Thực trạng công tác đổi mới kiểm tra đánh giá ở trường thcs Hoằng Cát

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người mà phát triển toàn diện có đạo đức trí tuệ thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực công dân yêu cầuxây dựng và bảo vệ tổ quốc. (Điều 2 luật giáo dục của nước XHCN Việt Nam 2005).

Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thànhphần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. đóng cửa sang chính sách mở cửa làm bạn với các nước trong cộng đồng thế giới. Đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đang tự hào về phát triển kinh tế hội nhập, trong đó giáo dục đã có một cuộc cách mạng thực sự.

Khác với những lần cải cách giáo dục trước đây ( năm 1950, 1956, 1980), lần này ngành giáo dục chỉ tập trung đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ( từ Tiểu học qua Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông). Tuy nhiên, cần hiểu chương trình theo nghĩa rộng như Luật định: Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông ( Điều 29, mục II - Luật Giáo dục 2005). Như vậy, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải là quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục, kể cả việc đổi mới các xây dựng chương trình, từ quan niệm cho đến quy trình kỹ thuật và đổi mới hoạt động quản lý cả quá trình này. Trong đó, đổi mới kiểm tra đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức người học, điều chỉnh quá trình dạy và học; là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục.

 

doc13 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 8603 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng công tác đổi mới kiểm tra đánh giá ở trường thcs Hoằng Cát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạo nhà trường yêu cầu giáo viên phải xây dựng thành ngân hàng đề. Mỗi học kỳ, nhà trường đều tổ chức lấy phiếu học sinh về quy chế chuyên môn, công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm và công tác kiểm tra đánh giá, phát hiện đồng chí giáo viên nào không coi chấm, trả bài nghiêm túc nhà trường đều có những hình thức xử lý đích đáng. Qua đó cũng đã động viên được gương các giáo viên tốt và kịp thời uốn nắn các giáo viên còn vi phạm. + Bằng các biện pháp nói trên công tác đổi mới kiểm tra đánh giá của trường đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, cụ thể: - Tất cả các giáo viên đều biết cách ra đề theo hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá để nạp vào phần mềm ngân hàng đề và không có giáo viên nào vi phạm không chấm trả bài cho học sinh. Kết qủa xếp loại học lực của học sinh trong những năm gần đây tăng rõ rệt Một số tồn tại : - Vẫn còn một số ít giáo viên chưa tâp trung đầu tư vào đổi mới kiểm tra đánh giá cho nên ra đề nhiều khi còn chiếu lệ không có chất lượng. - Các em học sinh vẫn chưa thực sự hoà nhập vào đổi mới kiểm tra đánh giá mà vẫn còn có tư tưởng học tủ, học vẹt. B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Qua phân tích những kết quả đạt được và những tồn tại trong công tác đổi mới kiểm tra đánh giá ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay tôi thấy cần làm tốt những vấn đề đã làm được, hạn chế những vấn đề xấu truyền tới tư tưởng học sinh và cha mẹ học sinh trong đổi mới kiểm tra đánh giá. Đổi mới kiểm tra, đánh giá là hướng vào bám sát mục tiêu từng bài, từng chương và mục tiêu giáo dục của môn học ở từng lớp, từng cấp. Các câu hỏi, bài tập sẽ đo được mức độ thực hiện các mục tiêu đã được xác định. Đổi mới nội dung, phương pháp theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo niềm tin, năng lực tự học cho học sinh thì đánh giá phải đổi mới theo hướng phát triển trí thông minh, sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Chừng nào việc kiểm tra đánh giá chưa thoát khỏi quỹ đạo học tập thụ động thì chưa thể phát triển dạy và học tích cực. Hướng tới kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan, kịp thời và không bỏ sót kết quả học tập của học sinh, phải có tác dụng giáo dục và động viên học sinh, giúp học sinh sửa chữa thiếu sót kịp thời. Bộ công cụ đánh giá sẽ được bổ sung các hình thức đánh giá khác như đưa thêm dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm; chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của học sinh trong từng tiết học, cả tiết tiếp thu kiến thức mới và tiết thực hành, thí nghiệm. Điều này đòi hỏi giáo viên phải bỏ nhiều công sức hơn cũng như công tâm hơn trong việc kiểm tra đánh giá. Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm và giám sát hoạt động này. Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của học sinh mà còn bao gồm đánh giá quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy học. Chú trọng kiểm tra, đánh giá hành động, tình cảm của học sinh: nghĩ và làm. Năng lực vận dụng vào thực tiễn của học sinh, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp. Cần bồi dưỡng những phương pháp, kỹ thuật lấy thông tin phản hồi của học sinh để đánh giá quá trình dạy học. Đánh giá kết quả học tập của học sinh, thành tích học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập. Trong đó cần chú ý: Không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Căn cứ vào đặc điểm của từng môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi cấp học, cần có quy trình đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên cho từng môn học và hoạt động giáo dục. Nội dung đánh giá có thể hơi cao hơn so với trình độ học sinh ( đòi hỏi tư duy, suy luận), nhưng không được quá khó, để kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, hứng thú. Chú trọng yêu cầu đòi hỏi học sinh phải hiểu nội dung, hiểu bản chất nội dung, không chỉ thuộc một cách máy móc. Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lập lại các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế. Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũng cần thể hiện sự phân hoá, đảm bảo 70% câu hỏi, bài tập đo được mức độ đạt chuẩn - mặt bằng về nội dung học vấn dành cho mọi học sinh THPT và 30% còn lại phản ánh mức độ nâng cao dành cho học sinh có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn. Đổi mới kiểm tra đánh giá bao gồm cả đổi mới hình thức đánh giá, phương thức đánh giá, phương tiện đánh giá, tiêu chí đánh giá, thiết kế đề kiểm tra để đánh giá học sinh. Đổi mới hình thức đánh giá là sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau, kết hợp giữa trức nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. Đổi mới phương thức đánh giá là tăng cường đánh giá trong giờ, ngoài giờ, chính thức và không chính thức. Đánh giá qua quan sát, trao đổi - thảo luận, qua tự học, chuẩn bị, tìm thêm tư liệu, sáng tạo, đồ dùng học tập. Tạo sự kết hợp linh hoạt giữa kiểm tra, lượng giá, đánh giá định tính và định lượng. Chú trọng hướng dẫn học sinh phát triển khả năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. Kết hợp giữa đánh giá của thầy với đánh giá của trò. Có được như vậy thì mới tự điều chỉnh được cách dạy và cách học. Đổi mới phương tiện đánh giá là tăng cường sử dụng công nghệ thông tin để giúp đánh giá khách quan, chính xác và kịp thời. Với ự giúp đỡ này thì kiểm tra đánh giá sẽ không còn là một công việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học. Đổi mới các tiêu chí đánh giá là phải đánh giá được toàn diện các mặt của giáo dục của học sinh; đảm bảo sự tin cậy, chính xác, công bằng, khách quan, phản ánh chất lượng thực; đảm bảo khả thi, phù hợp với điều kiện của học sinh, cơ sở giáo dục, mục tiêu từng môn học; đảm bảo yêu cầu phân hoá; đảm bảo giá trị, hiệu quả cao. Đổi mới thiết kế đề kiểm tra để đánh giá học sinh là vừa kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan. Thiết kế đề phải xác định được mục đích, yêu cầu của đề; xác định mục tiêu dạy học; thiết lập ma trận hai chiều; thiết kế đáp án, biểu điểm. - Kết hợp chặt chẽ các lực lượng xã hội khác tham gia hoạt động giáo dục học sinh. II-MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1.Phát huy vai trò tự kiểm tra đánh giá của học sinh bên cạnh việc kiểm tra đánh giá của giáo viên trong suốt các giờ học, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ thì giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh biết tự đánh giá kiến thức của mình, biết đánh giá cho bạn mình. Như vậy, thì thay vào việc xưa nay giáo viên độc quyền đánh giá học sinh thì nay học sinh có quyền tham gia vào kết quả đánh giá của chính mình và của bạn mình. Học sinh là cầu nối giữa cá nhân học sinh, giáo viên, ban khảo thí và lãnh đạo nhà trường trong công tác đổi mới kiểm tra đánh giá. Mỗi cá nhân được thử nghiệm vị trí của mình trong công tác kiểm tra đánh giá chính bản thân học sinh. Giáo viên giảng dạy phải hướng dẫn các em, phải lắng nghe các em, phải công tâm, công bằng và khách quan đối với mọi học sinh. Lãnh đạo trường, ban khảo thí cần lắng nghe ý kiến của các em thường xuyên giúp các em phương pháp tự kiểm tra đánh giá. 2-Nâng cao năng lực của học sinh trong công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá. Hướng dẫn học sinh đổi mới công tác kiểm tra đánh giá trong từng giờ học thông qua quá trình học tập các môn học từng giờ học, giáo viên liên tục ra các câu hỏi kiểm tra cả kiến thức cũ và kiến thức mới cho học sinh trả lời, sau đó cho bạn nhận xét, trả lời bổ sung và giáo viên sẽ là người đưa ra câu trả lời cuối cùng. Căn cứ vào đó hướng dẫn các em tự đánh giá xem mình trả lời đã chính xác chưa, bạn trả lời đã chính xác chưa, và theo thang điểm mà giáo viên đưa ra thì mình nằm ở thang điểm nào. Việc kiểm tra bài cũ vận dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, không nhất thiết là kiểm tra đầu giờ mà có thể kểm tra lồng ghép vào trong bài học mới hoặc cuối bài. Cũng có thể kiểm tra thuộc lòng hoặc thông qua một bài tập. Đối với các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo hình thức tự luận hay hình thức trắc nghiệm thì giáo viên đều ra các thang điểm rõ ràng và công bố công khai đáp án để học sinh tự đánh giá cũng như đánh giá cho bạn mình, từ đó giúp học sinh cố gắng hơn trong học tập cũng như triệt tiêu được việc giáo viên dùng điểm để khống chế học sinh. C- PHÂN KẾT LUẬN 1. MỘT SỐ KẾT LUẬN Vấn đề đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới phương tiện, thiết bị dạy học, công tác quản lý không thể thiếu được đổi mới kiểm tra đánh giá. Bởi vì, đổi mới kiểm tra đánh giá chính là động lực để đổi mới phương pháp dạy học. Từ những cơ sở lý luận cơ sở pháp lý của đề tài phân tích thực trạng công tác đổi mới kiểm tra đánh giá ở trường HOẰNG CÁT tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ - Chương trình SGK còn qúa tải về mặt kiến thức. phương tiện dạy học lại chưa đầy đủ ảnh hưởng đến thời lượng lên lớp dẫn đến nhiều giáo viên chưa thật sự chú ý đến công tác đổi mới kiểm tra đánh giá. - Cải tiến hình thức đánh giá và thi cử làm sao cho học sinh thấy được kết quả phản ánh đúng với khả năng thực của các em. - Nên có các hình thức đánh giá thi đua của các trường sao cho hợp lý. - Tăng cường hơn nữa công tác kiẻm tra hoạt đông đổi mới nội dung phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nói riêng. - Có chuyên đề bồi dưỡng phương pháp ra đề kiểm tra đánh giá cho giaó viên các bộ môn một cách cụ thể SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC HOẰNG HOÁ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Người thực hiện: PHẠM THỊ LIÊN Chức vụ : Giáo viên Đơn vị: Trường THCS Hoằng Cát SKKN thuộc môn: Ngữ Văn Năm học: 2010-2011

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem mon Van THCS(1).doc