Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 (Tiết 1)

Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

 - Hiểu ND : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

 - Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

II.HĐDH:

-Bảng phụ viết đoạn luyện đọc

 

doc16 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Hoạt động kết thúc: - Hỏi lại cách đặt tính và thực hiện phép tính. -Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: “ phép trừ ”. Tập làm văn TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ I.Mục tiêu: - Biết rút kinh nghiệm về bài TLV viết thư (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả, ); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của giáo viên. II. Chuẩn bị : -Bảng phu (gv)ï - VBT tiếng việt 4 (hs) III.Các hoạt động dạy học : *Hoạt động 1:Nhận xét ưu, hạn chế. a) Ưu điểm: HS xác định đúng kiểu bài văn viết thư, bố cục đầy đủ, diễn đạt ý đúng yêu cầu của bài, lời xưng hô phù hợp. Một số bài viết tương đối tốt b) Hạn chế: Còn 1 số em khi kết thúc thư giống viết đơn, lời xưng hô chưa phù hợp, nội dung trao đổi còn sơ sài và còn mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả -GV thông báo điểm và phát bài cho hs *Hoạt động 2: Xác định và sửa lỗi. -GV treo bảng phụ ghi sẵn 1 số câu văn còn mắc lỗi VD: Lỗi về dùng từ: +Em cũng cố gắng chúc cô mạnh khoẻ, chúc cô vạn sự như ý. +Mấy năm nay em không gặp cô nên em sẽ viết thư cho cô. VD: Lỗi xưng hô chưa phù hợp: +Ông nội thân mến! +Bạn kính mến ! VD: Lỗi đặt câu: +Em viết thư cho cô để em chúc năm mới cho cô. VD: Lỗi chính tả: +Mạnh phẻ +Nhân diệp +Cây diếc, -Gọi hs sửa lỗi ở từng phần cụ thể đã nêu -GV nhận xét sửa lỗi cho hs *Hoạt động 3: Đọc văn hay - GV đọc 1 bài văn hay của một học sinh trong lớp. - Cả lớp lắng nghe. -GV treo bảng phụ viết 1 số câu văn hay -Gọi hs đọc bảng phụ -Gọi thêm 1 số hs có bài viết tốt đọc bài của mình *Củng cố – Dặn dò: -GV nhận xét chung tiết học -Nhắc nhở hs về nhà viết lại những đoạn văn còn chưa hay. -Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện. Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: TRUNG THỰC –TỰ TRỌNG I.Mục tiêu: - Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực – Tự trọng (BT1, BT2); bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng “trung” theo hai nhóm nghĩa (BT3) và đặt câu được với một từ trong nhóm (BT4). II. Chuẩn bị : -Bảng phụ ; bảng nhóm II.Các hoạt động dạy học : *Hoạt động 1:Bài tập 1: -HS đọc y/c và nội dung -HS trao đổi nhóm 2 để ghép các từ ngữ thích hợp -Gọi 1 hs lên bảng ghép từ , GV nhận xét và KL từ đúng lần lượt là: + tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự hào. *Hoạt động 2: Bài tập 2: -Tổ chức 2 dãy thi với nhau: Nhóm 1-đưa ra từ . Nhóm 2 –tìm nghĩa tương ứng (và ngược lại) -Nhóm nào sai thì nhường quyền cho nhóm kia. + C©u 1: trung thµnh + C©u 1: trung kiªn + C©u 1: trung nghÜa + C©u 1: trung hËu + C©u 1: trung thùc - NhËn xÐt, sưa ch÷a, kÕt luËn -GV nhận xét tuyên dương *Hoạt động 3: Bài tập 3: -Lớp chia 4 nhóm , làm bài vào bảng nhóm. -Các nhóm trình bày, gv nhận xét KL nhóm đúng: “Trung” ( ở giữa) “ Trung” (một lòng một dạ) -trung bình -trung thành, trung nghĩa -trung thu -trung kiên, trung thực -trung tâm -trung hậu *Hoạt động 4: Bài tập 4: -HS làm việc theo nhóm đôi, tự đặt câu với các từ ở bài tập 3 -Gọi hs đọc câu mình đặt. + B¹n HuƯ lµ häc sinh trung b×nh cđa líp. + ThiÕu nhi ai cịng thÝch tÕt trung thu. + Mhãm hµi líp em lu«n lµ trung t©m cđa sù chĩ ý. + C¸c chiÕn sÜ lu«n lu«n trung thµnh víi Tỉ quèc. + L·o béc lµ ng­êi rÊt trung nghÜa. + Phơ n÷ ViƯt Nam rÊt trung hËu. + Ph¹m Hång Th¸i lµ mét chiÕn sÜ c¸ch m¹ng trung kiªn. - HS nhận xét -GV nhận xét cụ thể từng câu – tuyên dương. *Củng cố – Dặn dò: -Gọi hs nhắc lại 1 số các từ ngữ vừa học -GV nhận xét chung tiết học -Xem trước bài: Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam. Thứngàythángnăm 20 Toán PHÉP TRỪ I. Mục tiêu: - Biết đặc tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ quá 3 lượt và không liên tiếp. II. Chuẩn bị : Bảng phụ viết sẵn bài tập 2. III. Các hoạt động dạy học: *Hoạt động 1: tìm hiểu ví dụ 1, 2: - GV viết 2 phép tính lên bảng:865 279 – 450237 647 253 – 285 749 -Gọi 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính, HS cả lớp làm vào nháp. - Hỏi HS cách làm. - GV nhận xét và kết luận cách làm. *Hoạt động 2: Luyện tập. Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu. - HS cả lớp làm nháp, nhận xét bạn. - Gọi 4 HS lên bảng làm bài. a) 987864 – 783251 b) 839084 – 246937 969696 – 656565 626450 – 35813 - HS nhận xét bài bạn. - GV nhận xét kết luận bài đúng. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - HS trao đổi chéo vở để kiểm tra kết quả - HS đọc kết quả. - GV nhận xét chữa bài. Bài 3: Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK và nêu cách tìm quãng đường Nha Trang – Thành phố HCM. Tóm tắt : 1315km Nha Trang ?km TP.HCM Hà Nội 1730km - HS làm theo nhóm 3 - Đại diện nhóm sửa bài - HS nhận xét bài của nhóm Giải Quảng đường xe lửa từ Nha Trang đến TP HCM là: 1 730 – 1 315 = 415 (km). Đáp số: 415 km. - GV nhận xét chấm điểm. *Hoạt động kết thúc: * Củng cố: - Cách thực hiện phép trừ. - GD tư tưởng. * Dặn dò: -Về nhà học lại bài. chuẩn bị bài sau. Tập làm văn LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I.Mục tiêu: - Dựa vào sáu tranh minh hoạ truyện ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện (BT1). - Biết phát triển ý nêu dưới 2,3 đoạn văn kể chuyện (BT2). II. Chuẩn bị : -Tranh minh hoạ sgk/64 II.Các hoạt động dạy học : *Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài – Xây dựng cốt truyện *Bài 1: -Gọi hs đọc đề bài -HS đọc thầm phần lời kết hợp quan sát tranh minh hoạ và trả lời câu hỏi: +Truyện có những nhân vật nào? Truyện có 2 nhân vật anh chàng tiều phu và cụ già (ông tiên) +Truyện kể lại chuyện gì? Câu chuyện kể lại chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu. +Truyện có ý nghĩa gì? Câu chuyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc. -HS trả lời ,GV nhận xét và kết luận ý đúng *Hoạt động 2: Kể chuyện trong nhóm. -HS chia nhóm theo bàn và kể lại cốt truyện “Ba lưỡi rìu” -Gọi 1 số hs kể trước lớp -GV nhận xét tuyên dương *Hoạt động 3: Tìm từ ngữ miêu tả. -GV hỏi để hs trả lời tiếp nối- GV ghi nhanh câu trả lời lên bảng: +Anh chàng tiều phu làm gì? Anh chàng tiều phu đốn củi chẳng mai lưỡi rìu văng xuống sông +Khi đó chàng trai đã nói gì? Chàng nói “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này, nay mất rìu không biếtlàm gì để sống +Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào? Chàng trai nghèo ở trần đóng khố, người nhể nhại nồ hôi, đầu quấn chiếc khăn màu nâu. +Lưỡi rìu của chàng như thế nào? Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng. *Hoạt động 4: Thực hành xây dựng đoạn + Chia 5 nhóm, mỗi nhóm xây dựng 1 đoạn theo tranh và dựa vào các câu trả lời trên. -Đại diện nhóm trình bày, GV nhận xét tuyên dương *Củng cố – Dặn dò: +Câu chuyện trên nói lên điều gì? Khuyên ta điều gì? -GV nhận xét chung tiết học -Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện Đạo đức BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 2) I.Mục tiêu: - Biết được : Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. II. Chuẩn bị : -Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa” -Mi-crô không dây II.Các hoạt động dạy học : *Hoạt động 1: HS đóng vai nhóm 3 “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa” SGV/24 -Cả lớp theo dõi và nhận xét: +Em nhận xét gì về ý ý kiến của bố mẹ Hoa trong việc học tập của Hoa? +Hoa có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của Hoa có phù hợpï không? -HS phát biểu ý kiến, GV nhận xét và chốt lại: Mỗi gia đình đều có những khó khăn riêng, là con cái các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ nhất là những việc có liên quan đến các em. Ý kiến của các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng.Nhưng các em cũng phải biết bày tỏ ý kiến 1 cách rõ ràng, lễ độ. *Hoạt động 2: Trò chơi “Tôi là phóng viên” –Bài 3 sgk/10 -Lớp chia 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn làm phóng viên phỏng vấn các bạn trong nhóm: +Bạn thấy thế nào về tình hình vệ sinh của lớp mình? Của trường mình? +Nội dung sinh hoạt của lớp, của trường mình ra sao? +Bạn muốn được tham gia vào hoạt động nào của lớp, của trường? +Bạn muốn đi du lịch ở đâu? +Bạn dự định làm gì trong hè? -Các nhóm trình bày trước lớp, gv nhận xét và tuyên dương nhóm hỏi,ø trả lời tốt. *Hoạt động 3: Viết, vẽ, kể chuyện . -HS chia nhóm bàn: viết, vẽ, kể chuyện về quyền được tham gia ý kiến của trẻ em -Các nhóm trình bày, gv nhận xét và KL chung: Ý kiến của các em phải phù hợp hoàn cảnh gia đình mình và phải phù hợp với hoàn cảnh của đất nước đồng thời có lợi cho sự phát triển của các em mới được thực hiện. *Củng cố – Dặn dò: +Em cần bày tỏ ý kiến của mình như thế nào? -GDHS: Cần biết lắng nghe tôn trọng ý kiến của mọi người xung quanh -Chuẩn bị bài: Tiết kiệm tiền của (tiết 1) ---- oOo ----

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4(28).doc
Giáo án liên quan