Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và phảt triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS Hoằng Cát

Tại Đại hội Đảng toàn quốc IX (2001) đánh giá việc thực hiện chiến lược do Đại hội VII vạch ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm đầu của thế kỷ XXI: “Chiến lược đẩy mạnh CNH-HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp".

Phải thấy rằng: Sự phát triển của một quốc gia trong thế kỷ XXI sẽ phụ thuộc lớn vào tiềm năng tri thức của dân tộc đó. Giáo dục cùng với Khoa học – Công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển Khoa học - Kỹ thuật và đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Có thể khẳng định rằng: Không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với kinh tế, văn hoá. Ý thức được điều đó, Đảng ta đã thực sự coi "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" .

Hội nghị TW 4 khoá VII đã khẳng định "Giáo dục - Đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai".

Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã tiếp tục khẳng định "Muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn

doc16 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và phảt triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS Hoằng Cát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p vụ thư viện,khuyến khích giáo viên mượn tài liệu đọc và học tập. - Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn , nội dung sinh hoạt ưu tiên cho việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Các công việc hành chính có thể thông báo trên bảng, không biến buổi sinh hoạt chuyên môn thành buổi thông báo hành chính sự vụ -Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu và ứng dụng khoa học. Khuyến khích động viên phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm làm đồ dùng dạy học. Cần tổ chức nghiệm thu sáng kiến kinh nghiệm một cách nghiêm túc, có sự đánh giá khách quan và những sáng kiến kinh nghiệm cần được áp dụng phổ biến cho giáo viên toàn trường. -Tổ chức bồi dưỡng tin học cho giáo viên. Có thể động viên giáo viên theo học ở các trung tâm, nhưng cách làm tốt nhất là tự tổ chức tại trường bằng cách vận động, khuyến khích giáo viên biết dạy cho người không biết; người biết nhiều dạy cho người biết ít; chú trọng kỹ năng thực hành sử dụng; người sử dụng thành thạo dạy cho người chưa thành thạo. Cứ như vậy tạo phong trào cả trường học tập lẫn nhau cùng nâng cao hiểu biết và sử dụng. b) Bồi dưỡng ngắn hạn: Cử giáo viên tham dự các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn do Phòng hoặc Sở tổ chức theo chuyên đề. Sau khi tham dự phải tổ chức phổ biến, áp dụng trong giáo viên nhà trường. c) Học các lớp tập trung vào ngày thứ 7 và ngày chủ nhật hàng tuần. Vận động và cử giáo viên tham gia dự thi các lớp đào tạo trên chuẩn. Nhất là những giáo viên trẻ, giáo viên có năng lực, Năm học 2008 – 2009, 2009-2010, có 7 giáo viên theo học đã tốt nghiệp; năm học 2010-2011 có 2 giáo viên đang theo học tại ĐH Hồng Đức d)Tham gia dạy chuyên đề hoặc thao giảng cụm: Đây cũng là một hình thức học tập để nâng cao trình độ lẫn nhau, qua việc dạy thể hiện chuyên đề các trường trong cụm. Qua giờ dạy và góp ý rút kinh nghiệm , giáo viên tự rút ra bài học cho mình để nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. .  4. Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng. 4.1. Nội dung thi đua Công tác thi đua, khen thưởng có một tác dụng lớn trong việc đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường. Phải làm cho mọi người nhận thức được mục đích của công tác thi đua là để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao,mức độ cống hiến của mỗi cá nhân, tập thể. Thi đua khen thưởng là để động viên, khuyến khích mọi thành viên, tập thể làm tốt hơn nhiệm vụ của mình. Thực hiện phương châm ai làm tốt sẽ được khen thưởng, được đề nghị để bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong nhà trường, ai vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ. Công tác thi đua phải được duy trì đều đặn, liên tục và phải xây dựng được tiêu chí thi đua để mọi người phấn đấu. Đầu năm học, qua đại hội CNVC, nhà trường cho các giáo viên, tổ đăng ký danh hiệu thi đua, như giáo viên giỏi cấp trường, cấp Huyện, tổ tiên tiến , danh hiệu lao đông giỏi. Trong năm học có nhiều ngày lễ lớn, tổ chức thi đua hưởng ứng chào mừng những ngày lễ lớn đó. 4.2. Các hình thức thi đua, khen thưởng. - Thi đua của cá nhân và tổ để đạt các danh hiệu phải dựa vào tiêu chuẩn được nhà nước quy định và phải có tổ chức thao giảng, khảo sát, đánh giá. - Thi đua trong từng tổ, giữa các cá nhân - Khen thưởng công bằng, kịp thời, có khuyến khích bằng vật chất hợp lý. II-CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẰM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ. a) Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá. Dựa vào tình hình trong và ngoài nhà trường, dựa vào tình hình đội ngũ, hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch cho từng nội dung bồi dưỡng. Phải có kế hoạch dài hạn (5 - 10 năm), kế hoạch ngắn hạn (từng năm, từng tháng, tuần). Trong từng năm, từng tháng phải định hướng một số nội dung bồi dưỡng cần thực hiện. Tiếp đó phải tổ chức chặt chẽ, phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, phương pháp thực hiện, phân công người phụ trách, thực hiện, điều tiết thời gian, bàn bạc, thảo luận đi đến thống nhất. Triển khai, chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên. Luôn đôn đốc, kiểm tra, điều chỉnh. Để tạo điều kiện cho phong trào phát triển phải có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời. b) Người quản lý phải nắm được đặc điểm cơ bản của tập thể sư phạm, đội ngũ giáo viên hiện có . Đó là các đặc điểm về mục tiêu, đặc điểm về lao động sư phạm, đặc điểm các yếu tố tâm lý, giá trị của tập thể sư phạm. c) Đảm bảo chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên, xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong tập thể sư phạm, trong đội ngũ giáo viên. d) Xây dựng bầu không khí tâm lý thuận lợi trong tập thể đội ngũ giáo viên. Hiệu trưởng cần phối hợp với các tổ chức ,đoàn thể trong nhà trường, thường xuyên tổ chức những sinh hoạt tập thể, những chuyến tham quan, hội thảo chuyên đề, quan tâm đến những sinh hoạt tập thể, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của từng giáo viên. Hiệu trưởng cần hoàn thiện phong cách quản lý của mình vì phong cách quản lý của hiệu trưởng có ảnh hưởng tới bầu không khí tâm lý của  tập thể sư phạm qua tiếp xúc của hiệu trưởng với các giáo viên và điều tiết các quan hệ giữa các thành viên trong tập thể. e) Tăng cường công tác quản lý bằng quy chế, quy định, nội quy, trong nhà trường nhằm xây dựng kỷ cương, nền nếp dạy và học và phát huy chức năng bộ máy nhà trường, phát huy sức mạnh của mỗi cá nhân và tập thể. C- KẾT LUẬN 1- Kết quả nghiên cứu. - Xuất phát từ cơ sở lý luận, từ việc phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên ở trường THCS Hoằng Cát tôi đã lý giải tìm ra một số những yếu kém ,bất cập về Nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực xã hội hoá giáo dục và một số các kiến thức khoa học bỗ trợ cần thiết khác để góp phần nâng chất lượng về mọi mặt của đội ngũ giáo viên, tôi cũng đã đề ra một số các biện pháp cần thiết để vận dụng vào công tác chỉ đạo xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên . Trong quá trình vừa nghiên cứu, vừa triển khai và tổ chức thực hiện bước đầu cũng đã thu hoạch được một số các thành quả tuy nhỏ bé nhưng cũng đáng khích lệ như sau. +Chất lượng chuyên môn của giáo viên đã được nâng lên rõ rệt được thể hiện qua bảng xếp loại chuyên môn năm học 2010-2011 như sau. Môn SL Xếp loại Ghi chú Giỏi Huyện Giỏi Trường Khá TBình Yếu Ngữ văn 3 2 1 Lịch Sử 1 1 Địa lý 1 1 Anh văn 1 1 Toán 2 1 1 Vật Lý 1 1 Hoá học 1 1 Sinh học 2 1 1 T.Dục 1 1 Công nghệ 1 1 Âm nhạc 1 1 Mĩ thuật 1 1 + Chất lượng học sinh giỏi năm học 2010-2011 cũng được nâng lên nhờ sự nhiệt tình, tâm huyết,miệt mài trong công tác bồi dưỡng của giáo viên và sự thu hút của người quản lý đối với giáo viên cùng với mức khen thưởng hợp lý. Dưới đây bảng thống kê kết quả học sinh giỏi của trường qua các kỳ thi học sinh giỏi huyện của 4 năm học. Năm học Số học sinh dự thi Số học sinh đạt giải Giải nhất Giải nhì Giải ba Giải KK 2007 – 2008 24 9 0 5 2 2 2008 – 2009 27 11 0 1 2 8 2009- 2010 36 18 0 2 5 11 2010-2011 47 24 0 3 9 12 +Trình độ tin học của nhà trường được nâng lên rõ rệt .Năm học 2009-2010 chỉ có 7 giáo viên biết soạn giáo án bằng máy vi tính, 4 giáo viên biết giảng bài bằng chương trình Power ponit . Đến năm học 20-10-2011 đã có 13 giáo viên biết soạn bài trên máy và 13 giáo viên biêt sử dụng Power Point để giảng bài trên lớp. + Bên cạnh đó nhận thức của giáo viên về nọi mặt được nâng lên, thái độ và tác phong làm việc của giáo viên dược cải thiện , hiệu quả công tác của giáo viên cao hơn các năm trước, tinh thần bám trường bám lớp của giáo viên được củng cố, tình yêu nghề nghiệp, yêu học sinh được khơi dậy. Lòng yêu nghề mến trẻ của giáo viên đã có sức cảm hoá đến học sinh. Do đó chất lượng học sinh về mọi mặt được chuyển biến rõ rệt. Đặc biệt là hiện tượng cá biệt ,các hành vi bạo lực trong học sinh đã được chấm dứt. và các phong trào nhà trường có nhiều khởi sắc. Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết,tình cảm gắn bó hơn, không khí thân mật thoải mái tạo niềm tin và sức mạnh cho mỗi thành viên trong nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao . Góp phần vào hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị. Mặc dù đã được nghiên cứu hết sức cẩn trọng, dồn nhiều tâm huyết với đề tài để đề xuất các biện pháp nêu trên. Có thể còn nhiều biện pháp khác hay hơn, hiệu quả hơn nhưng bản thân chưa thấy hết được, hoặc chưa có điều kiện đề cập đến. Dù cố gắng đến đâu cũng không khỏi có những thiếu sót. Mong các đồng nghiệp góp ý thêm để đề tài được hoàn chỉnh hơn và bản thân tôi cũng cơ hội được học hỏi nhiều hơn nữa .Với Kỳ vọng nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác quản lý của mình. Xin chân thành cảm ơn ! 2-Ý kiến đề xuất:.. Hoằng Cát ,ngày 26 tháng 4 năm 2011 Người thực hiện Lê Quốc Ái Nhận xét ,xếp loại của HĐKH Trường THCS Hoằng Cát. . . .. Nhận xét ,xếp loại của HĐKH Huyện Hoằng Hoá. . . MỤC LỤC Nội dung chính Trang ĐẶT VÂN ĐỀ : I-Lời mở đầu: II- Thực trạng của việc quản lý nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS Hoằng Cát GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I-Những biện pháp quản lý nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS Hoằng Cát II- Các yêu cầu đối với công tác quản lý nhằm xây dựng và Phát triển đội ngũ C-KẾT LUẬN: 1- Kết quả nghiên cứu 2- Kiến nghị đề xuất Trang 1-2 Trang 2-6 Trang 6-12 Trang 13 Trang 13-15 Trang 15 Tài liệu than khảo Các văn kiện Đại hội Đảng Toàn quốc IX;X;XI Nghị quyết TW4 khoáVII Nghị quyết TW2 khoá VIII Các tài liệu khác

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem linh vuc Quan li THCS.doc
Giáo án liên quan