Đề tài : Dạy trẻ làm quen với thao tác đo Chủ đề: ngành nghề Chủ đề nhánh: nghề giúp đỡ cộng đồng

- Cô giúp trẻ làm quen với thao tác đo, nắm được kỹ thuật đo.

- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để trao đổi, thảo luận và đọc kết quả đo một cách rõ ràng, chính xác.

- Trẻ cảm nhận đượcvẻ đẹp của đồ dùng đồ chơi, những hành vi đẹp trong học tập: hăng hái phát biểu ý kiến, phát biểu to, rõ ràng, không nói chuyện, đùa giỡn trong giờ học, .

- Qua hoạt động, giúp trẻ phát triển vận động thô: đi đứng, di chuyển, phát triển vận động tinh: quan sát, so sánh, tư duy có chủ định, . giúp cơ thể phát triển hài hòa cân đối.

- Giáo dục trẻ yêu thích học toán, đoàn kết, hợp tác khi chơi, hăng hái trong học tập.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 9232 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài : Dạy trẻ làm quen với thao tác đo Chủ đề: ngành nghề Chủ đề nhánh: nghề giúp đỡ cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG MG ĐỊNH HIỆP HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN GV: Lê T.Thu Thảo Đề tài: Dạy trẻ làm quen với thao tác đo Lớp lá Chủ đề: ngành nghề Chủ đề nhánh: nghề giúp đỡ cộng đồng. I/ Mục đích yêu cầu: - Cô giúp trẻ làm quen với thao tác đo, nắm được kỹ thuật đo. - Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để trao đổi, thảo luận và đọc kết quả đo một cách rõ ràng, chính xác. - Trẻ cảm nhận đượcvẻ đẹp của đồ dùng đồ chơi, những hành vi đẹp trong học tập: hăng hái phát biểu ý kiến, phát biểu to, rõ ràng, không nói chuyện, đùa giỡn trong giờ học, ... - Qua hoạt động, giúp trẻ phát triển vận động thô: đi đứng, di chuyển, phát triển vận động tinh: quan sát, so sánh, tư duy có chủ định, ... giúp cơ thể phát triển hài hòa cân đối. - Giáo dục trẻ yêu thích học toán, đoàn kết, hợp tác khi chơi, hăng hái trong học tập. II/ Chuẩn bị: + Mô hình doanh trại bộ đội + 1 quả bóng bay + Thẻ chữ số từ 1 đến 7 + Mỗi trẻ một băng giấy dài: 10cm + 1 băng giấy cho cô dài 50 cm, 1 bảng bé ngoan, 3 chai nước suối, thước đo, 3 ly nhựa, 3 xô và 3 thau (nhỏ) + Phấn, bút lông đen III/ Tổ chức thực hiện: 1/ Ổn định: - Cô tập hợp trẻ, rủ trẻ đến thăm doanh trại bộ đội kết hợp hát: “Khúc hát dạo chơi” 2/ Hướng dẫn: a/ Ôn kiến thức cũ: Ôn hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật Đàm thoại: + Ai phát hiện trongdoanh trại bộ đội có gì? + Các chú bộ đội đang làm gì ? (Trồng rau, chăn nuôi, tập luyện, ...) + Những liếp rau của các chú bộ đội có gì đặc biệt ? (Liếp rau có hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật) + Ngoài các luống rau ra, ai phát hiện những đồ dùng, vật dụng nào trong doanh trại có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật nữa? (Cho trẻ tìm và gọi tên) - Vì các chú bộ đội ngày đêm bảo vệ tổ quốc nên chúng ta phải lảm gì? -> Giáo dục trẻ yêu quí, kính trọng các chú bộ đội Chuyển đội hình, kết hợp hát “Cháu yêu chú bộ đội” về đội hình vòng tròn. b/ Cung cấp kiến thức mới: Dạy trẻ làm quen với thao tác đo - Cho trẻ chơi trò chơi “Trời tối, trời sáng” - Tạo tình huống: Cô thả một quả bóng bay, cho trẻ thi nhau xem ai là người lấy được bóng. Cô hỏi trẻ: Tại sao bạn A lấy được quả bóng mà các bạn khác không lấy được quả bóng? (Vì bạn A cao hơn các bạn khác) - Để biết được bạn nào cao hơn, bạn nào thấp hơn thì hôm nay cô sẽ dạy cho các con làm quen với thao tác đo. -> Chuyển đội hình tự do, cô và trẻ hát kết hợp vận động bài “Chú bộ đội” Cô nói: Để đo một đối tượng, trước tiên chúng ta cần xác định đối tượng đo, thước đo, sau đó tiến hành đo, ghi và đọc kết quả đo. - Ở đây cô có: + Đối tượng đo là: băng giấy, bảng bé ngoan, chai nước + Thước đo là: Thước đo cây, gang tay, ly nhựa - Cô hỏi trẻ: Thế bây giờ các con muốn đo gì trước? (Trẻ chọn đối tượng đo) Đo băng giấy: - Muốn biết băng giấy này dài bao nhiêu cô sẽ dùng thước đo để đo - Cô làm mẫu và giải thích: Cô đặt chồng thước lên băng giấy, một đầu thước trùng với một đầu của băng giấy, sao cho cạnh dưới của thước sát với mép dưới của băng giấy, cô dùng bút vạch đánh dấu, kết hợp đếm tương ứng rồi nhấc thước ra, tiếp tục đo và vạch tương tự cho đến hết băng giấy, sau đó đọc kết quả đo. Như vậy, băng giấy này có chiều dài bằng .... thước đo. - Cô mời trẻ lên thực hiện lại thao tác đo và đọc kết quả trẻ đo được. - Cô hỏi trẻ: Con nào muốn đo gì nữa? Đo bảng bé ngoan: - Đối với bảng bé ngoan, cô dùng gang tay làm thước đo, các con nhìn và đếm xem bảng bé ngoan này có chiều dài bằng bao nhiêu gang tay cô nhé. Tiến hành đo: Cô dùng ngón cái và ngón giữa làm chuẩn, đặt đầu ngón tay cài trùng với mép bảng (bàn tay phải thẳng), dùng phấn để vạch đánh dấu, kết hợp đếm và nhắc tay ta, tiếp tục đo tương tự đến hết chiều dài của cái bảng bé ngoan, đọc kết quả đo. Như vậy, cái bảng bé ngoan này có chiều dài bằng .... lần gang tay cô. - Cô mời trẻ lên thực hiện lại và đọc kết quả - Cô hỏi trẻ: Tại sao khi cô đo, chiều dài bảng bé ngoan chỉ bằng 5 lần chiều dài gang tay cô mà bạn đo thì chiều dài bảng bé ngoan lại bằng 7 lần gang tay bạn? => Thức đo càng dài thì số lần đo càng ngắn và ngược lại, thước đo càng ngắn số sần đo càng nhiều. Chuyển đội hình, kết hợp đọc thơ: “Chú bộ đội hành quân trong mưa” Đo chai nước: - Cô cho trẻ xem chai nước và hỏi trẻ: Cô có gì? + Các con nghĩ xem mình có thể dùng gì để đo chai nước này? + Tại sao không dùng thước hay gang tay để đo? (Vì nước là chất lỏng nên không thể dùng thước hoặc gang tay để đo mà phải dùng ca, ly, chai, ... để đo, người ta gọi đo chất lỏng là đo thể tích) => Tiến hành đo: Cô rót nước trong chai ra ly nhựa (đầy chai), trẻ đếm kết hợp đổ ra ngoài, tiếp tục thực hiện tương tự cho đến hết nước trong chai, sau đó đọc kết quả. -> Như vậy, chai nước này có thể tích bằng ... lần thể tích cái ly. - Cô mời trẻ lên thực hiện lại và đọc kết quả cho cả lớp xem. c/ Luyện tập - Cô tổ chức cho trẻ chơi đong nước vào chai Cách chơi: chia lớp làm 4 nhóm, trong khoảng thời gian một bài hát, các nhóm sẽ dùng cái chén làm thước đo, thực hiện đo thể tích nước của chai trà xanh khộng độ, đội nào thực hiện nhanh, đọc kết quả chính xác sẽ là đội thắng cuộc. -> Chuyển đội hình, đọc thơ: “Chú giải phóng quân” - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Nhận xét trò chơi -> Chuyển đội hình kết hợp lấy đồ dùng, hát: “Cháu yêu chú bộ đội”, về đội hình chữ U Cô nói: Bây giờ các con dùng băng giấy làm thước đo và đo xem ô gạch các con đang ngồi có chiều dài bằng mấy lần băng giấy nhé. - Cô cho trẻ thực hiện đo, cô quan sát, hướng dẫn, sửa sai cho trẻ. - Cô cho trẻ đọc kết quả đo. 3/ Kết thúc: Nhận xét lớp, nghỉ.

File đính kèm:

  • docLQVT(2).doc