Trong nhà trường tiểu học, mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong đó môn toán giữ vai trò quan trọng, thời gian dành cho việc học toán chiếm tỉ lệ khá cao. Thực tế những năm gần đây, việc dạy học toán trong các nhà trường tiểu học đã có những bước cải tiến về phương pháp, nội dung và hình thức dạy học.
Cùng với các môn học khác như: Tiếng Việt, Đạo đức, TNXH, . Môn toán cũng có một vị trí rất quan trọng cho việc hình thành nhân cách cho học sinh, vì môn toán là một môn học mang tính khoa học, nghiên cứu một số mặt của thế giới hiện thực và cũng qua môn toán mỗi học sinh tiểu học được trang bị một hệ thống kiến thức cơ bản về nhận thức, điều đó rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt và lao động. Bên cạnh đó học sinh tiểu học qua việc học toán sẽ phát huy tốt trí tưởng tượng, các kĩ năng, kĩ xảo về tính toán, có tính chính xác cao. Qua môn toán giúp các em cảm thụ tốt kiến thức của các môn học khác. Cũng qua môn toán, trong suốt cấp học, các em cũng tích luỹ được những kinh nghiệm để tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh, áp dụng một cách thành thạo, chính xác kiến thức đã được trang bị vào trong thực tiễn cuộc sống, cũng như sự sáng tạo trong hoạt động học tập của các cấp học cao hơn.
26 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 11585 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp dạy giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị cho học sinh lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời hoặc lên bảng làm bài. Chỉ cần các em có một “tiến bộ nhỏ” là tôi tuyên dương ngay, để từ đó các em sẽ cố gắng tiến bộ và mạnh dạn, tự tin hơn. Đối với những em học khá, giỏi phải có những biểu hiện vượt bậc, có tiến bộ rõ rệt tôi mới khen.Chính sự khen, chê đúng lúc, kịp thời và đúng đối tượng học sinh trong lớp đã có tác dụng
khích lệ học sinh trong học tâp.
Ngoài ra, việc áp dụng các trò chơi học tập giữa các tiết học cũng là một yếu
tố không kém phần quan trọng giúp học sinh có niềm hăng say trong học tập, mong muốn nhanh đến giờ học và tiếp thu kiến thức nhanh hơn, chắc hơn. Vì chúng ta đều biết học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp ba nói riêng có trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy Toán học nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng hay quá tải. Hơn nữa cơ thể của các em còn đang trong thời kì phát triển hay nói cụ thể hơn là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể ngồi lâu trong giờ học cũng như làm một việc gì đó trong một thời gian dài. Vì vậy muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học tức là kiểu dạy học :“ Lấy học sinh làm trung tâm.”, hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em. Trong mỗi tiết học, tôi thường dành khoảng 2 – 3 phút để cho các em nghỉ giải lao tại chỗ bằng cách chơi các trò chơi học tập vừa giúp các em thoải mái sau giờ học căng thẳng, vừa giúp các em có phản ứng nhanh nhẹn, ghi nhớ một số nội dung bài đã học….
Tóm lại: Trong quá trình dạy học người giáo viên không chỉ chú ý đến rèn luyện kĩ năng, truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải quan tâm chú ý đến việc: Khuyến khích học sinh tạo hứng thú trong học tập.
Trên đây là phương pháp hướng dẫn các em học sinh lớp 3 giải tốt dạng toán: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tôi tin rằng nếu chúng ta làm được như vậy
thì các em nắm được phương pháp giải dạng toán này tốt hơn, chắc chắn hơn, tránh được những sai sót có thể xảy ra. Các em sẽ có được tinh thần phấn khởi, tự tin khi giải Toán.
III- KẾT QUẢ THỰC HIỆN – SO SÁNH ĐỐI CHỨNG :
Trong suốt quá trình nghiên cứu, quan sát học sinh giải Toán, tôi thấy các em rất thích giải Toán khi các em đã có đủ vốn kiến thức, phương pháp giải Toán. Các em giải Toán đúng, chính xác hơn khi các em được thầy cô nhiệt tình hướng dẫn với phương pháp dễ hiểu nhất, dễ nhớ nhất. Với phương pháp này tôi đã trang thiết bị cho các em vốn kiến thức phương pháp cơ bản để các em giải dạng toán này không nhầm lẫn, sai sót đến chất lượng học của các em được nâng lên rõ rệt. So với năm học 2013-2014, năm nay các em làm bài tốt hơn nhiều, chất lượng bài làm cũng cao, tỉ lệ nhầm lẫn hay làm bài sai chỉ chiếm có 3 %. Nhìn chung, các em được giải Toán, so sánh cách giải của 2 kiểu bài này sẽ làm bài chính xác cao, chất lượng khả quan. Kết quả khảo sát với 103 học sinh khối 3 ở hai kiểu bài cụ thể như sau:
TỔNG SỐ HỌC SINH :
35 em
Nội dung thử nghiệm
Kết quả trước thử nghiệm
Kết quả sau thử nghiệm
ĐIỂM
ĐIỂM
0-4
5-6
7-8
9-10
0-4
5-6
7-8
9-10
KIỂU BÀI 1( Tìm giá trị củacác phần)
- Tìm giá trị của 1 phần:
( phép chia)
(Đây là bước rút về đơn vị)
- Tìm giá trị của các phần: (phép nhân : Lấy giá trị 1 phần nhân với số phần )
3
12
12
8
0
6
7
22
KIỂU BÀI 2( Tìm số phần)
- Tìm giá trị của 1 phần:
( phép chia)
(Đây cũng là bước rút về đơn vị)
- Tìm số phần. (Phép chia : Lấy giá trị các phần chia cho giá trị 1 phần. )
5
12
12
6
1
6
7
21
- Kết quả trên cho chúng ta thấy được có phương pháp tốt thì học sinh làm bài tốt
hơn. Chất lượng học của học sinh không tự dưng mà có được, đòi hỏi mỗi người
giáo viên chúng ta biết phương pháp truyền đạt tới từng đối tượng học sinh. Nhiều
đồng chí cho rằng dạng toán này dễ. Song, không hẳn như vậy, nếu
chúng ta truyền
đạt kiến thức, phương pháp hời hợt, không đi sâu, rộng vấn đề thì các em dễ dàng nhầm lẫn ở bước 2 của 2 kiểu bài đó, cũng có khi nhầm cả sang dạng toán khác. Cho nên dạy Toán ở dạng toán này, chúng ta càng cẩn thận, chi tiết bao nhiêu thì chất lượng tiếp thu và làm bài càng tăng, các em học Toán càng tự tin hơn bấy nhiêu.
* NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Dạy toán ở Tiểu học nói chung, ở lớp 3 nói riêng là cả một quá trình kiên trì, đầy sự sáng tạo, nhất là đối với dạng toán liên quan đến rút về đơn vị, cho nên khi hướng dẫ học sinh giải toán nói chung, giải dạng toán liên quan đến rút về đơn vị nói riêng chúng ta cần phải:
Tạo niềm hứng thú, sự say mê giải toán, bởi các em có thích học toán thì các em mới có sự suy nghĩ, tìm tòi các phương pháp giải bài toán một cách thích hợp.
2 Hướng dẫn học sinh nắm đầy đủ các kĩ năng cần thiết khi giải toán bằng phương pháp phù hợp, nhẹ nhàng, không gò bó.
3.Kích thích tư duy sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp trong khi tìm tòi, phát hiện "đường lối" trong giải toán.
4. Thường xuyên thay đổi hình thức dạy học ở mỗi bài để tránh sự nhàm chán.
5. Tập cho học sinh có kĩ năng tự phân tích bài toán, tự kiểm tra đánh giá kết quả của bài toán, tập đặt các câu hỏi gợi mở cho các bước giải trong bài toán.
6. Phải coi việc giải toán là cả một quá trình, không nóng vội mà phải kiên trì tìm và phát hiện ra “chỗ hổng” sau mỗi lần hướng dẫn để khắc phục, rèn luyện.
7. Nên động viên, khuyến khích các em có đưa ra phương pháp giải gần hợp lí, tránh đưa ra tình huống phủ định ngay.
8 .Gần gũi, động viên những em học yếu môn Toán để các em có tiến bộ, giúp đỡ nhẹ nhàng khi cần thiết.
IV- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận :
Dạy toán thành công là một việc rất khó, đũi hỏi ngừơi giáo viên chẳng những phải vững vàng về bản lĩnh, nghiệm vụ sư phạm, kiến thức chuyên môn mà cũng phải có một phong thỏi giảng dạy tốt, tình thương yêu đối với học sinh, lòng tận tuỵ với nghề nghiệm; biết cách làm cho những con số khô khan trở lên có hồn, trở lên thu hút lòng đam mê của học sinh, đó thực sự là thử thách đối với người giáo viên.
Người thầy tốt là người thầy biết dạy cho học sinh cách tìm ra chân lý chứ không phải là chỉ dạy chân lý. Điều này rất phù hợp với toán học. Toán học cần tư duy cái quá trình, cái diễn tiết logic, phù hợp chứ không chỉ là xác định cái kết quả một cách máy móc.
Có thể nói dạy toán là một công việc vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Thiếu tính khoa học, người thầy khó có thể truyền đạt một cách hiệu quả, chính xác những kiến thức vừa trỡu tượng vừa cụ thể của toán học cũng như nếu thiếu tính nghệ thuật thỡ người thầy cũng khó có thể hoàn thành những tiết dạy một cỏch xuất sắc, khú tạo sự thu hỳt, chỳ ý ở cỏc em .
2. Khuyến nghị :
* Đối với giáo viên: Tích cực tham gia tích luỹ kiến thức để tập trung nghiên cứu các phương pháp đổi mới ở tất cả các môn học ở bậc Tiểu học.
* Đối với tổ chuyên môn; Thường xuyên tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, thảo luận sâu sắc cách viết và làm sáng kiến kinh nghiệm.
* Đối với trường: Cần phát động sâu rộng phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, thường xuyên tổ chức chuyên đề ở tất cả các môn học, đặc biệt là môn Toán..
* Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo: Hàng năm, Phòng nên tổ chức nhiều chuyên đề cấp Huyện, đặc biệt là các chuyên đề liên quan đến các dạng toán cơ bản ở các khối lớp .
* LỜI KẾT
Trên đây, tôi vừa trình bày “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải tốt dạng Toán liên quan đến rút về đơn vị ”. Qua đây, muốn góp phần nhỏ vào phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học nói chung, phương pháp dạy Toán lớp 3 nói riêng. Hơn nữa, tôi muốn trình bày ý kiến của mình để các thầy cô đóng góp ý kiến xây dựng để cho phương pháp dạy học của tôi hoàn thiện hơn. Kính mong các thầy cô xem xét và nhiệt tình góp ý kiến cho em để tôi có nhiều thành công trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học và chia sẻ những kinh nghiệm với đồng nghiệp cùng nhau nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn mới .
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Phương Trung, ngày 6 tháng 4 năm 2014
Xác nhận Tôi xin cam đoan , đây là sáng kiến của mình
của thủ trưởng đơn vị viết, không sao chép nội dung của người khác.
Tác giả
Phạm Thị Anh Phương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Trung Hiệu- Đỗ Đình Hoan - Vũ Dương Thuỵ- Vũ Quốc Chung
“ Phương pháp dạy học môn toán tiểu học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội- 2005 ”
2. Đỗ Đình Hoan - Nguyễn Áng - Đỗ Tiến Đạt - Đào Thái Lai - Đỗ Trung Hiệu
“ SGK Toán 3” – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3.Dạy lớp 3 - Theo chương trình Tiểu học mới - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học
4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 3, NXB Giáo dục.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học lớp 3, NXB Giáo dục.
6. Chương trình tiểu học (Ban hành kèm theo quyết định số 43/2001/QĐ - BGD & ĐT ngày 9/11/2001 của Bộ giáo dục và Đào tạo).
MỤC LỤC Trang
Trang bìa phụ
Sơ yếu lý lịch : 1
PH ẦN 1 : MỞ ĐẦU
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...................................................................................................................................... ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ( Ký tên , đóng dấu )
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...................................................................................................................................... ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ( Ký tên , đóng dấu )
File đính kèm:
- toans3-phuong-thphuongtrung1.doc