1. Kiến thức:
Sau bài học HS có thể nêu được :
+ Chỉ đường đi của thức ăn và nói tên các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ.
+ Chỉ và nói tên một số tuyến tiêu hoá và dịch tiêu hoá.
2. Kĩ năng:
+ Biết nhấc (nâng) một vật đúng cách.
+ Có kĩ năng quan sát, tổng hợp.
3. Thái độ:
+ HS có ý thức thực hiện và thêm yêu mến môn TNXH
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn tự nhiên xã hội Tên bài : cơ quan tiêu hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tên bài : Cơ quan tiêu hoá
Ngày dạy: Thứ ………., ……/ ……/ 201
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
Sau bài học HS có thể nêu được :
+ Chỉ đường đi của thức ăn và nói tên các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ.
+ Chỉ và nói tên một số tuyến tiêu hoá và dịch tiêu hoá.
2. Kĩ năng:
+ Biết nhấc (nâng) một vật đúng cách.
+ Có kĩ năng quan sát, tổng hợp.
3. Thái độ:
+ HS có ý thức thực hiện và thêm yêu mến môn TNXH
II/ ĐỒ DÙNG :
+ Tranh sgk .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Thời gian
Nội dung các hoạt
động dạy học chủ yếu
Phương pháp hình thức
tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Đ D H T
5’
30’
5’
A. Bài cũ:
Làm gì để xương và cơ phát triển tốt ?
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
2) Các hoạt động chính :
a, Hoạt động 1 :Quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ ống tiêu hoá
Mục tiêu :
- Nhận biết được đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá.
b, Hoạt động 2 : Quan sát và nhận biết các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ
Mục tiêu :
+ Nhận biết trên sơ đồ và nói tên các cơ quan tiêu hoá.
c, Hoạt động 3 : Trò chơi “Ghép chữ vào hình”
Mục tiêu :
+ Nhận biết và nhớ vị trí các cơ quan tiêu hoá
C. Củng cố, dặn dò :
- Muốn cho xương và cơ phát triển tốt ta phải làm gì ?
- Tai sao không nên mang vác vật quá nặng ?
- Nhận xét,đánh giá.
Trong bài học hôm nay các em sẽ học về cơ quan tiêu hoá. Ghi đầu bài.
- GV yêu cầu HD làm việc theo cặp
+ Quan sát hình vẽ 1 trong sgk, đọc chú thích và chỉ vị trí của miệng, thực quản,dạ dày,ruột non ,ruột già, hậu môn trên sơ đồ.
+ Thức ăn sau khi vào miệng được nhai nuốt rồi đi đâu ?
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
* Kết luận : Thức ăn sau khi vào miệng rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non và biến thành chất bổ dưỡng. Ở ruột non các chất bổ dưỡng được thấm vào máu đi nuôi cơ thể, các chất cặn bã được đưa xuống ruột già và thải ra ngoài.
- GV giảng : Thức ăn vào miệng rồi được đưa xuống thực quản, dạ dày, ruột non... và được biến thành chất bổ dưỡng đi nuôi cơ thể. Qúa trình tiêu hoá thức ăn cần có sự tham gia của các dịch tiêu hoá. VD: nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra ; mật do gan tiết ra, dịch tuỵ do tuỵ tiết ra. Ngoài ra còn có các dịch tiêu hoá khác (vừa nói vừa chỉ sơ đồ).
- Yêu cầu HS quan sát hình 2 sgk và chỉ đâu là tuyến nước bọt, gan, túi mật và tuỵ.
- Kể tên các cơ quan tiêu hoá ?
*Kết luận : Cơ quan tiêu hoá gồm có : miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hoá như tuyến nước bọt, gan, tuỵ
- Phát mô hình từng bộ phận của cơ quan tiêu hoá, thẻ tên các bộ phận yêu cầu HS ghép lại thành sơ đồ ống tiêu hoá và gắn thẻ tên vào các cơ quan tiêu hoá tương ứng cho đúng.
- GV nhận xét.
- Kể tên các cơ quan tiêu hoá ?
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau Tiêu hoá thức ăn.
2HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- Nghe + ghi vở.
- HS mở sgk tr 12
- HS quan sát hình vẽ sgk tr 12và làm việc theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- 3HS nhắc lại kết luận.
- HS quan sát tranh và lắng nghe GV giảng.
- HS làm theo yêu cầu.
- 5HS kể tên.
-3HS nhắc lại kết luận
- HS chơi trò chơi.
- 2HS trả lời.
- Nghe.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
File đính kèm:
- Tuan 5 TNXH.doc