I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
_Củng cố về nhân hoá , cách nhân hoá
_Ôn luyện về câu như thế nào ? Đặt câu hỏi và trả lời được các câu hỏi : Như thế nào ?
II. CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên:_ 2 tờ giấy khổ to sử dụng làm bài tập 1
_ Các câu trong bài tập 2,3 viết sẵn trên băng giấy hoặc bảng phụ
_ Một chiếc đồng hồ loại có 3 kim
2.Học sinh :
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5803 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn: Luyện từ và câu Tuần 23 Bài: Nhân hóa -Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Như thế nào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU TUẦN : 23
BÀI : NHÂN HÓA -ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI : NHƯ THẾ NÀO
Ngày thực hiện :
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
_Củng cố về nhân hoá , cách nhân hoá
_Ôn luyện về câu như thế nào ? Đặt câu hỏi và trả lời được các câu hỏi : Như thế nào ?
II. CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên:_ 2 tờ giấy khổ to sử dụng làm bài tập 1
_ Các câu trong bài tập 2,3 viết sẵn trên băng giấy hoặc bảng phụ
_ Một chiếc đồng hồ loại có 3 kim
2.Học sinh :
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Khởi động : 2’ Hát bài hát
2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 học sinh lên bảng trả bài :
_ Học sinh 1 : Nêu 5 từ chỉ trí thức và 5 từ chỉ hoạt động của trí thức . Đặt câu
với 2 từ trong 5 từ vừa nêu .
_ Học sinh 2 : Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau
_ Học sinh 3 trả lời câu hỏi : Thế nào là nhân hoá
3.Bài mới :
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
30’
Giới thiệu bài : Tiết này các em tiếp tục làm các bài tập luyện tập về nhân hoá . Sau đó chúng ta sẽ ôn luyện đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi :Như thế nào?
Hoạt động : Hướng dẫn làm bài tập
+ Bài 1
_ Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
_ Gọi 1 học sinh khác đọc lại bài thơ
_ Cho học sinh quan sát đồng hồ loại 3 kim đang hoạt động và yêu cầu học sinh nhận xét về hoạt động của từng chiếc kim đồng hồ
_ Yêu cầu học sinh cả lớp tự làm bài o vở bài tập , gọi 2 học sinh lên bảng thi làm
bài nhanh ( Làm ý a và ý b )
_ Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng , sau đó nhận xét , thống nhất đáp án và cho điểm học sinh
_ Nghe giáo viên giới thiệu bài
_ 1 học sinh đọc trước lớp , cả lớp theo dõi bài trong SGK
__ Kim giờ chạy rất chậm , kim phút chạy từ từ , kim giây chạy rất nhanh .
_ Học sinh cả lớp cùng làm bài
_ Kim giờ chạy rất chậm , kim phút chạy từ từ , kim giây chạy rất nhanh .
_ Học sinh cả lớp cùng làm bài
_ Theo dõi bài chữa và dùng bút chì chữa bài , nếu sai
SGK
Vở bài tập
Sự vật được
nhân hóa
Từ dùng để
gọi sự vật
Từ ngữ dùng để miêu tả sự vật như người
Kim giờ
bác
Thận trọng, nhích từng li, từng li
Kim phút
anh
Lầm lì, đi từng bước, đi từng bước
Kim giây
bé
Tinh nghịch chạy vút lên hàng trước
Cả ba kim
Cùng tới đích, rung một hồi chuông vang
_ Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu vẻ đẹp , cái hay trong các hình ảnh nhân hoá của bài thơ
+ Theo em , vì sao khi tả kim giờ tác giả lại dùng từ bác , thận trọng , nhích từng li từng li ?
+ Vậy vì sao lại gọi kim phút là anh và tả là đi từng bước , từng bước ?
+ Em hiểu thế nào về cách tả kim giây?
_ Giáo viên giảng : Bằng cách nhân hoá , tác giả đã cho chúng ta thấy được hình ảnh về ba chiếc kim của chiếc đồng hồ báo thức sinh động , kim giờ to nên được gọi là bác , tức là người lớn , vì vậy luôn thân trọng trong hành động và bác ấy chỉ nhích từng li từng tí . Kim phút thì nhỏ hơn một chút “ ít tuổi” hơn kim giờ nên được gọi là anh , đi nhanh hơn kim giờ là đi từng bước , từng bước . Trong ba kim thì kim giây bé` nhất , lại chạy nhanh nhất giống như một đứa bé tinh ngịch . Khi ba kim cùng tới đích là giờ đã định trước thì chuông reo để báo thức cho em
+Bài 2 :
_ Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập , học sinh khác đọc các câu trong bài
_ Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau , một học sinh nêu câu hỏi , một học sinh trả lời , sau đó đổi vai
_ Gọi một số cặp học sinh trình bày trước lớp , sai đó nhận xét và cho điểm học sinh
_ Yêu cầu học sinh viết câu trả lời của mình vào VBT
+ Bài 3 :
_ Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập
_ Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài , gọi 2 học sinh lên bảng thi làm bài nhanh .
_ Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm trên bảng của bạn , sau đó đổi vở để kiểm tra bài của bạn bên cạnh
_ Nhận xét và cho điểm học sinh
+ Vì kim giờ là kim to nhất trong ba kim đồng hồ , kim giờ lại chuyển động rất chậm
+ Vì kim phút nhỏ hơn kim giờ và chạy nhanh hơn kim giờ một chút
+ Kim giấy bé nhất , lại chạy nhanh nhất như một đức bé tinh ngịch luôn muốn chạy lên hàng trước
_ 1 học sinh đọc đề bài, học sinh khác theo dõi trong SGK
_ Học sinh thực hiện bài tập theo cặp
* Một số đáp án :
a)Bác kim giờ nhích từng bước về phía tước một cách rất thận trọng ./ Bác kim giờ nhích về phía trước từng li từng tí ,/ Bác kim giờ nhích về phía trước rất chậm chạp ./..
b)Anh kim phút đi từng bước , từng bước ./ Anh kim phút đi từng bước lầm lì về phía trước ./ Anh ki phútbước đi từng bước thong thả ./…
c)Bé kim giây tinh ngịch chạy vút lên trước hàng ./ Bé kim giâu chạy lên trước hàng thật nhanh ./ bé kim giây chạy vút một cái đã lên trước hàng ./..
_ 1 học sinh đọc trước lớp , cả lớp theo dõi bài trong SGK
_ Học sinh làm bài vào vở bài tập , 2 học sinh lên bảng làm bài .
4. Củng cố :_ Giáo viên nhận xét tiết học
5. Dăn dò: _Bài nhà: Đặt 3 câu hỏi theo mẫu Như thế nào ? Và trả lời các câu hỏi ấy . Ôn lại cách nhân hoá
_ Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ : Nghệ thuật- Dấu phẩy .
* Các ghi nhận, lưu ý :
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
File đính kèm:
- TI 23 LTVC.doc