Một số biện pháp khắc phục học sinh yếu kém ở lớp 2

Nhiệm vụ của Nhà trường là giáo dục học sinh phát triển toàn diện . Các chủ nhân tương lai của đất nước phải là những người có trí tuệ, có tâm hồn trong sáng lành mạnh , có sức khoẻ tốt , là người luôn vận động và phát triển . Chính vì thế mà giáo dục được đặt lên hàng đầu , toàn xã hội tôn vinh nghề giáo và cũng đặt ra cho chúng ta một trách nhiệm to lớn . Là khâu đột phá đưa đất nước ta đi vào kỉ nguyên mới , sánh vai cùng với các nước trên thế giới . Trong các kì Đại hội , Đảng đã đề ra : " Giáo dục là quốc sách hàng đầu " . Nhất là trong thời kì mở cửa hội nhập này, sự giáo dục con người phát triển toàn diện là vấn đề toàn xã hội quan tâm . Tuy vậy, việc giáo dục học sinh đi vào thực tế ở các trường Tiểu học còn là một vấn đề cần bàn . Đây là việc đặt ra với không ít thử thách . Đòi hỏi người giáo viên sử dụng nhiều phương pháp , nhiều hình thức giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp khắc phục học sinh yếu kém ở lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thân tôi nói riêng. Cũng chính vì lẽ đó tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về việc " khắc phục học sinh yếu kém ở lớp 2 ". - Thực trạng hiện nay cho thấy với phương pháp truyền thống , giáo viên cố gắng giảng giải một vấn đề cho cả lớp nghe , đặt các tình huống nhưng các tình huống giáo viên đưa ra có nhiều học sinh có trình độ nhận thức nhanh đã có ngay phương án giải quyết , đối với học sinh này nếu cứ dẫn dắt , nêu vấn đề đôi khi lại làm mất thời gian , kìm hãm tốc độ nhận thức của các em. Ngược lại, có em cố gắng rất nhiều nhưng vẫn không theo kịp tiến trình bài học . Các em này không theo kịp và bị bỏ rơi dẫn đến việc hổng kiến thức . Số học sinh trong lớp càng đông thì số học sinh bị bỏ rơi trong nhận thức càng nhiều . Vấn đề đặt ra là phải có sự đổi mới cho phù hợp với từng cá nhân. 3- Nguyên nhân: - Do sự phát triển trí tuệ của trẻ còn chậm , một số em có sức khoẻ yếu . - Học sinh chưa có lòng say mê và hứng thú học tập, các em chưa ý thức được mục đích của việc học . - Giáo viên chưa có phương pháp giáo dục kịp thời đến từng đối tượng học sinh nhất là học sinh yếu kém. - Một số bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, giao phó tất cả cho nhà trường. II- Nội dung: 1-Một số ý kiến về việc rèn học sinh yếu - kém: Trong một lớp học có nhiều trình độ nhận thức khác nhau. Phương pháp dạy học truyền thống giáo viên chỉ cần soạn một giáo án cho cả lớp , các tình huống đưa ra được tất cả mọi học sinh cùng suy nghĩ và giáo viên bao quát lớp. Nhưng việc dạy lớp có một số học sinh yếu kém - giáo viên phải đổi mới nội dung , phương pháp hình thức dạy học. Trong một lớp có 2 đến 3 trình độ nhận thức , do vậy giáo viên phải có kĩ thuật , thủ thuật phù hợp với từng đối tượng học sinh . Đối với lớp này giáo viên chia nhóm theo trình độ nhận thức và giao nhiệm vụ phù hợp với trình độ của từng nhóm . Đối với những học sinh khá giỏi giáo viên hướng dẫn một cách khái quát , gợi ý cho học sinh . Đối với nhóm này nhiệm vụ đưa ra cao hơn , trừu tượng hơn. Đối với nhóm học sinh yếu kém , giáo viên cần giảng giải tỉ mỉ , cụ thể, các nhiệm vụ đưa ra vừa phải , rõ ràng. Giáo viên phải theo sát tiến trình làm việc của học sinh. - Trong quá trình học tập học sinh trong mỗi lớp có trình độ không đồng đều. Có một số học sinh yếu về môn Tập đọc , có học sinh yếu về chữ viết, có học sinh lại yếu về giải toán . . . Đây là tình trạng phổ biến ở tất cả các lớp học. Đòi hỏi người giáo viên có biện pháp cụ thể đối với từng trường hợp cụ thể , từng môn học cụ thể. Để thực hiện điều đó thì trước hết từng bước phải nâng cao đội ngũ giáo viên, đây là vấn đề có tính quyết định trong quá trình giảng dạy. - Bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê và tinh thần quyết tâm học tập. Giúp học sinh hiểu bất kì việc gì nếu có lòng say mê thì việc thực hiện mới có kết quả cao . Để bồi dưỡng cho học sinh niềm say mê và quyết tâm học tập giáo viên có thể kể cho học sinh gương rèn chữ của ông Cao Bá Quát , lòng quyết tâm vượt khó của ông Nguyễn Ngọc Kí . . . Đối với học sinh yếu về đọc Những học sinh yếu về đọc thường biểu hiện ở việc đọc chậm, chưa đúng tốc độ ( thậm chí còn phải đánh vần những tiếng có nhiều âm ghép lại) từ đó dẫn đến ngắt nghỉ câu văn chưa hợp lí , chưa thể hiện được ngữ điệu của câu văn. Vì vậy ngay từ đầu năm học giáo viên cần phân loại học sinh theo từng mức độ khác nhau để đề ra phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp . Giáo viên cần định hướng cho học sinh hiểu để đọc được tốt cần phải phối hợp các hoạt động thị giác và thính giác: miệng đọc, mắt nhìn, tai nghe. - Với những em đọc yếu thường các em không có hứng thú trong giờ học tập đọc , ngại đọc. Vì vậy giáo viên cần động viên khích lệ kịp thời , giúp các em phát huy hết vai trò cá nhân trong luyện đọc từ luyện đọc câu, đoạn, cả bài. Càng được đọc nhiều, học sinh càng đọc thạo. Càng được trao đổi ý kiến nhiều học sinh càng nâng cao năng lực diễn đạt và tư duy. - Giao nhiệm vụ cho học sinh giỏi kèm học sinh yếu kém trong thời gian tự học và 15 phút đầu giờ . - Trao đổi thường xuyên với phụ huynh về việc đọc của các em để phụ huynh kèm cặp con em mình , từ đó nâng cao chất lượng đọc trong học sinh. Đối với học sinh yếu về chữ viết Những học sinh yếu về chữ viết biểu hiện ở việc viết thiếu nét , thiếu dấu , viết không đúng độ cao, không đúng tốc độ . Để khắc phục vấn đề này đối với học sinh là một vấn đề đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi phương pháp , hình thức tổ chức để hạn chế học sinh yếu về chữ viết . - Chia chữ viết ra từng loại và rèn luyện dứt điểm , cùng một lúc đòi hỏi các em không thể viết đúng, đẹp ngay được . Do vậy giáo viên cần định ra mỗi tuần rèn một loại chữ nhất định , rèn đúng loại chữ này mới chuyển sang loại chữ khác.Giáo viên đặt ra kế hoạch rèn chữ hàng ngày, hàng tuần một cách cụ thể . Trong quá trình viết giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ. - Dựa vào đặc điểm và cấu tạo của các nét , mối quan hệ về cách viết các chữ có thể chia chữ viết thành 5 nhóm sau để kèm học sinh. + Nhóm 1: Nhóm chữ bắt đầu bằng nét cong: c, o, ô, ơ, a, ă, â, d - trọng tâm là nét tròn. + Nhóm 2: Nhóm chữ bắt đầu bằng nét hất: i, t, u, ư, e, ê - trọng tâm là rèn nét hất. + Nhóm 3: Nhóm chữ bắt đầu bằng nét móc: m, n, v - trọng tâm là rèn nét móc. + Nhóm 4: Nhóm chữ bắt đầu bằng nét khuyết: h, k, l, b, g - trọng tâm là rèn nét khuyết. + Nhóm 5: Nhóm chữ bắt đầu bằng nét xoắn: r, s - trọng tâm là rèn nét xoắn. - Hướng dẫn học sinh cần chú ý đến độ cao, bề rộng , khoảng cách các con chữ, các chữ. Ngoài ra giáo viên cần củng cố khắc sâu cho các em về từng trường hợp dùng từ , nắm chắc luật chính tả. + Dùng gh, ngh, k khi đi với i, ê, e. + Dùng g, ng khi đi với o, ô, a, u, ư. - Giáo viên thường xuyên chấm , chữa để nhận xét cái được và chưa được trong chữ viết của mỗi em. Tìm ra nguyên nhân vì sao lại chưa được để có biện pháp kèm cặp thích hợp cho mỗi em. Đồng thời tuyên dương kịp thời những em chữ viết đẹp, có tiến bộ. Lời nhận xét , tuyên dương có tác dụng chỉ bảo , khuyến khích học sinh vươn lên trong học tập. - Giáo viên cần uốn nắn tư thế ngồi viết cũng như cách cầm bút , đặt vở, đây cũng chính là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết của các em. - Giáo viên kèm cặp học sinh không chỉ ở phân môn chính tả , tập viết mà chú trọng chữ viết của các em ở tất cả các môn học. Đối với học sinh yếu về toán: * Về phần cộng, trừ và nhân, chia: Trước hết giáo viên cần củng cố cho học sinh nắm chắc về phép cộng, trừ trong phạm vi 10. Cách hình thành phép cộng, trừ ở lớp 2 không theo cách gộp rồi đếm ở lớp 1 mà theo cách thêm bớt cho đủ chục. Vì vậy ở phần này học sinh không những học thuộc các bảng cộng trừ qua 10 mà còn phải hiểu được cách tính ở mỗi phép tính . Do vậy giáo viên cần kiểm tra việc học thuộc các bảng cộng , trừ qua 10 mà còn phải được cách tính ở mỗi phép tính. Do vậy giáo viên cần kiểm tra việc học thuộc các bảng cộng, trừ qua 10 một cách thường xuyên . Giao cho những em giỏi kiểm tra những em yếu vào 15 phút đầu giờ và thời gian tự học buổi chiều. Sang đến phần áp dụng bảng cộng trừ đã học vào thực hiện phép cộng , trừ các số có hai chữ số ( có nhớ) GV cần khắc sâu cho HS trường hợp nào thì nhớ và trường hợp nào thì không nhớ. Thường xuyên cho học sinh đặt tính và tính vào bảng con bao gồm cả phép tính có nhớ và không nhớ để GV sửa sai uốn nắn kịp thời đồng thời rèn kĩ năng tính toán cho học sinh. Khi hướng dẫn học sinh lập các bảng nhân, chia GV cần giúp học sinh hiểu rõ mối quan hệ giữa phép nhân với phép cộng, giữa phép chia với phép nhân để từ đó học sinh ghi nhớ bảng nhân, chia một cách nhanh hơn. GV thường xuyên kiểm tra việc ghi, nhớ các bảng nhân, chia bằng nhiều hình thức khác nhau như miệng, bảng con, vở . . . * Giải toán có lời văn: Đối với loại toán này một số em chưa hiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho với cái cần tìm dẫn đến việc lựa chọn phép tính sai và câu trả lời sai . Để khắc phục học sinh yếu về giải toán giáo viên cần giúp học sinh hiểu dược ý nghĩa thực tế của phép cộng trừ , nhân chia trong giải toán thông qua các bài toán có lời văn cụ thể . - Hướng dẫn học sinh nắm được các thao tác khi giải toán là phải đọc kĩ đề, xác định được bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? Mối quan hệ giữa cái đã cho với cái cần tìm từ đó lựa chọn phép tính và câu trả lời cho phù hợp. Khi ghi câu trả lời cho phép tính có thể có nhiều cách khác nhau nhưng đối với những em học sinh yếu GV cần hướng dẫn các em ghi câu trả lời một cách đơn giản và ngắn gọn , dễ hiểu, dễ nhớ nhất ( dựa vào câu hỏi bài toán ). 2- Kết quả Dựa trên một số biện pháp dạy học trên tôi thấy rằng học sinh yếu - kém ở lớp tôi hạn chế rõ rệt . Đến nay hầu hết các em đã đọc viết đúng tốc độ, tính toán nhanh và giải toán có lời văn một cách chủ động . Các em đều hứng thú và tự giác học tập hơn. Chất lượng đạt chung là: 96,8% III- Phần kết luận: Để khắc phục học sinh yếu kém trước hết đòi hỏi người giáo viên ( nhà giáo dục ) phải luôn luôn học hỏi , trau dồi năng lực đúc kết kinh nghiệm để có những phương pháp , hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Giáo dục và kèm cặp học sinh ở mọi lúc, mọi nơi và bằng mọi hình thức . Giáo dục cho học sinh lòng ham mê và hứng thú học tập, từng bước giáo dục cho học sinh hiểu nhiệm vụ và tầm quan trọng của việc học . Bên cạnh đó tạo nên mối liên hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội để giáo dục học sinh trong quá trình học tập . Thường xuyên thông tin hai chiều để phụ huynh nắm bắt được lực học của con em mình , từ đó kết hợp với nhà trường để giáo dục học sinh. Tất cả các vấn đề trên cần được diễn ra thường xuyên, liên tục trong quá trình giáo dục . Có như vậy học sinh yếu - kém mới dần được hạn chế . Trên đây là một số biện pháp nhằm khắc phục học sinh yếu - kém mà tôi đã áp dụng ở lớp trong giai đoạn vừa qua . Tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh có chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên còn rất nhiều khiếm khuyết , rất mong sự góp ý , giúp đỡ của các đồng nghiệp để việc giáo dục học sinh yếu - kém ngày một có kết quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn !

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem tham khao.doc
Giáo án liên quan