Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức đồng thời giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này. Hoạt động vui chơi là phương tiện giúp trẻ hoàn thành nhân cách đồng thời là phương tiện phát triển nhân cách, hướng trẻ phát triển theo chuẩn mực xã hội quy định.
Vì vậy góc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, và đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động vui chơi không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Giúp trẻ thiết lập các mối quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi và khả năng lựa chọn giải quyết hành động chơi được tăng lên rõ rệt. Giúp trẻ chủ động tham gia các hoạt động để phát triển khả năng, năng lực của mình được hoạt động thoải mái để thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. Giúp trẻ phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động. Kích thích trẻ suy nghĩ nhiều hơn và kích thích tính sáng tạo của trẻ thong qua hoạt động vui chơi. Biết sử dụng các loại đồ dùng đồ chơi, có sáng tạo khi tạo ra sản phẩm. Thông qua trò chơi trẻ rèn luyện và phát triển trí tưởng tượng, ý thức, tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết.
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 36460 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp giúp trẻ tích cực giờ hoạt động vui chơi trong lớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm đồ dùng càng thêm phong phú và đa dạng.
- Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng sưu tầm những trò chơi mới lạ, cách làm một số đồ chơi từ nguyên vật liệu mở phục vụ cho các góc.
2. Khó khăn:
- Đa số trẻ chưa có nhiều vốn sống nên cũng hạn chế nhiều trong các trò chơi
- Phương pháp tổ chức vui chơi cho trẻ chưa linh hoạt, còn mang tính áp đặt
- Sự giao lưu của của trẻ ở các góc chơi còn hạn chế chưa phát huy hết khả năng của trẻ..
Từ những thực trạng trên, ngay từ đầu năm học tôi đã thường xuyên tổ chức hoạt động vui chơi để theo dõi trẻ và nắm bắt được những tâm tư suy nghĩ của trẻ. Gợi hỏi trẻ để trẻ nêu lên ý nghĩ của trẻ, như ở góc tạo hình tôi hỏi: Vì sao con không thích chơi ở góc này?, thì trẻ trả lời: Con tô màu xấu lắm nên con không thích chơi. Việc phân bố góc chơi, đồ dùng, đồ chơi ở các góc chưa rõ ràng, chưa trang trí làm bắt mắt trẻ, nội dung chơi còn chung chung nên dẫn đến vai chơi không thể hiện mối quan hệ với nhau.
Tôi tiếp tục theo dõi vào các giờ hoạt động sau để ghi lại thật cụ thể những trẻ nào thích chơi ở những góc nào, với đồ chơi gì, trẻ nào không thích chơi, nguyên nhân vì sao.
Từ những tình trạng thực tế mà tôi đã nêu trên. Là một giáo viên đứng lớp bản thân tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động trong suốt quá trình vui chơi.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
* Các biện pháp thực hiện:
1/ Tạo môi trường hoạt động hấp dẫn và bố trí các góc chơi
Môi trường xung quanh lớp cũng như đồ dung, đồ chơi giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động. Góc chơi được trang trí hấp dẫn đẹp mắt, đồ dung đồ chơi đa dạng phong phú sẽ khơi gợi niềm say mê hoạt động và giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng có hiệu quả, phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Thường tuỳ thuộc vào mỗi chủ đề tôi dựa vào những kinh nghiệm trải nghiệm trên trẻ mà tôi và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề và về các góc, qua đó tôi gợi ý để trẽ nêu lên ý tưởng, sau đó cùng trẻ trang trí góc chơi cho phù hợp với mỗi chủ đề giúp tăng sự hứng thú để khám phá thế giới xung quanh và sáng tạo khi hoạt động.
Ví dụ: Chủ đề: Tết và mùa xuân, góc phân vai cô cùng trẻ trang trí cành đào, cành mai, các khu vực bán hàng như có quầy bán mứt tết, quầy bán các loại bánh. Có thể đặt một số câu hỏi kích thích trẻ:
+ Theo con mình sẽ đặt tên cho cửa hàng này là gì?
+ Bạn Ngọc đặt tên là quầy bánh, còn ý kiến của con như thế nào?
- Bố trí các góc chơi phải phù hợp với nguyên tắc, vị trí các góc trong lớp học, phải thuận tiện cho trẻ hoạt động. Các góc phải có không gian phù hợp để đảm bảo an toàn và vận động của trẻ, tạo ranh giới giữa các góc để trẻ nhận biết từng góc một cách rõ ràng. Cô và trẻ có thể thay đổi vị trí các góc chơi để tạo sự mới mẽ hấp dẫn cho trẻ nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc bố trí xây dựng hoạt động góc.
Ví dụ: Ở chủ đề Trường Mầm Non góc xây dựng đoực bố trí ngay cửa lớp, nhưng sang chủ đề Gia đình của bé góc xây dựng được chuyển đến góc làm quyen chử viết, góc chữ viết chuyển sang góc đọc sách và góc đọc sách chuyển đến góc khác nhưng vẫn đảm bảo góc đọc sách có nhiều ánh sáng và yên tĩnh, góc xây dựng đủ không gian để trẽ chơi.
2/ Lập kế hoạch tổ chức hoạt động cho trẻ
- Muốn thực hiện các hoạt động góc một cách có khoa học và có hiệu quả. Trước hết lập ra kế hoạch cho mình gồm : kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày..những công việc nào chưa thực hiện kỹ năng nào cần rèn thêm cũng như những cá nhân nào cần lưu ý để đưa ra trong kế hoạch, tổ chức cho trẻ chơi đạt hiệu quả hơn.
- Cùng trẻ thảo luận phải xây dựng những góc chơi nào ở mỗi chủ điểm. Trong mỗi góc cần những thứ gì ? Và làm thế nào để tạo ra những góc đó ? Việc này cần huy động kinh nghiệm sáng tạo ở mỗi trẻ, điều đó rất phù hợp với quan điểm quan trọng trong giáo dục mầm non mới lấy trẻ làm trung tâm
3/ Sử dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp:
- Gây hứng thú, tạo tâm thế cho trẻ bắt đầu vào chơi có ý nghĩa vô cùng to lớn, kích thích sự tò mò của trẻ, thúc đẩy sự chú ý của trẻ. Vì vậy trong quá trình tổ chúc cho trẻ chơi tôi luôn chú trọng với sự gợi ý ban đầu của mình để tạo hứng thú cho trẻ và thay đổi hình thức theo từng chủ đề phù hợp với trẻ của lớp mình và tùy vào từng giai đoạn.
- Trẻ mẫu giáo có khả năng tự tổ chức trò chơi, nên cô không tham gia trực tiếp vào quá trình chơi của trẻ mà cô là người tổ chức, gợi ý, tạo điều kiện dẫn dắt trẻ tích cực tự giác, chủ động tích cực trong khi hoạt động. Cô quan sát cả lớp và quan sát từng góc chơi để nắm được sự hứng thú của trẻ trong từng góc chơi nhất là góc có bổ sung đồ chơi mới. Nếu góc nào có trẻ chơi còn lung túng, hay có đồ chơi mới mà trẻ chưa biết cách chơi cô phải có mặt kịp thời để hỗ trợ, tạo tình huống giúp trẻ chơi.
Ví dụ: Với góc xây dựng, nếu cô thấy trẻ xây chuồng thú và bỏ chung thú hiền với thú dữ cô phải gợi ý trẻ:
+ Nếu con bỏ con con sư tử với con thỏ thì sẽ ra sao?
+ Muốn thỏ an toàn thì mình phải làm thế nào?
với sự gợi ý của cô trẻ sẽ xây riêng chuồng cho thỏ và sư tử.
- Trong quá trình chơi cô phải gợi ý trẻ liên kết với các góc khác nhằm tạo giờ chơi luôn luôn sinh động, giúp trẻ hứng thú khi sử dụng chính sản phẩm của mình tự làm ra vào trò chơi và phát huy tính tích cực sáng tạo chủ động ở trẻ.
Ví dụ: Ở góc xây dựng khi trẻ xây dựng đường phố cô gợi ý trẻ qua góc tạo hình để đặt hàng làm một số loại xe, cây xanh, hay cột đèn giao thông bằng nguyên vật liệu mở.
- Để phát huy tính tích cực, sáng tạo, tạo hứng thú cho trẻ ở những lần chơi sau, cô phải quan sát kỹ quá trình chơi của từng trẻ, gợi ý trẻ nhận xét về mình và về nhóm bạn chơi cùng. Ngoài ra cô cũng phải khen thưởng, động viên, khích lệ trẻ hay nhóm chơi của trẻ khi có một điểm mới nào đó trong quá trình chơi
4/ Tăng cường sáng tạo làm giàu các đồ dùng đồ chơi cho các góc
- Ngoài đồ dùng đồ chơi nhà trường và phụ huynh trang bị, tôi đã sưu tầm và sáng tạo cho trẻ một số đồ dùng đồ chơi: với những nguyên vật liệu thải bỏ tôi đã gợi ý cho trẻ để trẻ nêu ý tưởng của trẻ, sau đó tôi hỏi trẻ cách làm đồ chơi đó, tôi cùng trẻ tạo ra nhiều đồ chơi mới lạ cho hoạt động chơi của trẻ. Biện pháp này ngoài việc tạo thêm nhiều đồ dùng đồ chơi trong lớp còn giúp trẻ phát triển tính sáng tạo, sự khéo léo của đôi bàn tay và giúp cho trẻ hứng thú hơn khi cùng nhau sử dụng đồ dùng đồ chơi của mình và bạn làm ra chơi ở các nhóm chơi và từ đó trẻ chơi một cách hứng thú hơn, tức là trẻ tích cực hơn trong lúc chơi trẻ vẫn tự giải quyết các vấn đề chơi của nhóm mình như: biết tạo ra các loại bánh kẹo từ phấn vụn, xốp màu, kết các loại hoa mà trẻ đã trải nghiệm…
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Qua một thời gian thực hiện những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự hổ trợ của đồng nghiệp trong lớp. Lớp học của tôi đã được những kết quả như sau:
§ Đối với giáo viên:
- Nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức một giờ hoạt động góc cho trẻ.
- Thấy rõ được vai trò của mình : không can thiệpvào trò chơi của trẻ, luôn là người giám sát, phát triển tính tự lực, tích cực của trẻ.
- Linh hoạt hơn trong việc xử lý các tình huống xảy ra trong khi chơi.
§ Đối với trẻ:
- Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên tôi nhận thấy trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động vui chơi, biết tổ chức các trò chơi theo nhóm và hoạt động trong các nhóm chơi tích cực.
- Trẻ mạnh dạn giao tiếp hơn, mạnh dạn hơn khi được chọn góc chơi và đảm nhận vai chơi,sử dụng đồ dùng đồ chơi linh hoạt và khéo léo hơn, có nhều sáng tạo khi chơi.
- Hình thành tinh thần tập thể, đoàn kết cho trẻ ( cùng nhau làm, cùng nhau xây dựng...)
- Biết thể hiện tình cảm giao lưu giữa bạn bè, giữa trẻ và cô, thích chơi cùng bạn và biết được nhiệm vụ của mình và bạn trong khi chơi, có thái độ tự giác cùng bạn đến góc chơi, hứng thú trong khi chơi.
- Phát huy tính tự chủ và tích cực hoạt động của trẻ ( từ việc lựa chọn góc chơi, đồ chơi, nội sung, ý tưởng chơi.. hoạt động theo khả năng và ý thích và có thể chuyển sang góc chơi khác mà trẻ thích..)
§ Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh đã hỗ trợ về những nguyên vật liệu sẵn có để cô cùng trẻ làm ra nhiều ĐDĐC mới như : Các lõi chỉ, các hộp thuốc, đồ dùng ăn uống trong gia đình, một số trang phục, các loại giấy, xe đủ loại và kích cỡ, đôminô….
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua việc lập kế hoạch thực hiện một số biện pháp cho việc hoạt động vui chơi trong năm học, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động vui chơi phù hợp với độ tuổi của nhóm lớp, phù hợp theo từng chủ đề.
- Áp dụng tốt phương pháp dạy học tích cực vào lớp học.
- Tạo môi trường hoạt động hấp dẫn và bố trí các góc chơi hợp lý.
- Tìm tòi sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi lạ, đẹp, hấp dẫn tạo sự thu hút đối với trẻ.
- Biết kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú cho trẻ; Khen chê đúng mức, động viên khích lệ kịp thời.
- Luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh, nhờ phụ huynh hỗ trợ đồ dùng, đồ chơi.
v Ý kiến đề xuất:
+ Đối với nhà trường: Tăng cường đầu tư thêm nhiều đồ chơi phong phú đa dạng, nhiều đồ chơi theo kiểu sáng tạo để trẻ cùng tham gia các trò chơi sáng tạo.
® KẾT LUẬN:
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo cho trẻ mẫu giáo, giúp phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Thông qua hoạt động vui chơi trẻ có nhiều cơ hội học hỏi, tìm tòi, khám phá điều mới lạ. Trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin, trẻ được kích thích sáng tạo và qua đó trẻ tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế từ đó trẻ có nhiều cơ hội để suy nghĩ và hành động sáng tạo.. Qua việc thực hiện áp dụng biện pháp mới tôi thấy trẻ thích chơi hơn, sáng tạo hơn, linh động hơn, nhanh nhẹn hơn, thay vào sự nhàm chán của trẻ ở những năm học trước bằng những sự hứng thú, tập trung, giúp trẻ thể hiện được sự khéo léo, óc tưởng tượng, sự giao lưu giữa bạn bè.
Tạo cho giáo viên thêm phần khéo léo, sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Biết tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Gò Vấp, ngày 02 tháng 01 năm 2013
Người thực hiện
Phạm Thị Ngọc Thùy
File đính kèm:
- MOT SO BIEN PHAP GIUP TRE TICH CUC GIO HOAT DONG VUI CHOI TRONG LOP.doc