Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy các yếu tố hình học lớp 3

Bậc tiểu học là bậc học đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của người học sinh. Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên xã hội, hoạt động nhận thức, về hoạt động thực tiễn.

 Môn Tiếng Việt cũng như Toán nói riêng có vai trò là những môn quan trọng đặc biệt tạo cho học sinh có một tiền đề vững chắc để học lên các lớp trên, đồng thời đáp ứng yêu cầu của con người trong thời đại mới. Song để giúp học sinh học toán đạt kết quả khả quan hơn là một vấn đề không đơn giản. Vì vậy môn Toán cần được chú trọng ở bậc học Tiểu học, để phù hợp với mục tiêu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Mặt khác môn Toán còn góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, góp phần giáo dục lòng tự tin, tinh thần ham hiểu biết, tính cẩn thận, tinh thần vượt khó và hợp tác, hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, ý chí vượt khó, .

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy các yếu tố hình học lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p sau: + Nhận dạng hình theo yêu cầu: Với dạng bài tập này giáo viên tiến hành như sau: - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân thao tác trên hình : dùng ê ke, thước hay com pa đo, kiểm tra để nhận biết đúng yêu cầu. Giáo viên bao quát giúp đỡ học sinh - Học sinh nêu kết quả. - Học sinh giải thích cách lựa chọn: Có thể giải thích theo cách lựa chọn hình đúng hoặc giải thích theo hình sai Ví dụ: Bài 2/42 Trong các hình dưới đây: Nêu tên đỉnh và các cạnh góc vuông; D Nêu tên đỉnh và các cạnh góc không vuông; G I C C K B H A D E M Q N G X I P Như vậy ở bài này học sinh dùng ê ke đo từng góc sau đó học sinh đọc tên đỉnh và các cạnh góc vuông, góc không vuông. (Góc vuông đỉnh A cạnh AD, AC; góc vuông đỉnh D cạnh DM, DN…). Bài 1/84: Trong các hình dưới đây hình nào là hình chữ nhật? A B M N E G R S D C Q P I H U T - ở bài này học sinh dùng ê ke và thước đo kiểm tra các góc và cạnh của mỗi hình, dựa vào đặc điểm về cạnh và góc của hình chữ nhật để nhận thấy các hình chữ nhật - Học sinh nêu tên các hình chữ nhật là MNPQ, RSTU - Tại sao 2 hình này là hình chữ nhật? (2 hình có 4 góc vuông và 2 cạnh dàI bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau) Bài 1/85: Trong các hình dưới đây hình nào là hình vuông? E G N A B P M C Q I H D Bài 1/111: Nêu tên các bán kính, đường kính có trong mỗi hình. P C I O B A N M O Q D + Dạng bài tập trắc nghiệm: Cho sẵn một số tình huống trong đó có 1 tình huống đúng, các tình huống còn lại đều sai, học sinh cần xác định tình huống đúng/sai. Với dạng bài tập này học sinh quan sát đo đạc, đối chiếu với kiến thức đã học hay cắt ghép hình để nhận ra trường hợp đúng/sai sau đó khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời hoặc đánh dấu x vào ô trống. - Ví dụ : 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Số góc vuông trong hình bên là: 1 2 3 4 - Bài này học sinh phải dùng ê ke đo các góc rồi khoanh vào chữ cái D 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S: Độ dài đoạn thẳng OC dài hơn độ dài đoạn thẳng OD Độ dài đoạn thẳng OC ngắn hơn độ dài đoạn thẳng OM Độ dài đoạn thẳng OC bằng 1/2 độ dài đoạn thẳng CD M O C D - Với bài này học sinh phải dựa vào kiến thức đã học về mối quan hệ giữa bán kính và đường kính để tìm ra đáp án đúng là đáp án thứ 3. 3. Câu nào đúng, câu nào sai? A a. Diện tích hình tam giác ABC lớn hơn diện tích hình tứ giác ABCD b. Diện tích hình tam giác ABC nhỏ hơn diện tích hình tứ giác ABCD c. Diện tích hình tam giác ABC bằng diện tích hình tứ giác ABCD D B C - Bài này học sinh phải dùng hình thức cắt ghép hình để tìm đáp án đúng + Dạng bài tập gấp, cắt, ghép hình. 1. Hai miếng bìa nào có thể ghép lại được 1 góc vuông như hình A hoặc hình B? A 1 2 B 4 3 2. Gấp mảnh giấy theo hình để được 4 góc vuông. 3.Gấp tờ giấy hình chữ nhật ABCD rồi đánh dấu trung điểm I của đoạn thẳng AB và trung điểm K của đoạn thẳng DC. B A B I B I A A C C D D K C K D 4. So sánh diện tích hình A với diện tích hình B A B Với bài này, học sinh có thể so sánh diện tích của 2 hình bằng cách đếm số ô vuông hoặc cắt ghép hình tam giác thành hình vuông để so sánh và ngược lại. * Học sinh không chỉ có kĩ năng nhận dạng hình mà còn thực hành vẽ hình: Để học sinh vẽ được các hình vấn đề ở đây giáo viên phải rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng đồ dùng (ê ke, com pa, thước) để vẽ hình. Những lỗi học sinh thường mắc khi thao tác trên đồ dùng như: Đặt góc vuông của ê ke chưa đúng; Giữ thước không chặt, hay bị lệch; Cầm com pa không đúng cách dẫn đến các hình vẽ không chuẩn như vậy khi dạy giáo viên cần chú ý tới các lỗi này của học sinh để sửa - Ví dụ 1. Dùng ê ke để vẽ góc vuông. A B C Với bài này học sinh phải dùng ê ke để vẽ cạnh thứ hai của góc, giáo viên cần lưu ý học sinh đặt đỉnh góc vuông của ê ke trùng với điểm cho trước, một cạnh góc vuông của ê ke trùng với cạnh cho trước, dùng thước vạch theo cạnh góc vuông còn lại của ê ke. 2) a. Kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình chữ nhật. b. Kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình vuông. 3. Xác định trung đIểm của đoạn thẳng CD. C D 4. Vẽ hình tròn tâm O bán kính 2cm. Vẽ hình tròn tâm O bán kính 3cm. * Việc dạy học về tính chu vi, diện tích hình chữ nhật; hình vuông ở lớp 3 nhằm mục đích cho học sinh vận dụng được các quy tắc tính chu vi, diện tích để tính chu vi, diện tích các hình. Mỗi bài học thường thực hiện 3 bước: + Bước 1: Xây dựng (hình thành) quy tắc. + Bước 2: Nắm được (học thuộc) các quy tắc. + Bước 3: Vận dụng các quy tắc vào các bài luyện tập thực hành. - Ví dụ: Bài “Chu vi hình chữ nhật” + Bước 1: Từ hình chữ nhật chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm dẫn đến tính chu vi hình chữ nhật bằng cách lấy (Chiều dài + Chiều rộng) x 2 - HS áp dụng cách tính chu vi hình tứ giác vào bảng con: 4 + 3 + 4 + 3 = 14 (cm) - Hình chữ nhật có đặc điểm gì về cạnh? (2 chiều dài bằng nhau, 2 chiều rộng bằng nhau) - Dựa vào đặc điểm đó tìm cách tính khác? (4 + 3) x 2 = 14 (cm) Đây chính là cơ sở để hình thành quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. + Bước 2: Cho học sinh nắm quy tắc: - 4 và 3 là số đo yếu tố nào? (chiều dài và chiều rộng) - Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào? - Học sinh đọc lại quy tắc. + Bước 3: Vận dụng quy tắc để giải quyết ví dụ giáo viên đưa và các bài tập 1, 2, 3 trong SGK. - Ví dụ: Bài “Diện tích hình chữ nhật” + Bước 1: Xác định diện tích hình chữ nhật: Học sinh lấy hình chữ nhật, các hình vuông đơn vị 1cm2 - Xếp các hình vuông đơn vị phủ kín hình chữ nhật. - Đếm số ô vuông. - Diện tích hình chữ nhật là bao nhiêu? (12 cm2) + Bước 2: Tìm quy tắc tính diện tích hình chữ nhật. Yêu cầu học sinh tìm quy tắc tính diện tích hình chữ nhật theo cách sau: Không đếm, tính số ô vuông theo hàng: 4 x 3 = 12 cm2 Không đếm, tính số ô vuông theo cột: 3 x 4 = 12 cm2 Nêu số đo chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật? So sánh các thừa số khi tính diện tích hình chữ nhật với chiều dài và chiều rông? Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật theo chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật + Bước 3: Vận dụng quy tắc làm bài tập 1, 2, 3 Bài toán có nội dung hình học được lồng trong mạch kiến thức “Dạy học giải toán có lời văn” (Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông). Vì vậy bên cạnh kiến thức về hình học cũng cần rèn kĩ năng giải toán có lời văn. + Bước 1: Đọc kĩ đề – xác định yêu cầu. + Bước 2: Phân tích, xác định lời giải. + Bước 3: Trình bày bài giải có câu trả lời. + Bước 4: Kiểm tra lời giải và đáp số. Với cách dạy theo tinh thần đổi mới phương pháp lấy học sinh làm trung tâm là toàn diện và hệ thống hơn, có khả năng phát triển, khả năng diễn đạt và kích thích tư duy cho các em. Các bài dạy, các nội dung được sắp xếp xen kẽ và được trình bày một cách cụ thể sinh động với nhiều hình vẽ trức quan nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, tính khoa học. Hệ thống bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó, các bài tập ban đầu thường nhằm mục đích củng cố kiến thức, các bài tập tiếp theo có yêu cầu rèn luyện kĩ năng thực hành từ mức độ thấp đến cao, bài tập cuối cùng yêu cầu mở rộng nâng cao. Để góp phần hình thành phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập và làm việc tích cực, chủ động khoa học, sáng tạo cho học sinh giáo viên cần tổ chức các hoạt động học tập, thường xuyên tạo ra các tình huống có vấn đề, tìm các biện pháp lôi cuốn học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề bằng cách hướng dẫn để học sinh tìm hiểu kĩ vấn đề đó, huy động các kiến thức và các công cụ đã có của học sinh. 4. Kết quả thực hiện: Sau một thời gian áp dụng cách làm trên cho học sinh lớp 3, tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả: Số học sinh khảo sát Số HS hiểu bài Số HS chưa hiểu kĩ bài 13 12 = 92,3% 1 = 7,7% Như vậy, với cách làm trên tôi thấy học sinh nắm bài tương đối chắc chắn song còn những em chưa thật hiểu bài tôi hi vọng dần dần các em được làm quen với cách học ở những tiết sau. Phần III: Kết luận và khuyến nghị Như vậy để học sinh học toán đạt kết quả khả quan thì người giáo viên cần có phương pháp dạy học thích hợp, phải có lòng yêu nghề, mến trẻ tích cực học tập đồng nghiệp, tìm tòi nghiên cứu sáng tạo. Có như vậy thì việc lĩnh hội của học sinh chủ động sáng tạo hơn. Tất cả các em đều tham gia vào hoạt động học. Nhận thức không lệ thuộc vào giáo viên hướng dẫn mà tự mình đạt tới nội dung bài học. Nói tóm lại: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy toán nói chung nội dung hình học nói riêng là việc làm thường xuyên với giáo viên vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần có sự cân nhắc lựa chon phương pháp sao cho phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh để đạt được yêu cầu, kiến thức của bài dạy. Muốn vậy mọi giáo viên cần phải: - Kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp dạy học như: trực quan, quan sát, thảo luận nhóm nhỏ, thuyết trình, thực hành luyện tập, ... - Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Phải gợi ý, gợi trí tò mò của các em để các em tự khám phá kiến thức mới. Ngôn ngữ, kiến thức của giáo viên cần chính xác phong phú. - Khai thác từ tính trực quan tổng thể đến cụ thể chi tiết. Sử dụng đồ dùng trực quan hoặc gắn với các đồ vật trong thực tế có hình dạng hình học phù hợp. - Tổ chức cho học sinh liên hệ khái niệm, kiến thức đã học với khái niệm, kiến thức mới. - Những bài có nội dung thực hành giáo viên tổ chức cho học sinh tự động, tự do thao tác trên hình để tìm ra kết quả, tránh áp đặt hay làm thay học sinh. Những vấn đề tôi nêu ra không ngoài mong muốn được trao đổi cùng đồng nghiệp, góp phần bé nhỏ vào phong trào "Dạy tốt - Học tốt". Rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp để vấn đề tôi nêu ra được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người viết ý kiến đánh giá và xếp loại của hội đồng khoa học của nhà trường ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Chủ tịch hội đồng ( Ký, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem mon Toan Hinh hoc lop 3.doc
Giáo án liên quan