Dạy học giải toán có lời văn ở Tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán vào các tình huống thực tiễn, đa dạng, phong phú, những vấn đè thường gặp trong đời sống. Chính vì vậy trong quá trình giải toán đòi hỏi học sinh phải tư duy linh hoạt, lô gic và tích cực, đồng thời phải phát huy các kiến thức và khả năng vốn có của mình vào các tình huống khác nhau. nhờ giải toán mà học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và những phẩm chát cần thiết của người lao động mới.
Dạy học giải toán có lời văn giúp học sinh tự phát hiện, giải quyết vấn đề, tự nhận xét, so sánh, phân tích, tổng hợp , rút ra quy tắc ở dạng khái quát nhất định. Tất cả những điều này đều được thể hiện đầy đủ trong sách giáo khoa Toán 3 chương trình tiểu học đặc biệt là các bài toán có lời văn.
12 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1825 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm trong dạy học hình thành kỹ năng giải các bài toán có lời văn ở lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình thành kỹ năng cơ bản khi giải toán có lời văn.
Khi dạy bài toán có lời văn giáo viên cần hướng dẫn học sinh thưc hiện đầy đủ các bước giải sau:
Bước 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung bài toán .
Bước 2: Tìm cách giải bài toán.
Bước 3: Thực hiện cách giải và trình bày bài giải.
Bước 4: Kiểm tra bài giải.
Các biện pháp cụ thể đối với các bước như sau:
Bước 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung bài toán.
- Bất kỳ bài toán nào học sinh cũng không thể bỏ qua được bước 1. Tránh được thói quen xấu cho học sinh là vừa đọc đề bài xong, chưa hiểu nội dung đề bài các em đã vội vàng thực hiện bài giải. Đồng thời cũng tránh được tình trạng không biết ghi lời giải như thế nào cho phù hợp chính vì vậy học sinh phải đọc kỹ đề bài ( đọc to, đọc nhỏ, đọc thầm, đọc bằng mắt) để nhận biết ban đầu về bài toán.
- Tìm hiểu một số từ, thuật ngữ quan trọng để hiểu nội dung bài toán.
Ví dụ: (Bài tập 3 Trang 161)
Lần đầu người ta chuyển 27150 kg thóc vào kho, lần sau chuyển được số thọc gấp đôi lần đầu. Hỏi cả hai lần chuyển vào kho được bao nhiêu ki lô gam thóc?
Cho học sinh tìm hiểu thuật ngữ: “Lần sau chuyển được số thóc gấp đôi lần đầu” nghĩa là gì? (So sánh số thóc chuyển vào kho 2 lần: Số thóc lần sau chuyển được gấp đôi lần đầu).
- Nắm bắt bài toán cho biết cái gì? bài toán yêu cầu phải tìm cái gì? cho dù bài toán được cho dưới dạng văn bản hay tóm tắt bằng lời, mô hình, hình vẽ .
+ Biết số thóc chuyển vào kho lần thứ đầu là 27150 kg và số thóc chuyển lần sau nhiều gấp đôi lần đầu.
+ Tìm số thóc ở cả 2 lần chuyển vào kho.
Bước 2: Tìm cách giải bài toán.
- Tóm tắt là kết quả ban đầu của bước 1 bằng những sơ đồ, lược đồ đơn giản. Bài toán được tóm tắt lại một cách ngắn gọn, làm nổi bật mối quan hệ giữa các yếu tố đã cho và yếu tố phải tìm. giáo viên phải giúp học sinh có kỹ năng tóm tắt đề, nhưng tóm tắt bằng cách nào và tóm tắt như thế nào lại phụ thuộc vào bài toán, dạng toán hoặc có thể bài toán được tóm tắt bằng nhiều cách khác nhau như:
Tóm tắt bằng lời, tóm tắt bằng hình vẽ, tóm tắt bằng sơ đồ. Không nhất thiết học sinh phải tóm tắt theo giáo viên, nhưng phải đúng và phù hợp với đề bài đã cho
Ví dụ: (Bài tập 3 trang 161 SGK toán 3)
Cách 1:
? kg thóc
Lần đầu: 27150 kg thóc.
Lần sau: Gấp đôi lần đầu
Cách 2:
? kg thóc
Lần đầu: 27150kg thóc.
Lần sau:
- Sau khi tóm tắt xong cho học sinh diễn đạt bài toán thông qua tóm tắt (không nhìn đề toàn mà nhìn vào tóm tắt, học sinh tự nêu bài toán theo sự hiểu biết và theo ngôn ngữ của từng em).
* Lập kế hoạch giải toán:
- Xác định trình tự giải bài toán theo các thông thường xuất phát từ câu hỏi của bài toán đi đến các yếu tố đã cho.
+ Tìm số thóc ở 2 lần chuyển cần biết những yếu tố gì? (biết số thóc mỗi lần chuyển là bao nhiêu ki lô gam?).
+ Số kilôgam thóc ở từng lần chuyển đã biết chưa? (Biết số kilôgam chuyển lần đầu là 27150kg, còn số kilôgam thóc ở lần chuyển sau chưa biết).
+ Vậy phải tìm số kilôgam ở lần chuyển sau.
* Trình tự giải:
+ Trước hết tìm số kilôgam thóc ở lần chuyển sau.
+ Sau đó tìm số thóc ở hai lần chuyển.
- Xác lập mối quan hệ giữa các điều kiện đã cho với yêu cầu bài toán phải tìm và tìm được đúng phép tính số học thích hợp.
+ Tìm số thóc ở lần chuyển sau?
+ Biết số thóc ở lần chuyển đầu là 27150kg.
+ Biết số thóc ở lần chuyển sau gấp đôi số thóc ở lần chuyển đầu.
+ Vậy số kilôgam ở lần sau bằng số kilôgam ở lần đầu nhân với 2.
+ Tìm số thóc ở cả hai lần chuyển.
+ Biết số thóc lần đầu: 27150kg.
+ Biết số thóc lần sau: 27150 x 2.
+ Vậy số thóc ở hai lần chuyển bằng tổng số thóc ở lần đầu cộng với số thóc chuyển lần sau.
Bước 3: Thực hiện cách giải và trình bày bài giải.
- Thực hiện phép tính đã xác định.
- Viết câu lời giải phải ngắn gọn.
- Viết phép tính tương ứng đúng và có kết quả chính xác.
- Viết đáp số phải có danh số thích hợp, viết rõ ràng.
Số kilôgam chuyển lần sau là:
27150 x 2 = 54300 (kg).
Só kilôgam chuyển cả hai lần chuyển được là:
27150 + 54300 = 81450(kg)
Đáp số: 81450(kg)
Bước 4: Kiểm tra bài giải.
- Kiểm tra số liệu, kiểm tra tóm tắt, kiểm tra phép tính, kiểm tra câu lời giải, kiểm tra kết quả cuối cùng có đúng với yêu cầu bài toán không. Nếu sai thì đọc lại đề, kết hợp với mối liên hệ giữa các dữ liệu đã cho và xem kết quả tìm được có phù hợp không hoặc cho học sinh giải theo cách khác, rồi so sánh kết quả tìm được xem có trùng lặp không.
- Tổ chức rèn kỹ năng giải toán: Sau khi học sinh đã biết cách giải (có kỹ năng giải toán), để định hình kỹ năng ấy, giáo viên tổ chức rèn kỹ năng giải toán cho học sinh.
Rèn kỹ năng giải toán nghĩa là cho học sinh vận dụng kỹ năng vào giải các bài toán khác nhau về hình thức. Giáo viên có thể rèn kỹ năng từng bước hoặc tất cả các bước giải toán (tuỳ theo tình hình thực tế của lớp).
Trên đây là các bước giải toán có lời văn mà giáo viên cần phải sử dụng để hướng dẫn học sinh, hình thành thói quen cho học sinh sử dụng khi giải toán có lời văn. Tuy nhiên nếu xem xét kỹ từng bài thì cũng có phương pháp giải riêng cho từng dạng.
2/ Biện pháp 2:
* Rèn kỹ năng nhận dạng toán.
Trong quá trình dạy học người giáo viên chỉ chú trọng đến rèn kỹ năng cơ bản khi giải toán, mà không rèn kỹ năng cơ bản nhận dạng toán là một sai lầm. Giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh biết thực hiện đầy đủ 4 bước giải một bài toán cụ thể mà không quan tâm đến việc nhận dạng toán. Còn học sinh thì thực hiện một cách máy móc. Chính vì vậy khi đứng trước một dạng toán mới, học sinh chỉ nghĩ đến việc áp dụng các thao tác đã biết để giải. Nếu không áp dụng được thì coi như không giải được bài toán đó. Vì vậy, dẫn đến tình trạng không biết phải làm thế nào với các số đã cho ở đề bài (học sinh thấy nhiều hơn thì cộng, ít hơn thì trừ, gấp lên số lần thì nhân, kém số lần thì chia), không biết làm phép tính đó để làm gì, nên không biết ghi lời giải ra sao. Chính vì thế mà học sinh chỉ có khả năng giải các bài toán đơn giản, chưa biết phân tích bài toán hợp thành các bài toán đơn giản để giải.
Do học sinh chưa nắm được đặc trưng của từng dạng toán và chưa nắm được cách giải của từng dạng nên kỹ năng giải toán của học sinh còn chậm và chưa chính xác. Vì vậy trong dạy học giải toán có lời văn, giáo viên càn giúp học sinh nắm được các dạng toán.
Trong nội dung SGK toán 3 chương trình tiểu học mới, các bài toán có lời văn gồm có 162 bài với 8 dạng toán điển hình, đó là:
Dạng 1: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Dạng 2: Gấp một số lên nhiều lần.
Dạng 3: Giảm đi một số lần.
Dạng 4: Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
Dạng 5: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
Dạng 6: So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
Dạng 7: Chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
Dạng 8: Diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
Từ việc nắm vững các dạng toán sẽ giúp học sinh tìm ra cách giải bài toán nhanh hơn, đúng hơn, qua đó gây được hứng thú học tập, suy nghĩ của học sinh. Chính vì vậy khi giải bài toán có lời văn trước tiên cần cho học sinh đọc kỹ đề bài và giúp học sinh xác định dạng toán, từ đó các em có cách giải quyết.
* Một số chú ý đối với giáo viên:
Khi giải bài toán có lời văn thông thường các em chỉ viết bước 3 (bước thực hiện bài giải) còn những bước khác học sinh tư duy, suy nghĩ hoặc viết ra giấy nháp cho nên giáo viên không kiểm soát được dẫn đến một số học sinh thực hiện bài giải thường bị sai (cả về lời giải và phép tính). Vì vậy khi giải bài toán có lời văn học sinh cần thực hiện đúng các bước, đồng thời cũng giúp học sinh nhận dạng toán. Từ đó các em tìm được cách giải nhanh và đúng.
Bất cứ một bài toán nào cũng đòi hỏi đến kỹ năng tính toán, cho nên giáo viên phải luôn rèn cho học sinh kỹ năng thực hiện các phép tính một cách thành thạo thông qua các giờ ôn luyện, tự học.
III- Kiểm nghiệm:
Sau khi vận dụng một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn vào dạy học ở lớp mình, tôi đã hướng dẫn học sinh theo những bước cụ thể rõ ràng, không vận dụng rập khuôn, máy móc đối với từng loại toán; giúp học sinh nhận dạng toán và định hướng được cách giải của từng dạng chính là đã tập trung được sự chú ý của học sinh. Các em hoạt động tích cực, tự giác, tiếp thu bài tốt, nhớ lâu, biết vận dụng kỹ năng vào bài thực hành và có kết quả cao. Bước đầu đã hình thành ở học sinh kỹ năng giải toán có lời văn.
Kết quả khảo sát chất lượng ở lớp 3B cuối tháng 3 năm 2012 như sau:
Tổng số hs
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
32
8
25,6
12
37,3
11
34
1
3,1
Phần Iii: Kết luận và đề xuất
1- Kết luận
Từ kết quả trên cho thấy học sinh giải được bài toán có lời văn sẽ làm nền tảng để học tốt các môn học khác. Góp phần rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, cần cù, làm việc có kế hoạch và điều cơ bản là học sinh đã xác định được "hoạt động học" của mình.
Điều quan trọng dạy học giải toán có lời văn ở lớp 3 là giúp học sinh biết cách giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Đó chính là sự vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, phương pháp học trong môn toán ở tiểu học. Khi giải toán có lời văn, học sinh phải biết suy nghĩ khi giải toán, biết vận dụng các thao tác. Nắm được các dạng toán, biết nhận dạng và cách giải của từng dạng. Qua quá trình giảng dạy trực tiếp ở lớp 3B, học sinh đã hình thành kỹ năng giải toán có lời văn. Các em biết cách trình bày bài giải đúng, nhiều em còn biết giải bài toán bằng các cách khác nhau.
2/ Kiến nghị đề xuất:
- Hiện nay sách tham khảo để phục vụ cho giảng dạy môn toán rất hạn chế. Đề nghị nhà trường bổ sung nhiều hơn về chủng loại để giáo viên có tài liệu nghiên cứu tham khảo.
- Nếu có thể nhà trường nên tổ chức hội thảo chuyên đề về giải toán có lời văn ở tiểu học.
Trên đây là một số biện pháp hình thành kỹ năng giải bài toán có lời văn ở lớp 3, mà tôi đã áp dụng thành công ở lớp dạy của mình. Tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phú Lâm, ngày 28 tháng 3 năm 2012
Người viết SKKN
Lê Thị Quyên
File đính kèm:
- SKKN toan 3 Quyen 11-12.doc