá tuổi 40, Tỷ lệ
ng−ời lớn mù chữ; Tỷ lệ dân không đ−ợc tiếp cận n−ớc sạch, Tỷ lệ dân không đ−ợc tiếp
cận vệ sinh, Tỷ lệ trẻ em d−ới 5 tuổi suy dinh d−ỡng. Có 12 tỉnh có chỉ số HDI cao (HDI
>= 0,7), 41 tỉnh có chỉ số HDI trung bình (0,7>HDI>=0,6) và 8 tỉnh có chỉ số HDI thấp
(HDI<0,6).
0 10 20 30 40 50 60 70
Xếp hạng HDI
0
10
20
30
40
50
60
70
X
ếp
h
ạn
g
H
P
I
Vĩnh Long
Tiền Giang
Cần Thơ
Bến Tre
Tên vùng
ĐBSH
MN-TD BB
BTB
DHNTB
TN
ĐNB
ĐBSCL
Hình 2 - Quan hệ giữa xếp hạng HDI và xếp hạng HPI
theo các tỉnh và vùng (dựa theo số liệu của [1])
Quan hệ giữa HDI và HPI có thể thấy qua hình 2 (các tỉnh đ−ợc xếp theo thứ tự
giảm dần của chỉ tiêu HDI và HPI). Hai đ−ờng thẳng đứng chia các tỉnh theo HDI thành
5
3 nhóm (cao, trung bình và thấp), và t−ơng ứng chúng tôi cũng chia các tỉnh theo thứ
hạng của HPI. Nhìn chung quan hệ giữa thứ hạng HDI và thứ hạng HPI khá chặt. ở đây
cũng có thể thấy rõ sự "phân cực" trong phát triển vùng. Những tỉnh đặc biệt khó khăn là
Bắc Cạn, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Gia Lai và Kon Tum. Đáng
chú ý là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (điển hình là Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền
Giang, Cần Thơ) có chỉ số HDI khá cao, nh−ng chỉ số nghèo khổ tổng hợp cũng khá cao.
Điều kiện cung cấp n−ớc sạch cho Đồng bằng sông Cửu Long còn khó khăn là một
trong các nguyên nhân làm cho chỉ số HPI ở các tỉnh trong vùng cao hơn.
Hình 3. Sự phân hóa không gian của tỷ lệ nghèo và mật độ nghèo 1999
Hình 3 (đ−ợc tác giả xây dựng dựa trên kết quả của Dự án Lập bản đồ nghèo
2003), cho thấy rằng tỷ lệ nghèo cao ở những nơi tài nguyên thiên nhiên (nhất là tài
nguyên cho nông nghiệp) bị hạn chế và hay gặp thiên tai, chẳng hạn nh− vùng núi, các
vùng sâu vùng xa của đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung. Tỷ lệ nghèo
đặc biệt cao ở các huyện cực Bắc và Tây Bắc của Tổ quốc, các huyện phía Tây của Bắc
Trung Bộ, Tây Nguyên. Chính vì vậy, việc xóa đói giảm nghèo ở các huyện nghèo này
là hết sức quan trọng để giữ cho đất n−ớc yên bình. Sự hạn hẹp về tài nguyên cộng với
tình trạng nghèo nàn về cơ sở hạ tầng và điều kiện sinh hoạt (trong đó có hạ tầng giao
thông vận tải, giáo dục, y tế) đã thúc đẩy việc di dân từ các vùng nghèo đến Tây
Nguyên, và làm tăng thêm tỷ lệ nghèo ở các địa ph−ơng này. Sự di c− (lâu dài hay mùa
vụ) của lao động để tìm việc làm và mong có thu nhập cao hơn thực tế là cách để thoát
nghèo.
6
Bản đồ mật độ nghèo (mỗi điểm ứng với 2000 ng−ời sống d−ới ng−ỡng nghèo) cho
thấy mặc dù ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, các huyện ở Duyên hải miền Trung và
nhiều huyện ở Đồng bằng sông Cửu Long tuy có tỷ lệ nghèo thấp, nh−ng do mật độ dân
số cao nên lại là vùng có mật độ nghèo cao. Nh− vậy là việc đầu t− chống đói nghèo
đứng tr−ớc sự lựa chọn rất gắt gao: nếu đầu t− cho miền núi, thì hiệu quả kinh tế không
cao, vì các địa ph−ơng này th−a dân, công trình lại dễ xuống cấp, còn nếu đầu t− cho
vùng đồng bằng, thì với vùng mật độ dân số cao, giảm tỷ lệ nghèo không thể nhanh
đ−ợc.
Trong những năm qua, Nhà n−ớc đã có những ch−ơng trình quốc gia nhằm mục
tiêu xóa đói giảm nghèo. Đầu tiên phải kể đến Ch−ơng trình mục tiêu quốc gia về xóa
đói giảm nghèo (Ch−ơng trình 133, Chính phủ phê duyệt tháng 7/1998) và Ch−ơng trình
phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa
(Ch−ơng trình 135 - Chính phủ phê duyệt tháng 7/1998), 1715 xã đ−ợc chọn vào danh
sách. Năm 1998 xác định danh sách 7 tỉnh trọng điểm có các xã đặc biệt khó khăn (gồm
48 huyện và 586 xã); danh sách các tỉnh có các huyện trọng điểm đặc biệt khó khăn (23
tỉnh, 43 huyện, 414 xã), nh− vậy tổng cộng là 30 tỉnh, 91 huyện và 1000 xã. Quyết định
1232/QĐ- TTg ngày 24/12/1999 của Thủ t−ớng Chính phủ đã phê duyệt tăng lên là 49
tỉnh, 284 huyện, 1870 xã (trong đó 1726 xã đặc biệt khó khăn và 144 xã biên giới) trong
kế hoạch đầu t− năm 2000 theo Ch−ơng trình 135. Theo Ch−ơng trình 147 (giai đoạn 2
của Ch−ơng trình 135) thì số xã đ−ợc h−ởng lợi lên đến 2362. Đáng chú ý là với Quyết
định 106/2004/QĐ-TTg ngày 11/6/2004 của Thủ t−ớng Chính phủ, 157 các xã đặc biệt
khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo đã d−ợc h−ởng ch−ơng trình đầu t− riêng.
Những ch−ơng trình này đã góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo, nhất là ở
những vùng núi, biên giới, hải đảo. Tuy nhiên, do mục tiêu xã hội là −u tiên số một, nên
việc lãng phí, thất thoát đã không tránh đ−ợc trong quá trình triển khai (Theo [3], trang
87, thì gần 45% những hộ đ−ợc h−ởng lợi lại không phải hộ nghèo).
Một khía cạnh khác của vấn đề nghèo và phát triển là hiện nay sự mất cân đối
trong phát triển vùng, phản ánh ở sự chênh lệch trong thu nhập bình quân đầu ng−ời giữa
các vùng của n−ớc ta, là rất lớn. Vùng Đông Nam Bộ có thu nhập bình quân đầu ng−ời
gần gấp đôi mức trung bình cả n−ớc, có ảnh h−ởng lớn lên bức tranh chung đến mức là
các vùng phát triển khác của đất n−ớc nh− Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
Cửu Long cũng chỉ có thu nhập bình quân đầu ng−ời dao động quanh mức trung bình
của cả n−ớc.
Trong những năm gần đây, khoảng cách giữa 20% dân số nghèo nhất và 20% dân
số giàu nhất (theo điều tra) có xu h−ớng thu hẹp lại, tuy nhiên trong các báo cáo về mức
sống hộ gia đình năm 2002 và năm 2004 đều nhận định rằng ti trọng của 40% dân số có
thu nhập thấp nhất trong tổng thu nhập của toàn bộ dân c− năm đã giảm từ 18,7% (năm
1999) xuống 17,98% (năm 2001-2002) và 17,4% (năm 2003-2004) cho thấy Việt Nam
đang có xu h−ớng tăng lên mức bất bình đẳng vừa.
Nhìn chung, sự chênh lệch giữa 20% dân số nghèo nhất và 20% dân số giàu nhất ở
các vùng phát triển vẫn là lớn hơn cả. Điều này cho thấy rằng trong sự đổi mới chung
của đất n−ớc, thì những ng−ời nghèo vẫn ít có cơ hội hơn cả để tận dụng những cơ hội
mà công cuộc Đổi mới đem lại (so với những nhóm có thu nhập cao hơn). Ngay cả ở
một số tỉnh nghèo nh− Ninh Thuận, sự chênh lệch giữa hai nhóm này lên tới 9,45 lần là
điều cần phải quan tâm. Nếu tính theo sự chênh lệch giữa 10% dân số nghèo nhất và
7
10% dân số giàu nhất, thì năm 2004, con số trung bình cả n−ớc là 14,41, cao nhất là ở
Đông Nam Bộ (15,60) và thấp nhất là ở Bắc Trung Bộ (9,17).
Bảng 3. So sánh thu nhập trung bình của một ng−ời/tháng của vùng mức
trung bình cả n−ớc và sự chênh lệch giàu nghèo theo vùng
Chênh lệch giữa TB
của vùng so với
TB cả n−ớc (%)
Chênh lệch giữa 20% dân
số nghèo nhất và 20% dân
số giàu nhất (lần)
1998 2002 2004 1998 2002 2004
Cả n−ớc 100,0 100,0 100,0 10,47 8,11 8,34
Thành thị - Nông thôn
Thành thị 228,3 174,7 168,3 11,12 8,03 8,08
Nông thôn 78,4 77,3 78,1 8,69 5,97 6,37
Vùng
Đồng bằng sông Hồng 100,8 99,2 100,8 10,61 6,86 6,97
Miền núi trung du Bắc Bộ 66,3 8,60
Đông Bắc 75,5 78,4 6,18 7,03
Tây Bắc 55,3 54,9 5,96 6,43
Bắc Trung Bộ 75,4 66,1 65,5 8,13 5,83 5,98
Duyên hải Nam Trung Bộ 83,9 85,9 85,6 7,83 5,82 6,50
Tây Nguyên 82,5 68,5 80,6 11,00 6,39 7,62
Đông Nam Bộ 195,8 174,0 172,0 16,50 9,03 8,72
Đồng bằng sông Cửu Long 92,2 104,3 97,3 9,66 6,81 6,74
Tính toán dựa trên [9], [10], [11]
IV. Kết luận
Chống đói nghèo ở n−ớc ta hiện nay đi liền với việc đẩy mạnh tăng tr−ởng kinh tế.
Tình trạng nghèo rất đa dạng và khác nhau về biểu hiện cũng nh− về mức độ giữa các
vùng, có liên quan rất rõ nét với sự chênh lệch trong phát triển vùng và các yếu tố địa lí
mang tính địa ph−ơng. Vì vậy, giảm bớt sự chênh lệch trong phát triển vùng là một cách
tiếp cận quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo, đồng thời tạo ra sự bền vững và sự
công bằng trong phát triển.
Tμi liệu tham khảo
1. Báo cáo phát triển con ng−ời Việt Nam 2001. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2001.
2. Báo cáo phát triển Việt Nam 2000: Tấn công nghèo đói. WB, 11/1999.
3. Báo cáo phát triển Việt Nam 2004: Nghèo. Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại
Hội nghị T− vấn các nhà tài trợ Việt Nam. Hà Nội, 2-3/12/2003.
8
4. Chính phủ CHXHCN Việt Nam - Chiến l−ợc toàn diện về tăng tr−ởng và xóa đói
giảm nghèo. Hà Nội, 5/2002.
5. Đói nghèo và bất bình đẳng Việt Nam: Các yếu tố về địa lí và không gian.
Nicholas Minot (IFPRI), Bob Baulch (IDS) và Michael Epprecht (IFPRI) nhóm
tác chiến lập bản đồ nghèo liên Bộ. 2003, CD-ROM.
6. Colwell, J.A., Le Danh Tuyen and Nguyen Dinh Chung (2002) ‘Poverty and
Malnutrition: Analysis of the 1992/3 and 1997/8 Vietnam Living Standards
Surveys’, Food Security Occasional Paper 1, Hanoi: FSIU.
7. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức - Giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội Việt
Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, in lần thứ hai.
8. SGTS & Associates - Civil Society Participation in Poverty Reduction. Strategy
Papers (PRSP). Vol III: Vietnam Case Study Hanoi, June 2000. Report to the
Department for International Development.
9. TCTK - Điều tra mức sống dân c− Việt Nam 1997-1998. NXB Thống kê, Hà
Nội, 2000.
10. TCTK - Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002. NXB Thống kê, Hà
Nội, 2004.
11. TCTK - Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004. Hà Nội, 1/2006.
12. UNDP Hanoi - Mức sống trong thời kì bùng nổ kinh tế: Việt Nam 1993-1998.
Biên tập Dominique Haughton, Jonathan Haughton và Nguyễn Phong. NXB
Thống kê, Hà Nội 2001.
13. Vụ tổng hợp và Thông tin, TCTK - T− liệu kinh tế - xã hội chọn lọc từ kết quả 10
cuộc điều tra quy mô lớn 1998-2000. NXB Thống kê, Hà Nội 2001.
14. Vietnam Poverty Analysis. Prepared for the AuAID by the Center for
International Economics, Canberra and Sydney. 2002.
Summary
Poverty and regional disparity
in development of Vietnam
Nguyen Viet Thinh
Based on statistical analysis, the author presented the status and trends of poverty
in relation to the regional development disparity in Vietnam. The study showed that
reducing regional gaps in development was a way for further poverty alleviation and it
made the development more sustainable and equitable.
File đính kèm:
- Ngheo doi va su chenh lech trong phat trien vung.pdf