Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần học âm

PHẦN THỨ NHẤT

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Ai cũng vậy bắt đầu từ tuổi con thơ, từ khi cất tiếng khóc chaào đời với những bước đi chập chững, nói bi bô, ngọng nghịu theo lời ru của mẹ, của bà, những âm tiết đầu tiên đã được phát ra. Đó cũng là bài học về âm tiết đầu tiên của Tiếng Việt.

 Khi lớn lên, biết cắp sách đến trường, làm quen thật sự với bao nhiêu chữ cái- diều đó thật mới lạ hấp dẫn và cũng thật khó.

Có những người nhận biết tiếng mẹ đẻ sẵn cón thật dễ dàng. Song không ít người thật khó khăn khi đánh vần, phát âm những âm ngữ tiếng việt đầu tiên.

 Tuổi thơ như trang giấy trắng, như búp măng non, rất cần sự chăm sóc, quan tâm của cha mẹ, sự dạy dỗ tận tình của thầy cô. Có như vậy măng mới mọc thẳng, không cằn cỗi chính từ sự liên hệ đó chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về thực trạng của việcc dạy và học, đặc biệt là phần học âm mới hiện nay.

 Là một giáo viên đứng lớp nhiều năm, tôi rất băn khoăn, trăn trở làm thế nào để giúp các em học tốt phần học âm để tạo nên nền tảng cơ sở chocác em biết đọc , biết viết TiếngViệt và bước đầu dùng Tiếng Việtmột cách có ý thức ?

 Từ kinh nghiệm thực tế đã làm , hôm nay tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp “GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHẦN HỌC ÂM” để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình giảng dạy

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần học âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vở , trong số đó có 10 em bố mẹ đi làm ăn xa .Có lúc ngủ ở trong rẫy luôn , khi nhà trường tổ chức dỵ tăng cường Tiếng Việt hè vẫn không chịu đi học . Đó cũng là năm học đầu tiên của các em vào lớp 1 . Do vậy nhà trường và giáo viên chuẩn bị kĩ lưỡng .Thế nhưng bên cạnh đó có nhiều phụ huynh có thói quen đến nh\gày khai giảng mới đưa con em nhập học , vì vậy làm ảnh hưởng đến sự chênh lệch ban đầu của học sinh . Mới đầu năm học nhận thức và học tập của các em có phần hạn chế , dẫn đến chất lượng đầu năm học rất thấp , cụ thể như sau : LỚP SỐ HỌC SINH GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 1A2 25 3 5 12 5 Từ chất lượng khảo sát trên tôi thấy . những học sinh được sự quan tâm tận tình nhắc nhở thì học rất tốt ; thường mạnh dạn trong học tập , tìm tiếng , từ rất nhanh và chính xác , nhưng ngược lại những học sinh chưa được gia đình quan tâm thì chua biết phát âm , thường nhút nhát hiểu bài chậm ,rất ngại phát biểu , vốn từ nghèo nàn , khả năng nhận biết âm rất chậm . Ngay từ tuần đầu các em đã làm quen vớimột số âm e,b và dấu hỏi , nặng , huyền ,sắc đây cũng là khó khăn cho người dạy và người học . với những bài học đầu tiên , các em thường có nhiều lúng túng , đa số học sinh học vẹt , đọc theo , chưa biết lấy âm , chữ ghép thành tiếng . Ví dụ: Âm B ghép chữ e thành tiếng Be và bên cạnh đó một số học sinh chưa nhận biết được vị trí dấu thanh nằm ở đâu ? Như: Bè , Bẻ ,Bẹ . PHẦN 3 GIẢI PHÁP & TỔ CHỨC THỰC HIỆN Trước tình hình trên bản thân tôi đã trao đổi với chuyên môn cùng với các đồng chí trong tổ khối bàn hướng để giúp đỡ học sinh để giúp đỡï những khó khăn trên để làm cơ sở cho việc học phần vần và phần tập đọc sau . 1/ Phối hợp với gia đình và nhà trường . Trước hết người giáo viên cần coi trọng việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường ,giao việc cho học sinh luyện phát âm ở nhà . Luyên phát âmđúng rõ ràng ,diễn cảm phân tích tốt âm tiếng dẫn đến học sinh thuộc cả bài và các bài sau . Việc rèn đọc của các em cũng có phần giúp đỡ của các bậc cha mẹ . Giáo viên kết hợp với chuyên môn tổ chức họp phụ huynh học sinh để giúp phụ huynh tiếp cận cách dạy và phương pháp đổi mới .Từ đó phụ huynh dạy cho con em mình dễ dàng hơn . Ơû lớp những học sinh nào phát âm đúng cần khen ngợi kịp thời ,những học sinh nào phát âm chưa đúng giáo viên cho phát âm lại nhiều lần hoặc cho một học sinh khá phát âm mẫu để cho học sinh đó phát âm theo .Giáo viên cần hướng dần cách phát âm thật cụ thể trong các tiết học âm . Ví dụ: L được phát âm đầu lưỡi cong lên ..vv. Học sinh phát âm đúng thì tạo thuận lợi cho bài học sau và bài viết chuẩn xác . Khi vào tiết dạy giáo viên cần chú ý dùng vật mẫu hoặc tranh hướng dẫn học sinh khai thác tiếng , từ rút ra âm để học sinh rút ra chữ ghi âm . nhưng trong thực tế một số học sinh do từng vùng địa phương khi phát âm khó phát âm chuẩn . Ví dụ : s-x ; ch- tr ; d-r Bởi vậy đòi hỏi người giáo viên phải phát âm chuẩn và làm mẫu nhiều lần để học sinh phát âm theo. 2/ Hướùng dẫn học sinh tìm tiếng từ có âm : Học sinh nắm được mặt âm thì mới ghép được tiếng dễ dàng giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nắm được mặt âm . Biết so sánh sụ giống nhau & khác nhau giưa các âm , biết phân tích tiếng Ví dụ : Bò ( b đứng trước o đứng sau dấu huyền trên âm o ) . Khi gợi ý giáo viên cần hệ thống câu hỏi ngắn gọn , rõ ràng , cụ thể sát thực với từng đối tượng học sinh : Giỏi , khá ,TB ,yếu . giáo viên cần nhẹ nhàng hướng dẫn tỉ mỉ ,học sinh học tới đâu nắm chắc âm tới đó , phân biệt hình dáng âm , phát âm đúng là cấp thiết hàng đầu . 3/ Tìm nguyên nhân cá biệt yếu kém : khi học sinh lười học bài , nhút nhát giáo viên cần trực tiếp trao đổi với gia đình động viên cho các em học tập . Khi hướng dẫn cho học sinh đọc , giáo viên cho học sinh đánh vần vài lượt ,sau đó đọc trơn , không đọc theo thứ tự để tránh học sinh đọc vẹt . Dạy phần từ câu ứng dụng .Giáo viên kết hợp lồng ghép tranh hoặc mẫu vật giảng nghĩa từ . Cho học sinh tìm âm mới sau đó đánh vần chú trọng đọc trơn . Giáo viên có thể ứng dụng nhiều hình thức học tập khác nhau như : cá nhân lớp nhóm Trong mỗi bài học âm có phần rèn viết cho học sinh ở bảng vở .Ngoài việc rèn kĩ năng viết đây cũng chính là hình thức giáo viên cho hcọ sinh làm quen với chính tả để học sinh viết đúng âm , nắm được khuôn mẫu con chữ . Ở cuối bài học có phần luyện nói theo chủ đề , giáo viên cần dùng tranh minh hoạ và gợi ý câu hỏi để học sinh có thể tập nói thành câu ngắn gọn , đơn giản có nội dung gần gũi với cuộc sống xung quanh các em . Phần trò chơi là để mở rộng óc sáng tạo nhằm nâng cao kiến thức chohọc sinh . */ TỔ CHỨC THỰC HIỆN : Với bài học ào cũng vậy , ngoài việc tuân thử theo qui luật nhận thức của học sinh giáo viên cần sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức và hướng dẫn các em học tập . Diều cần tránh là giáo viên chỉ dạy mà không hướng dẫn phát âm . không dùng phương pháp tối ưu trong tiết dạy để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh .Đây là hình thức dạy bừa cho xong . Nếu trong một tiết dạy mà ta áp dung một hình thức duy nhất thí học sinh không chú ý . gây nhàm chán ,không phát huy tính độc lập ,suy nghĩ sáng tạo của học sinh hoặc học sinh không biết đọc . Từ những suy nghĩ trên tôi đã thực hiện viết giải pháp cho tiết dạy vần học âm sau : Ví dụ: khi dạy bài 19 trang 40 ÂM S giáo viên dùng tranh giới thiệu S cho học sinh thảo luận nhóm hai học sinh trả lời . Giáo viên đặt ra câuhỏi : + bức tranh vẽ gì ? +trong tiếng sẻ chữ gì và dấu gì đã học ? giáo viên rút ra âm mới ghi lên bảng sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh đọc theo . học sinh nhận diện chữ S so sánh chữ S và X sau đó hướng dẫn học sinh phát âm S phân tích tiếng sẻ đánh vần ,đọc trơn bằng hình thức cá nhân ,nhóm ,lớp giáo viên hướng dẫn học sinh đọc xuôi , đọc ngược khôngtheo thứ tự để tránh học sinh đọc vẹt . hướng dẫn học sinh đọc tiếng ứng dụng : Giáo viên dùng tranh hoặc vật mẫu để học sinh dễ hình dung từ ,hướng dẫn học sinh đọc từ ,đánh vần đọc trơn ,tìm tiếng mang âm S , giáo viên nhận xét ,sửa sai những học sinh phát âm chưa chuẩn mỗi tiết dạy có phần viết dành cho học sinh : Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận dạng nét chữ , sau đó giáo viên viết mẫu từng chữ lên bảng vừa viết vừa nói rõ cách nối nét từ con chữ thứ nhất đến con chữ nối tiếp . Giáo vien hướng dẫn cho hcọ sinh viết bảng con ,thi đua viết nhanh viết đúng ,đẹp. Kết hợp đôi bạn cùng nhau học tốt , bạn học tốt hướng dẫn bạn học yếu để học sinh đọc tốt hơn . Giáo viên kiểm tra thường xuyên những học sinh yếu kém để chỉ rõ khuyết điểm và những tồn tại học sinh cần khắc phục ,sửa chữa. Ví dụ hướng dẫn cho học sinh đọc thông thả rõ ràng phát âm chuẩn bài học ,đọc diễn cảm . Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm nhanh tiếng từ mang âm bằng bìa , tranh . Tổ chức trò chơi ghép âm tiếng từ ở phần củng cố .Đối với học sinh đọc chậm giáo viên cần tạo cơ hội để học sinh được phát biểu xây dựng bài nhiều hơn . Thông báo cho gia đình biết tình hình học tập của các em để phụ huynh rèn thêm ở nhà . Mỗi tiết dạy hoặc học nhóm giáo viên có thể chỉ định những em nhút nhát để các em mạnh dạn hơn .Giáo viên có thể thường xuyên động viên tuyên dương khi các em đọc tốt , gần gũi vui vẻ với các em từ đó những học sinh yếu không có cảm giác bị bỏ rơi dẫn đến tự tin không mặc cảm . PHẦN THỨ TƯ KẾT QUẢ Việc dạy tốt phần học âm thật sự đã góp phần đóng góp rất quan trọng vào việc rèn luyện kĩ năng đọc- viết cho học sinh . Sau 10 tuần học các đã tiến bộ rất rõ rệt hiệu quả thay đổi đáng kể đối với các em học sinh , nhất là đối tượng học sinh yếu kém các em đã đọc được ,phát âm tương đối đúng ,chuẩn xác trả lời thành câu ,gãy gọn , đọc trơn câu từ tốt, đầu năm học sinh yếu kém chiếm 1/3 tổng số học sinh trong lớp ,nhưng nay đã rất nhiều học sinh đọc được và viết được bài ứng dụng .Tốc độ đọc cũng dần dần đáp ứng được yêu cầu về kĩ năng môn tập đọc cụ thể như sau: */ học sinh đọc viết thành thạo cả bài :10 học sinh */ học sinh đọc tốt tiếng từ câu :1 học sinh */ học sinh đọc được âm vần tiếng từ :5 học sinh */ không còn học sinh không biết đọc . PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN Trên đây là mkột sô giải pháp hữu ích về việc giúp học sinh học tốt phần học âm mà bản thân tôi đã rút ra qua thực tế quá trình giảng dạy . Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế , thiếu sót rất mong sự đóng góp thêm của các bạn đồng nghiệp để giải pháp được hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi trong trường và toàn huyện .Tôi xin chân thành cảm ơn .

File đính kèm:

  • docGPHI K'THI.doc
Giáo án liên quan