Một số yêu cầu đổi mới phương pháp tổ chức Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS

Việc thiết kế các HĐGD NGLL đặc biệt là lựa chọn các phương pháp/hình thức tổ chức hoạt động không đòi hỏi những điều kiện vượt quá sự cố gắng và khả năng của đa số học sinh tham gia hoạt động cũng như vượt quá những điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị của trường/lớp. Tuy nhiên, tính khả thi của hoạt động cũng phải được tính đến cả việc hoạt động ấy có sử dụng được tối đa những điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn có hay không chứ không chỉ đơn thuần là hoạt động ấy có thực hiện được hay không.

doc6 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số yêu cầu đổi mới phương pháp tổ chức Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số yêu cầu đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL ở trường THCS 1. Đảm bảo tính khả thi Việc thiết kế các HĐGD NGLL đặc biệt là lựa chọn các phương pháp/hình thức tổ chức hoạt động không đòi hỏi những điều kiện vượt quá sự cố gắng và khả năng của đa số học sinh tham gia hoạt động cũng như vượt quá những điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị của trường/lớp. Tuy nhiên, tính khả thi của hoạt động cũng phải được tính đến cả việc hoạt động ấy có sử dụng được tối đa những điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn có hay không chứ không chỉ đơn thuần là hoạt động ấy có thực hiện được hay không. 2. Tăng cường sự tham gia của học sinh Sự tham gia của học sinh trong các HĐGD NGLL được hiểu là sự tham gia một cách tự nguyện và có chất lượng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, sự tham gia của học sinh trước hết phải là sự tự nguyện. Điều đó không chỉ có nghĩa là phải có sự đồng ý của các em trước khi tham gia bất kì hoạt động nào, mà còn có nghĩa là trong suốt quá trình tham gia đó các em có quyền lựa chọn không tham gia vào hoạt động này hay hoạt động kia. Muốn học sinh tham gia một cách tự nguyện, thoải mái chúng ta phải tạo điều kiện để các em được tiếp cận thông tin, được bày tỏ ý kiến, được lắng nghe, được tôn trọng, ... được bàn bạc và quyết định trong các vấn đề có liên quan đến bản thân các em Tăng cường sự tham gia của học sinh trong các HĐGD NGLL không chỉ đơn thuần là tăng số lượng người tham gia mà còn được hiểu là nâng cao mức độ và chất lượng của sự tham gia đó. Mức độ tham gia của HS trong HĐGD NGLL ở mức cao là các em phải là người khởi xướng và cùng người lớn quyết định, các em sẽ khởi xướng những hình thức tổ chức hoạt động và cần ở thầy cô giáo những lời khuyên, sự bàn luận và hỗ trợ, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm để các em cân nhắc và quyết định. Các em (học sinh lớp 9) cũng có thể tự thiết kế một số hoạt động và điều hành hoạt động đó. 3. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong HĐGD NGLL Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL cần định hướng vào việc phát triển tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, khả năng hoạt động độc lập, khả năng tự đề xuất và giải quyết vấn đề trong hoạt động cũng như khả năng tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của các em. Nói cách khác đó là khả năng tham gia vào các HĐGD NGLL của học sinh. Sự tham gia của học sinh tạo điều kiện cho các em phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc tổ chức và điều khiển hoạt động của tập thể. Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL phải kiên quyết khắc phục tính chất áp đặt, bao biện làm thay học sinh. Cụ thể là: - Phải đưa học sinh vào những tình huống cụ thể với những công việc được giao cụ thể. Có như vậy mới giúp các em có điều kiện để trưởng thành. - Phát huy cao độ khả năng của đội ngũ cán bộ lớp, đồng thời khéo léo lôi cuốn mọi thành viên trong lớp cùng tham gia vào các khâu của quy trình hoạt động. 4. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động Đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động là việc sử dụng nhiều hình thức tổ chức hoạt động khác nhau một cách linh hoạt và phù hợp vơí nội dung hoạt động, với điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu, phương tiện Trước hết, phải đa dạng hoá các hình thức HĐGD NGLL, khắc phục tính chất đơn điệu, lặp đi lặp lại một vài hình thức đã quá quen thuộc với học sinh và gây ra nhàm chán, tẻ nhạt đối với các em. Để thực hiện yêu cầu này cần phải cụ thể hoá ở những điểm sau: - Nắm thật chắc nội dung hoạt động của từng chủ đề ở từng tháng. Mỗi chủ đề hoạt động có mục tiêu giáo dục riêng. Mục tiêu đó định hướng giáo viên trong việc xây dựng nội dung cho hoạt động của chủ đề tháng. Từ nội dung hoạt động của chủ đề tháng, giáo viên cụ thể hoá thành nội dung cho hoạt động của từng tuần, nhưng phải đảm bảo tính thống nhất và mối liên quan chặt chẽ giữa các nội dung hoạt động của các tuần với nhau. - Lựa chọn các hình thức hoạt động cho phù hợp với nội dung của tuần, của tháng. Những hình thức này có thể được thay đổi hoặc được nhắc lại ở mỗi chủ đề tháng. Điều đó sẽ có tác dụng trong việc giúp học sinh thực hiện các HĐGD NGLL một cách linh hoạt, chủ động hơn. - Gắn đổi mới các hình thức hoạt động với đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL. Điều này thể hiện ở chỗ tăng cường tính chất tương tác, tính chất sáng tạo trong học sinh khi tham gia vào hoạt động. Tính sáng tạo là công cụ nhận thức thiết yếu giúp học sinh nâng cao hiểu biết của mình qua hoạt động. Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL là phải khuyến khích tính sáng tạo của học sinh. 5. Hoạt động dựa trên cách tiếp cận giá trị Giá trị chính là những điều mà một cá nhân coi là chủ yếu và quan trọng đối với mình, từ đó những điều này sẽ thôi thúc một cách mạnh mẽ việc thực hiện hành vi. Để việc giáo dục giá trị đạt được hiệu quả mong muốn, cần xem xét một số điều kiện: + Tạo ra một không khí dân chủ thực sự trong môi trường học tập. Đó là nơi không có sự phán xét, đe dọa. Điều này làm cho người học có thể trở nên cởi mở, chân thành và trung thực. + Người giáo dục phải thể hiện sự cố gắng hết mình để hòa nhập và bày tỏ bản thân. Từ đó người học mới có thể thoải mái trình bày những điều mà chính họ thực sự nghĩ hoặc cảm thấy, chứ không phải những điều mà họ cho rằng người khác mong chờ mình nói. Nhờ vậy, việc học tập sẽ thúc đẩy quá trình học hỏi lẫn nhau, làm phong phú thêm bản sắc cá nhân. Điều đó tạo thuận lợi cho việc tác động tới tư tưởng, quan niệm của mỗi người mà không bị cản trở bởi nỗi e sợ và sự phủ nhận những hạn chế, điểm yếu của mình. Xác định giá trị là một quá trình quan trọng và phức tạp trong giáo dục giá trị. Chu trình dạy – học của việc xác định giá trị bắt đầu bằng việc biết và hiểu mình cũng như người khác, dẫn đến hình thành một khái niệm lành mạnh của bản thân mình, ý thức về bản sắc cá nhân, lòng tự trọng, sự tự đánh giá bản thân, tính tự tin và sự thành thực tôn trọng người khác. Điều này dẫn tới quá trình xác định giá trị, phản hồi các giá trị, quá trình lựa chọn, chấp nhận, đánh giá, và đạt được những kỹ năng cần thiết như giao tiếp, ra quyết định, cuối cùng đưa đến kết quả thông qua hành động. Quá trình này trên thực tế diễn ra hết sức phức tạp, đòi hỏi sự tích hợp của kiến thức, giá trị và thái độ, khả năng và kỹ năng của người học nhằm vươn tới sự phát triển đầy đủ. 5. Hoạt động dựa trên cách tiếp cận kĩ năng sống Hoạt động dựa trên cách tiếp cận kĩ năng sống là tạo môi trường thuận lợi để giúp học sinh tham gia hoạt động một cách có hiệu quả, từ đó hình thành và phát triển các kĩ năng sống như kĩ năng giao tiếp, ra quyết định, kiên định, hợp tác, ... giúp các em biết cách giải quyết các vấn đề của bản thân và đạt được những mục đích đặt ra.

File đính kèm:

  • docYeu cau cua doi moi GDNGLL.doc