Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi tiết kiệm năng lượng

Sử dụng năng lượng tiết kiệm là vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống con người; sử dụng tiết kiệm năng lượng mà vẫn tạo ra một môi trường sạch đẹp thoải mái nhất cho tất cả học sinh và giáo viên nhà trường luôn là vấn đề cần được quan tâm ở tất cả các trường học trong đó có trường mầm non. Chung tay sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả chính là chúng ta đang giữ gìn và bảo vệ cuộc sống cho một hành tinh xanh.

 Để làm được điều này; ngay từ bây giờ mỗi con người trong xã hội phải ý thức được hành động của mình trong việc sử dụng tiết kiệm năng lượng, hơn thế nữa phải giáo dục thế hệ trẻ nói chung, giáo dục trẻ mầm non nói riêng biết sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 19665 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi tiết kiệm năng lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho vật nuôi, cây trồng và phục vụ đời sống con người… Qua đó tôi đã giáo dục trẻ nguồn nước do thiên nhiên ban tặng nhưng nước sẽ bị cạn kiệt khi chúng ta sử dụng bừa bãi; không tiết kiệm thì trong tương lai không xa cây cối và vạn vật trong đó có chúng ta sẽ không còn để sử dụng nữa cây cối héo khô; người và vật sẽ bị chết khát... Từ đó tôi dẫn dắt giáo dục trẻ dùng nước phải biết tiết kiệm như khi tắm, vệ sinh rửa tay chân phải biết khóa vòi nước khi không sử dụng… Bên cạnh các bài thơ, bài hát, câu chuyện, qua hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh còn một số môn học khác như tạo hình, thể dục, toán... Có những nội dung liên quan đến năng lượng tôi đều lồng ghép để giáo dục trẻ khi sử dụng phải biết tiết kiệm. Với biện pháp này đã thu được kết quả: 10/31 đạt 32.3 % 2. Biện pháp 2: Thông qua hoạt động khác trong ngày để tích hợp nội dung giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm năng lượng, hiệu quả Muốn tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm năng lượng; hiệu quả không chỉ lồng ghép qua các hoạt động học mà còn lồng ghép; tích hợp trong các hoạt động khác ở mọi lúc mọi nơi như hoạt động vui chơi, hoạt động chiều, ăn ngủ, giờ đón và trả trẻ. Để đạt được mục tiêu này tôi thường xuyên lồng ghép giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng đối với tất cả các hoạt động khác trong ngày khi có thể: Ví dụ: Trong giờ đón trẻ tôi luôn trò chuyện với trẻ, cho trẻ kể về những vật dụng trong gia đình, ở trường, lớp liên quan đến năng lượng như quạt điện, đầu đĩa, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, nước, ánh nắng mặt trời... Trong đó tôi đã lồng ghép dạy trẻ cách sử dụng một số thao tác đối với quạt, công tác điện; vặn vòi nước biết tắt điện; khóa van nước sau khi sử dụng xong. Chẳng hạn tôi hỏi trẻ hôm nay trời nắng hay mưa? Nếu trời nắng thì chúng ta cần phải làm gì?( Phơi quần áo, tắm nắng vào buổi sáng, sử dụng nóng lạnh bằng năng lượng mặt trời...) Đối với hoạt động vui chơi; thông qua các góc chơi như góc xây dựng, góc phân vai, góc thiên nhiên tôi đã khéo léo lồng ghép giáo dục trẻ bằng cách: Cho trẻ chơi với thiên nhiên; khi rửa tay xong dùng luôn nước tưới cây; tưới hoa. Cứ như vậy nhiều lần trẻ đã có thói quen tiết kiệm nước dần dần đã thành kỹ năng đối với trẻ lớp tôi. Cũng với hình thức này tôi hướng dẫn trẻ biết tận dụng ánh nắng mặt trời để gieo hạt cho cây nẩy mầm... Hay cho trẻ chơi với góc xây dựng khi xây nhà phải có cửa sổ, cửa ra vào để tận dụng năng lượng ánh sáng mặt trời, trồng nhiều cây xanh cho ngôi nhà mát về mùa hè; ấm về mùa đông... Đối với góc phân vai khi cho trẻ đóng vai chơi gia đình chơi nấu ăn phải biết tiết kiệm nước, ga, điện... Tổ chức giờ ăn, ngủ là một nội dung quan trọng trong khâu chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Hoạt động này đã hình thành cho trẻ nề nếp; thói quen và kỹ năng trong sinh hoạt. Vì vậy tôi thường xuyên nhắc trẻ phải biết rửa tay trước khi ăn; sau khi ăn. Rửa tay phải chú ý vặn vòi nước vừa đủ rửa; tránh vặn vòi nước quá to làm ướt quần áo đồng thời lại không tiết kiệm được nước, khi rửa song phải nhớ khóa van nước. Khi thời tiết chuyển sang mùa hè; tôi thường xuyên nhắc trẻ biết ứng phó với biến đổi khí hậu dạy trẻ nghe thời tiết để mặc trang phục cho phù hợp; biết cởi bớt quần áo, mặc quần áo phù hợp với mùa, không nằm quá gần nhau để đỡ nóng bức; khi ngủ dậy nhớ tắt quạt hoặc tắt điều hòa; tắt điện khi ra khỏi phòng. Khi tổ chức hoạt động ngoài trời tôi đã tận dụng những ngày thời tiết nắng ấm để trẻ được hoạt động một cách thoải mái; được quan sát thời tiết hiểu rõ tác dụng của ánh nắng mặt trời đối với cơ thể con người và cây con vật; qua đó giáo dục trẻ biết tận dụng thời tiết vào những việc tắm; rửa nhờ vậy mà tiết kiệm được điện năng mà không gây lãng phí một cách vô bổ. Sau khi hoạt động ngoài trời kết thúc tôi cho trẻ nghỉ ngơi dưới những gốc cây để hóng mát. Tại thời điểm này tôi cũng tranh thủ lồng giáo dục trẻ. Ví dụ: các con thấy mát không; khi chơi các con cần quan sát và tận dụng sức gió để bớt sử dụng quạt điện trong lớp hay ở gia đình vì vậy đến thời điểm này học sinh lớp tôi đã có thói quen rủ nhau ngồi dưới gốc cây sau khi kết thúc hoạt động ngoài trời; tránh việc phải dùng điện. Cứ như vậy đã trở thành thói quen đối với rất nhiều học sinh trong lớp.          Với hoạt động chiều: Tôi thường xuyên dạy trẻ học kiến thức mới; ôn kiến thức cũ; thực hành trò chơi mới tôi đều lồng ghép giáo dục trẻ biết sử dụng năng lượng tiết kiệm một cách hiệu quả trong đó đặc biệt chú ý hướng dẫn trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ như biết phơi khăn mặt ở nơi có ánh nắng mặt trời, rửa mặt; rửa tay phải biết tiết kiệm nước; biết sắp xếp đồ dùng; đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp để lớp được thoáng mát. Với hoạt động nêu gương: Thường xuyên chủ động đưa nội dung tiết kiệm năng lượng và sử dụng có hiệu quả năng lượng vào tiêu chuẩn bình cờ trong ngày và tiêu chuẩn nhận phiếu bé ngoan trong tuần; dần dần trẻ có kỹ sử dụng năng lượng tiết kiệm. Với biện pháp này đã thu được kết quả: 15/31 đạt: 48.3 %          3. Biện pháp 3: Phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng Phối kết hợp giữa nhà trường với phụ huynh là việc làm cần thiết. Đây chính là mối quan hệ thông tin hai chiều nhằm giáo dục trẻ biết sử dụng năng lượng tiết kiệm; tránh lãng phí. Thực hiện được điều này trẻ sẽ có hành trang trong cuộc sống sau này và mãi mãi về sau. Chính vì thế trong năm học tôi thường tổ chức ít nhất ba buổi họp phụ huynh, trong những buổi họp đó tôi đã đưa ra những yêu cầu phụ huynh cần phối hợp với giáo viên trong việc dạy trẻ biết tên gọi và cách sử dụng của một số đồ dùng như: Tắt, mở quạt, ti vi, điều hòa, đèn điện, vòi nước... Sao cho an toàn và tiết kiệm. Ngoài ra; tôi thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh dạy trẻ về nề nếp, thói quen sử dụng tiết kiệm điện nước, ánh sáng mặt trời... Bên cạnh đó tôi còn xây dựng góc tuyên truyền tại lớp thông qua các sản phẩm của trẻ để phụ huynh biết, hiểu và phối hợp thực hiện. Ví dụ: Để phối hợp tốt hơn nữa trong việc giáo dục trẻ biết sử dụng tiết kiệm năng lượng cho trẻ tôi thường phối hợp với phụ huynh bằng cách giao bài tập tạo hình tô mầu những những hành vi đúng như tô hình những hình ảnh đúng trẻ biết tắt quạt khi không sử dụng hoặc tô màu bé rửa tay dưới vòi nước vừa phải; gạch chân những việc làm không đúng như quạt quay; điện sáng; nước chảy tràn khi không có người ... Thấy rõ việc làm thiết thực đó phụ huynh đã nhiệt tình phối hợp dạy trẻ hiểu thế nào là hành vi đúng khi sử dụng tiết kiệm năng lượng. Tạo được niềm tin đối với phụ huynh của lớp. Kết quả: 23/31 đạt 74,2 % 4. Biện pháp 4: Tạo môi trường cho trẻ được trải nghiệm để giáo dục tiết kiệm năng lượng Tạo môi trường cho trẻ được trải nghiệm và khám phá là một việc làm cần thiết mà hơn ai hết cô giáo phải là tấm gương trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm. Ở lớp tôi có 5 vòi nước, 2 quạt trần, 2 quạt treo tường, 1 ti vi, một đầu đĩa, 1 đàn Oocgan tôi đã cho trẻ trải nghiệm bằng cách: Để tiết kiệm tiêu thụ điện năng tôi tận dụng ánh sáng tự nhiên để dạy một số hoạt động học; hoạt động vui chơi bằng cách kéo hết gièm; mở cửa sổ; cửa chính để tận dụng ánh sáng. Với hoạt động vệ sinh cá nhân cho trẻ rửa tay trước khi ăn tôi cho 5 cháu ra làm vệ sinh và yêu cầu 5 bạn khác quan sát xem các bạn làm vệ sinh, xem ai là người thực hiện tiết kiệm năng lượng nhất nếu vặn vòi nước vừa phải, rửa tay xong biết khóa vòi nước thì bạn đó thực hiện tốt việc tiết kiệm năng lượng. Vào mùa hè sau tiết học chung chuyển sang tiết hoạt động ngoài trời cô cho cả lớp ra ngoài khi chưa tắt điện, tắt quạt hỏi xem phản ứng của các trẻ có phản ứng gì trong việc tiết kiệm điện? Lúc đó có cháu sẽ chạy nhanh vào lớp để tắt bóng điện, tắt quạt, có cháu nói luôn ” Thưa cô lớp chưa tắt quạt, tắt điện”. Nếu trẻ thực hiện được như thế thì đề tài của tôi đã thành công, nếu chưa được như thế tôi có thể gợi ý cho trẻ ” Các con quan sát xem điều gì sẽ sẩy ra khi chúng ta ra khỏi lớp ”. ( Chưa tắt điện, tắt quạt) Nếu không tắt thì sẽ ảnh hưởng gì? ( Tốn điện, chưa tiết kiệm được năng lượng). Cứ như thế trẻ được trải nghiệm thực tế với việc tiết kiệm năng lượng từ đó hình thành những thói quen, nề nếp tiết kiệm sử dụng năng lượng ngay từ lứa tuổi tiền học đường. III. TÍNH MỚI CỦA SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM: Sáng kiến kinh nghiệm " Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi tiết kiệm năng lượng" lần đầu áp dụng với lớp lớn 2 do tôi chủ nhiệm đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Bằng các biện pháp: thông qua các tiết học, các hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi và điều không thể không kể đến đó là sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh đã giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó việc tạo môi trường cho trẻ được trải nghiệm tiết kiệm năng lượng cũng phải tiến hành song song thì mới mang lại kết quả cao trong việc giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi tiết kiệm năng lượng. Đề tài này đã trang bị cho các cháu những hành trang kiến thức phục vụ cho cuộc sống hiện tại và cũng có thể là hành trang trẻ mang theo suốt cuộc đời IV. TÍNH HỮU ÍCH CỦA SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM " Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi tiết kiệm năng lượng" Đã giáo dục trẻ biết sử dụng, bảo quản và tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh đó đã giáo dục các cháu có nề nếp, thói quen và kỹ năng tiết kiệm nước khi rửa mặt, rửa tay ở trường, lớp cũng như tắm rửa làm vệ sinh ở nhà. Đến thời điểm này 100% các cháu đã biết tắt khi không sử quạt , tắt công tác điện khi ra khỏi lớp hoặc ra khỏi nhà; biết tận dụng năng lượng trong tự nhiên như sức gió để hóng mát vào mùa hè, năng lượng mặt trời để tắm nắng, sưởi ấm... V. KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN VÀ NHÂN RỘNG Đề tài " Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi tiết kiệm năng lượng" đã áp dụng thành công tại lớp mẫu giáo lớn 2; được nhà trường công nhận, triển khai nhân rộng tới toàn thể các lớp mẫu giáo 5 tuổi trong trường mầm non Hoa Sữa thị trấn Phố Lu Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi tiết kiệm năng lượng, rất mong hội đồng sáng kiến kinh nghiệm xét và công nhận./. Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docSKKN 2013-2014.doc