Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ

Cùng với việc thay SGK mới, việc đổi mới phương pháp dạy học trong bộ môn Sinh theo định hướng ở các trường phổ thông hiện nay là phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của HS phù hợp với từng lớp học; từng đối tượng. Qua phương pháp tự học, tự khai thác kiến thức và kĩ vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem lại niềm vui, hứng thú cho HS học tập.

 Từ xưa, bên cạnh câu “Không thầy đố mày làm nên” ông cha ta đã có câu “Học thầy không tầy học bạn”. Đúng vậy, trong giáo dục, học tập hợp tác sẽ làm cho từng thành viên được bộc lộ suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình, qua đó được tập thể uốn nắn, điều chỉnh để hoàn thiện kiến thức. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy của tổ Hóa- sinh trường THCS Kim Đồng, việc thực hiện phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ còn nhiều bất cập, hạn chế. Để khắc phục tồn tại này, tôi thấy cần phải đi sâu vào nghiên cứu và khai thác đề tài: “ Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ” ở bộ môn sinh.

 

doc10 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y tức( SH7- T.08): +Ở phần 1, để tìm hiểu về sự di chuyển của thủy tức (phần này kiến thức đơn giản) GV chỉ cần cho HS trao đổi theo đôi bạn học tập qua việc quan sát hình vẽ 8.2 mô tả dược bằng lời 2 cách di chuyển của thủy tức. +Sang phần 2, ở phần này kiến thức mới và khó, GV yêu cầu HS nắm chắc thông tin ở bảng phụ, thảo luận nhóm “ Xác định và ghi tên từng loại tế bào vào ô trống của bảng” -Chuẩn bị kĩ về phương tiện dạy học để phục vụ cho tiết học.Tùy theo sự lựa chọn phương tiện để thực hiện cho hoạt động nhóm ở mỗi GV mà chuẩn bị đồ dùng dạy học tương ứng.Ví dụ như tranh vẽ phóng to, mẫu vật, mô hình, bảng phụ ghi sẵn nội dung thảo luận; hoặc chuẩn bị phiếu học tập để phát cho từng nhóm → sau hoạt động GV thu kết quả để chấm; hoặc HS tự thực hiện trong vở bài tập của mình, sau đó thống nhất kết quả chung cho nhóm trưởng. Nếu GV sử dụng đèn chiếu trong dạy học thì chỉ cần chuẩn bị cho mỗi nhóm một bảng trong và bút lông để các nhóm làm bài tập; sau đó chiếu kết quả lên màn hình, các nhóm khác dễ dàng nhận xét. Hiện nay, điều kiện phương tiện dạy học ở các trường học rất phong phú, có cả hệ thống dạy học điện tử: Microsoft Power Point; nếu GV chúng ta sử dụng phương tiện dạy học này rất thuận lợi trong dạy học nhất là trong dạy học hợp tác nhóm nhỏ. -Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới cũng là một khâu không thể thiếu trong quá trình soạn giảng.Yêu cầu HS chuẩn bị đầy đủ bao gồm nghiên cứu bài mới, chuẩn bị vật mẫu theo nhóm, bài tập theo yêu cầu SGK. Hình thức hướng dẫn là những câu hỏi nêu vấn đề, yêu cầu các em phải đọc và soạn trước bài mới. *Ví dụ: Khi nghiên cứu bài “Sán lá gan” ( Bài 11-SH7) Thấy cần phải cho HS thảo luận phần “đặc điểm cấu tạo ngoài của sán lá gan” và “vòng đời sán lá gan” thì GV hướng dẫn HS chuẩn bị như sau: GV đặt một số câu hỏi gợi ý để hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà: Cấu tạo sán lá gan thích nghi đời sống kí sinh như thế nào? Vì sao trâu bò nước ta thường hay mắc bệnh sán lá gan? Kẻ sẵn bảng đặc điểm cấu tạo của sán lông, sán lá gan, nghiên cứu vòng đời của sán lá gan để tiết học tới thực hiện thảo luận. b/Đối với HS: -Yêu cầu các em phải học thuộc bài cũ có liên quan và nghiên cứu bài mới theo hướng dẫn của GV. -HS chuẩn bị theo nhóm vật mẫu hoặc những phương tiện khác mang đến lớp. 2/Trong giờ học: -Trước hết GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm; Sau đó tiến hành cho HS thực hiện hoạt động. -GV tiến hành hoạt động nhóm như sau: Lớp học được chia thành những nhóm từ 4-6 em.Tuy nhiên tùy theo sự bố trí chỗ ngồi của mỗi lớp và số HS trong lớp mà ta có thể chia đông hơn( có thể từ 7-8 em /nhóm). Tùy mục đích và vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, được duy trì ổn định trong các tiết học hoặc thay đổi tùy theo từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Nhóm tự bầu ra một nhóm trưởng và một thư kí. Các thành viên trong nhóm có thể thay nhau làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng có nhiệm vụ phân công cho mỗi nhóm viên thực hiện một phần công việc.Trong nhóm nhỏ mỗi thành viên đều hoạt động tích cực, không thể ỷ lại vào những em khá, giỏi. Các thành viên trong nhóm giúp nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc có thể phân công mỗi bạn trong nhóm trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao khá phức tạp. *Ví dụ bài: Phân biệt động vật với thực vật- Đặc điểm chung của động vật.( Bài 2-SH7) +GV cần chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng 1 tr. 9 SGK. Tranh vẽ phóng to H.2.1SGK. +HS cần chuẩn bị mỗi nhóm một bảng phụ bằng giấy roky kẻ sẳn bảng 1SGK và 1 bút lông. GV tiến hành như sau: A.Làm việc chung cả lớp: A1 .Nêu vấn đề- xác định nhiệm vụ nhận thức: -GV treo tranh vẽ phóng to H2.1:Các biểu hiện đặc trưng của giới động vật và thực vật. Giới thiệu nội dung tranh vẽ. -GV tiếp tục treo bảng phụ viết sẵn nội dung bảng 1: “So sánh động vật và thực vật”. -Hướng dẫn HS cách hoàn thành bài tập đó. A2.Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: -Chia nhóm: Ví dụ lớp có 36 HS, ngồi theo hai dãy bàn, mỗi bàn 3 em, ta chia ngẫu nhiên thành 6 nhóm ( mỗi nhóm 6 em). -Tất cả các nhóm đều giao chung một nhiệm vụ là: “Quan sát tranh vẽ, thảo luận nhóm và đánh dấu x vào các ô trống thích hợp ở bảng 1”. Trả lời các câu hỏi: +Động vật giống thực vật ở điểm nào? + Động vật khác thực vật ở điểm nào? Yêu cầu HS thảo luận trong thời gian 5’ . A3.Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm: -Mỗi nhóm sẽ thảo luận, trao đổi, thống nhất ý kiến và ghi lại kết quả vào phiếu học tập. GV có thể gợi ý thêm: +Từng cá nhân quan sát hình vẽ, đọc chú thích → ghi nhớ kiến thức về đặc điểm cơ bản của động vật; đặc điểm cơ bản của thực vật. Từ đó dễ dàng so sánh. +Đánh dấu x vào bảng 1. +Dựa vào kết quả bảng 1, thảo luận rút ra điểm giống nhau và khác nhau giữa động vật và thực vật. B/Làm việc theo nhóm: -Nhóm trưởng phân công trong nhóm để thực hiện theo gợi ý trên. -Trao đổi trong nhóm để hoàn chỉnh câu trả lời. -Thể hiện kết quả trên phiếu học tập. (do em thư kí ghi.) -Cử đại diện trình bày kết quả trước lớp. C.Thảo luận - Tổng kết: -Đại diện nhóm đem phiếu học tập của nhóm mình đính lên bảng-trình bày kết quả. -Các nhóm khác nhận xét - bổ sung ý kiến. GV uốn nắn (lúc cần bổ sung thêm vài tư liệu để bài học thêm sâu sắc). *Nội dung phiếu học tập (Đã hoàn chỉnh) Bảng 1:So sánh động vật với thực vật. Đặc điểm cơ Đối thể tượng phân biệt Cấu tạo từ tế bào Không Có Thành xenlulôzơ ở tế bào Không Có Lớn lên và sinh sản Không Có Sử dụng chất hữu cơ có sẵn nuôi cơ thể Không Có Khả năng di chuyển Không Hệ thần kinh và giác quan Không Có Thực vật √ √ √ √ √ √ Động vật √ √ √ √ √ √ Qua bảng trên em thấy: Động vật giống thực vật ở điểm là:Cùng cấu tạo từ tế bào, cùng có khả năng sinh sản và phát triển. Động vật khác thực vật ở điểm: Cấu tạo tế bào thành xenlulzơ, chỉ sử dụng chất cơ có sẵn để nuôi cơ thể, có cơ quan di chuyển, và có hệ thần kinh và giác quan. -Cuối cùng GV chốt lại về sự khác nhau giữa động vật và thực vật, từ đó đặc vấn đề tiếp theo là: Đặc điểm chung của động vật. *Ngoài việc cho HS sử dụng phiếu học tập bằng bảng phụ như trên , ta có thể hướng dẫn các em sử dụng vở bài tập hoặc GV chuẩn bị phiếu học tập phát đủ cho mỗi nhóm, sau hoạt động thu chấm. -Trong quá trình HS thảo luận nhóm, GV phải theo sát kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các em cùng làm việc. Có thể gợi ý thêm bằng những câu hỏi đặc vấn đề đối với các nhóm còn lúng túng khi thảo luận. Để có sự thi đua giữa các nhóm, giúp các em hoạt động một cách hứng thú tôi thường ghi điểm thưởng cho các nhóm. Ví dụ: Đối với các nhóm làm việc đúng thời gian quy định, kết quả chính xác và tất cả các em trong nhóm đều có thể đại diện trả lời được thì sẽ ghi điểm 10 cho nhóm đó. Qua nhiều năm thực hiện tôi thường gọi các em trung bình, yếu báo cáo kết quả xen lẫn với các em khá- giỏi. Những nhóm nào gọi em yếu lên báo cáo kết quả không được thì điểm của nhóm đó là 1; gọi tiếp em thứ hai lên trình bày, ghi điểm cộng với 1 điểm của em trước đó chia 2 để lấy điểm của nhóm. Điểm hoạt động nhóm sẽ tổng kết hàng tháng và sẽ phát thưởng cho nhóm có số điểm cao nhất. Làm như vậy thì các em khá giỏi sẽ chú tâm đến những em yếu kém và trung bình, lôi kéo các em vào hoạt động nhóm một cách thực sự và bản thân em đó được nhắc nhở nhiều lần nên dần dần cũng tự giác vào hoạt nhóm một cách tích cực để tránh điểm yếu kém cho nhóm mình. Như vậy các cá nhân trong nhóm sẽ hoạt động đồng bộ. Chính nhờ áp dụng các biện pháp đó mà các lớp học trở nên sinh động hơn khi thảo luận nhóm và kết quả nắm bắt kiến thức. *Ở trường THCS, mỗi tiết học chỉ nên thực hiện từ 1-3 hoạt động nhóm, thời gian mỗi hoạt động từ 5-10 phút. Tuy nhiên, phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ thường mất nhiều thời gian, lớp học hay mất trật tự. Để hạn chế việc kéo dài thời gian trong hoạt động nhóm hoặc HS thảo luận không đạt mục đích GV yêu cầu, trước khi cho HS thảo luận GV cần hướng dẫn thật cụ thể, rõ ràng. Về phía HS phải có sự chuẩn bị chu đáo bài tập ở nhà. Có như vậy mới tránh được hạn chế trên. Rút kinh nghiệm qua những năm dạy học, và đặc biệt áp dụng có chọn lọc những vấn đề nêu trên thời gian qua, tôi đã có được những thành công nhất định. * * * PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN. 1Gía trị của đề tài: Qua hơn 5 năm giảng dạy theo chương trình thay SGK mới, sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ để dạy bộ môn sinh học giúp HS có hứng thú học tập; các em đã học tập một cách tích cực, chủ động tìm ra kiến thức mới. Kết quả như sau: Năm học Tính hứng thú trong học tập hợp tác và kết quả học tập của bộ môn sinh học. 2000-2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 70% HS trong lớp 80% HS trong lớp 88% HS trong lớp 92% HS trong lớp 98% HS trong lớp II/Phạm vi mở rộng và áp dụng: Qua việc sử dụng PPDH hợp tác trong nhóm nhỏ để dạy môn sinh học tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: -PPDH hợp tác trong nhóm nhỏ là một trong những PPDH tích cực cần được phát triển. Trong giai đoạn đổi mới PPDH hiện nay, GV nên tập trung vận dụng PPDH này cho tất cả các môn học ở các khối lớp. -Để vận dụng PPDH này một cách hiệu quả đòi hỏi mỗi thầy giáo, cô giáo chúng ta cần nghiên cứu kĩ bài dạy, mục tiêu, nội dung, chuẩn bị các phương tiện dạy học phù hợp với từng tiết học, với từng hoạt động; phân loại HS, nắm vững cấu trúc của một hoạt động nhóm, và sử dụng linh hoạt các bước hoạt đó Có như vậy thì hiệu quả học tập của HS sẽ được nâng cao và các em học tập một cách tích cực, tự giác. III/Những khó khăn, hạn chế của đề tài: Đây là một đề tài vẫn cần nhiều thời gian nghiên cứu thêm, cần phải mở nhiều chuyên đề này cho các cấp tổ, cấp trường, cấp huyện để mong được sự góp ý chân thành của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn. Đại Đồng, tháng 12 năm2005. Người thực hiện: HUỲNH THỊ KIM MAI

File đính kèm:

  • docSKKN mot va bien phap nang cao.doc