- Địa bàn dân cư khá rộng đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn .
- Một số phụ huynh chưa quan tâm chú trọng vào việc học tập của con em mình.
- Nhiều em ngoài giờ học còn phải phụ giúp cha mẹ trông em, làm vườn Mặt khác gần trường có địa điểm chơi điện tử, chơi game nên ảnh hưởng không nhỏ đến nề nếp học tập của các em.
- Tinh thần tự giác học tập ở nhà chưa cao, vẫn còn thiếu sự đôn đốc của gia đình. Ở nhà một số em chưa có góc học tập riêng.
7 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 18249 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp xây dựng nề nếp của học sinh lớp 4 ở Trường Tiểu Học Hương Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào việc giảng dạy văn hoá, ít quan tâm đến nề nếp lớp. Làm thế nào để đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp? Đây chính là điều đầu tiên mà mỗi giáo viên cần quan tâm khi nhận lớp chủ nhiệm. Có thể nói công tác chủ nhiệm là một công tác lớn bao gồm nhiều công việc cụ thể được triển khai hàng ngày, hàng tuần và trong suốt cả năm học. Khi nhận lớp chủ nhiệm mỗi giáo viên cần căn cứ vào tình hình thực tế và chỉ tiêu nhà trường giao cho để lập kế hoạch cho công tác chủ nhiệm của lớp mình. Biết cụ thể hoá các nội dung công việc, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong lớp, có kế hoạch theo dõi, đôn đốc, kiểm tra để đánh giá và rút kinh nghiệm.
Năm học 2013-2014 bản thân tôi nhận lớp 4 với số lượng 22 học sinh (1 học sinh dân tộc). Qua khảo sát chất lượng đầu năm, với nhiều nguyên nhân khác nhau như do các em vốn học đã chậm, hay quên cộng và thời gian nghỉ hè các em không ôn luyện, ít đọc sách, truyện,... nên có khá nhiều học sinh điểm trung bình môn còn thấp, ngoài ra nề nếp lớp cũng còn nhiều hạn chế như: Một số em còn có tính cá biệt, ý thức học tập và thực hiện các nội quy của trường của lớp chưa cao, đi học chưa chuyên cần, vắng không có lí do, thiếu lễ phép....
Trước thách thức như vậy, để đáp ứng yêu cầu của trường cũng như của ngành là không ngừng nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy việc tìm ra các giải pháp để giúp các em học sinh có được nề nếp tốt, có ý thức cao trong học tập và rèn luyện là một việc làm hết sức cần thiết đối với một giáo viên chủ nhiệm.
* Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp:
Tổ chức tốt việc tìm hiểu hoàn cảnh, lý lịch học sinh như hoàn cảnh gia đình, trình độ năng lực, sở trường của từng em. Có thể tìm hiểu trực tiếp qua từng học sinh, qua giáo viên dạy những năm học trước hoặc qua cha mẹ học sinh,…Việc nắm bắt các thông tin này sẽ giúp giáo viên xây dựng được một kế hoạch chủ nhiệm phù hợp , sát tình hình thực tế và có tính khả thi cao.
IV. Những giải pháp chính và cách thức tiến hành của sáng kiến kinh nghiệm.
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên tôi đã đề ra và áp dụng các biện pháp sau:
1. Xây dựng nề nếp trật tự kỷ luật:
- Ngày đầu tiên mới nhận bàn giao học sinh từ lớp dưới lên, giáo viên cần thể hiện sự nghiêm khắc nhưng cũng phải biết kết hợp dạy học với các trò chơi.
Tạo sự thân mật giữa thầy và trò.
- Giáo viên vừa cứng rắn cương quyết vừa thể hiện tình cảm dịu dàng yêu thương chăm sóc các em .
- Giáo viên cần kiên trì huấn luyện một học sinh có phong thái tự tin làm lớp trưởng, lớp trưởng phải được cả lớp tin tưởng , phải học giỏi chăm ngoan và luôn nghiêm túc trong công việc mà cô giáo giao .
Ví dụ: Học sinh phải xếp hàng ra vào lớp. Lớp trưởng là người điều động các bạn sao cho thật nhanh ngay ngắn.
- Sau mỗi tuần, giáo viên cần tổ chức những buổi sinh hoạt lớp để nhận xét công việc trong tuần qua: Cả lớp cùng nhận xét các việc mà lớp đã thực hiện, nhận xét được mặt tốt cần phát huy cho lớp trong thời gian tới.
Ví dụ: Lớp có bạn học sinh thường hay đi học trễ lớp nên nhắc nhở bạn đi học đúng giờ. Tuyên dương học sinh gương mẫu.
- Giáo viên ghi nhận các ý kiến đóng góp của các em và qua đó giáo dục các em biết dược hành vi đúng sai. Giúp các em phát huy những mặt mạnh sẵn có.
Song song với việc xây dựng nề nếp trật tự, kỷ luật cho học sinh, giáo viên cũng rèn cho học sinh nề nếp tự quản
Ví dụ : Vào đầu giờ mỗi ngày, lớp trưởng yêu cầu các bạn lấy sách ra đọc bài, ôn lại những bài đã học trong tuần qua ; hoặc ôn lại các bảng nhân chia.
- Dần dần đưa các em vào nề nếp tự quản, tự học khi vắng giáo viên. Trên cơ cở đó giáo viên yên tâm quản lý học sinh theo hướng chỉ đạo từ xa.
Với những việc các em làm được giáo viên cần kịp thời khen thưởng , tuyên dương nhằm nhân rộng điển hình trong lớp, giúp nhiều học sinh học hỏi theo.
2. Xây dựng nề nếp học tập:
- Giáo viên phải biết năng lực học tập của mỗi học sinh để từ đó phân các em thành nhiều nhóm: Phân hoá theo đối tượng học sinh. Giáo viên là người có kế hoạch phương pháp cụ thể nhằm giúp học sinh học tốt hơn.
- Giáo viên cần đến lớp sớm để cùng kiểm tra và dò bài với các em . Công việc này cần được kiểm tra thường xuyên vào đầu giờ học để có hiệu quả hơn .
- Nếu trong lớp có học sinh học chưa tốt, giáo viên phải liên hệ với phụ huynh hoặc ghé thăm gia đình để tìm hiểu nguyên nhân.
- Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn giáo viên cần tìm hiểu tận tình : đến gia đình thăm hỏi đồng thời đề ra biện pháp hỗ trợ gíup đỡ các em .
- Giáo viên phải thường xuyên chấm trả bài đầy đủ để nắm được tình hình sức học của các em kịp thời uốn nắn, giúp các các em thấy được lỗi của mình từ đó có hướng khắc phục. Giáo viên cũng cần học hỏi phương pháp giảng dạy tích cực để giảng dạy có hiệu quả.
- Trong quá trình dạy học, giáo viên là người điều khiển, tổ chức hướng dẫn học sinh học tập; học sinh phải biết tự giác học tập để chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy giáo viên phải biết áp dụng các hình thức học tập nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
Ví dụ: Trong phân môn tập đọc , phần tìm hiểu bài ta có thể tổ chức thành một trò chơi ( tôi đố, tôi đố – đố gì đố gì ?) Hoặc : để nhắc lại tên một số bài đã học, ta sử dụng trò chơi những ô chữ kì điệu .Hoặc : thi đua 3 tổ tiếp sức : viết tên bài lên các toa tàu hoả, tàu nào được điền số xong nhanh nhất thì tàu đó về đích trước …
- Giáo viên sử dụng phương pháp: học mà chơi – chơi mà học, nhưng không vì thế mà làm ảnh hưởng đến những lớp xung quanh.
Ví dụ: Trong khi học các em phải đảm bảo trật tự, không phát biểu chung cả lớp. Còn trong khi chơi các em cũng phải tuân thủ luật chơi; không la lớn không đập bàn, phải biết trao đổi hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao … .
Tóm lại, nếu giáo viên xây dựng tốt nề nếp học tập thì hiệu quả giảng dạy sẽ cao, học sinh sẽ lĩnh hội đầy đủ những kiến thức mà giáo viên truyền thụ.
3. Xây dựng nề nếp hành vi đạo đức:
- Về mặt tâm lý học tiểu học: Quá trình sư phạm tổng thể là một quá diễn ra cùng lúc hai quá trình cơ bản khác: đó là quá trình giáo dục và quá trình dạy học. Hai quá trình này luôn luôn tác động lẫn nhau, chúng có mối quan hệ biện chứng lâu dài và phức tạp: trong quá trình giáo dục có sự góp mặt của quá trình dạy học và ngược lại. Chính vì vậy người giáo viên ngoài việc dạy học giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản còn là một người mẹ hiền luôn tận tuỵ với những đứa con bé bỏng yếu ớt của mình.
- Nói cách khác: song song với việc dạy học còn có các khâu giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh qua các môn học.
Ví dụ: Bài "Bảo vệ môi trường" Qua bài học các em biết giữ vệ sinh thân thể, giữ vệ sinh lớp học, sân trường … Tự giác bỏ rác vào thùng rác, biết nhắc nhở các bạn khác cùng thực hiện … .
- Giáo viên luôn luôn là người làm gương , là tấm gương sáng cho các em học sinh . Người thầy tốt sẽ sản sinh ra những học trò tốt .
- Việc động viên khen thưởng - phê bình kịp thời, chính xác sẽ tạo cho học sinh tính hăng say, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp cũng như của nhà trường.
* Tóm lại, người giáo viên ngoài việc dạy chữ còn dạy người sao cho các em trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nuớc sau này.
* Kết quả đạt được:
1. Nề nếp trật tự kỷ luật:
So với đầu năm, các em đều thực hiện tốt các nề nếp:
- Xếp hàng ra vào lớp trật tự.
- 100% học sinh đến lớp đúng giờ.
- 100% học sinh biết xin phép giáo viên khi ra, vào lớp và nghỉ học khi có ốm đau.
2. Nề nếp học tập:
Tất cả các em đều có nề nếp:
- Hợp tác trao đổi cùng bạn: đôi bạn học tập, nhóm học tập tích cực .
- Biết giơ tay khi muốn phát biểu.
- Tập trung trong giờ học.
- Thực hiện đúng luật chơi các trò chơi học tập, không gây ảnh huởng đến lớp bạn.
- 100% học sinh có kiến thức cơ bản về kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi.
- 100% học sinh có ý thức cao trong học tập.
3. Nề nếp hành vi đạo đức:
Các em thực hiện tốt các hành vi:
- Thói quen chào hỏi cha mẹ, thầy cô khách đến trường … .
- Giữ vệ sinh trường lớp: biết bỏ rác vào thùng khi ăn quà, làm thủ công, biết quét lớp, lau bàn ghế, trực nhật lớp luôn sạch sẽ gọn gàng ngăn nắp.
- Giúp bạn vượt khó: đôi bạn học tập tốt, tham gia phong trào kế hoạch nhỏ, giúp bạn nghèo vui tết.
V. Nêu dự đoán kết quả và những ảnh hưởng có sức lan toả trong phạm vi toàn huyện (tỉnh) mà sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có thể mang lại.
1. Đối với giáo viên:
Sau khi thăm dò, trao đổi ý kiến với các giáo viên đứng lớp, dự giờ thăm lớp 4 thực tế cho thấy: Giáo viên đứng lớp rất quan tâm đến nề nếp lớp.
Việc vận dụng sáng kiến này vào sẽ giúp học sinh có ý thức hơn trong việc học tập và trong đời sống hằng ngày, qua đó kết quả học tập nâng cao rõ rệt. Học sinh học tập đạt kết quả cao là thành quả mong đợi của mỗi giáo viên.
2. Đối với học sinh:
Các em có ý thức hơn trong việc học. Học sinh phấn khởi, tự tin hơn trong các tiết học. Các em hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Vì vậy, khi rèn luyện nề nếp cho học sinh chúng ta cần kiên trì, nhẫn nại, không nôn nóng, thực hiện “mưa dầm thấm lâu” do đó, rèn luyện đến đâu cần cho các em thực hành tốt đến đấy, nhằm giúp các em trở thành kĩ năng trong cuộc sống.
Nói tóm lại “Rèn luyện nề nếp trong công tác chủ nhiệm” đã góp phần không nhỏ vào kết quả học tập của học sinh.
3. Tính lan tỏa:
Với cách làm cụ thể như vậy, sáng kiến nhỏ này có thể áp dụng rộng rãi trong toàn huyện.
VI. KẾT LUẬN
Tóm lại, với quy trình trên, nếu ngay từ đầu năm học giáo viên biết đầu tư thời gian, công sức cho công tác chủ nhiệm lớp thì chắc chắn các nề nếp lớp sẽ sớm được hình thành. Giáo viên sẽ có một tổ chức lớp thật tốt, hoạt động có hiệu quả, từ đó giáo viên có điều kiện để dành thời gian cho việc nâng cao chất lượng văn hoá. Học sinh sẽ có một môi trường giáo dục tốt để học tập, rèn luyện. Các em sẽ được phát triển toàn diện cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Các bậc cha mẹ sẽ thực sự yên tâm khi gửi gắm con em mình cho các thầy cô giáo và cho nhà trường.
Hương Giang, ngày 20 tháng 3 năm 2014
Hội đồng xét sáng kiến của Người viết sáng kiến
đơn vị xác nhận, đánh giá, xếp loại
Lê Phước Hải
File đính kèm:
- SKKN.doc