1. Kiến thức:
HS hiểu
- Khi có lỗi phải nhận và sửa lỗi, như thế mới là người dũng cảm, trung thực, nhờ đó sẽ mau tiến bộ
2. Kỹ năng:
- Biết tự đánh giá việc nhận và sửa lỗi của bản thân và bạn bè, biết tự nhận và sửa lỗi khi có lỗi.
3. Thái độ:
- Có thái độ trung thực khi xin lỗi và mong muốn sửa lỗi.
- Biết quí trọng các bạn biết nhận và sửa lỗi, không tán thành những bạn không trung thực.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn: đạo đức Tên bài dạy: biết nhận lỗi và sửa lỗi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: ĐẠO ĐỨC Lớp: Hai 2
Tên bài dạy: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI
Tuần: 1 Tiết: 1
Ngày soạn: Ngày dạy:
I. Mục tiêu
Kiến thức:
HS hiểu
Khi có lỗi phải nhận và sửa lỗi, như thế mới là người dũng cảm, trung thực, nhờ đó sẽ mau tiến bộ
Kỹ năng:
Biết tự đánh giá việc nhận và sửa lỗi của bản thân và bạn bè, biết tự nhận và sửa lỗi khi có lỗi.
Thái độ:
Có thái độ trung thực khi xin lỗi và mong muốn sửa lỗi.
Biết quí trọng các bạn biết nhận và sửa lỗi, không tán thành những bạn không trung thực.
II. Chuẩn bị
GV: SGK + phiếu thảo luận + tranh minh họa
HS: Dụng cụ phục vụ trò chơi sắmvai
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cu (4’) Học tập sinh hoạt đúng giờ
3 HS đọc ghi nhớ.
Học tập sinh hoạt đúng giờ có lợi gì?
Từng cặp HS nhận xét việc lập và thực hiện thời gian biểu của nhau.
Thầy yêu cầu cả lớp đánh dấu (+) nếu làm được và dấu (-) nếu không làm được trước từng việc, đánh dấu và ghi tên những việc không dự định trước trong thời gian biểu.
Thầy chốt ý: Có thói quen sinh hoạt, làm việc đúng giờ là 1 việc không dễ. Các em hằng ngày nên luyện tập tự điều chỉnh công việc hợp lý và đúng giờ.
3. Bài mới
Giới thiệu: Nêu vấn đề (1’)
Trong cuộc sống bất cứ ai cũng có thể phạm phải những sai lầm. Tuy nhiên, khi phạm sai lầm mà biết nhận và sửa lỗi thì được mọi người quí trọng. Hôm nay chúng ta sẽ học bài “Biết nhận lỗi và sửa lỗi”
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Kể chuyện “Cái bình hoa”
Mục tiêu: HS hiểu được câu chuyện
Phương pháp: Kể chuyện
Thầy kể “Từ đầu đến . . . không còn ai nhớ đến chuyện cái bình vở” dừng lại.
Các em thử đoán xem Vô- va đã nghĩ và làm gì sau đó?
Thầy kể đoạn cuối câu chuyện
v Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: HS trả lời theo câu hỏi
Phương pháp: Đàm thoại
Thầy: Các em vừa nghe cô kể xong câu chuyện. Bây giờ, chúng ta cùng nhau thảo luận.
Thầy chia lớp thành 4 nhóm.
Thầy phát biểu nội dung
Nhóm 1: Vô – va đã làm gì khi nghe mẹ khuyên.
Nhóm 2: Vô – va đã nhận lỗi ntn sau khi phạm lỗi?
Nhóm 3: Qua câu chuyện em thấy cần làm gì sau khi phạm lỗi.
Nhóm 4: Nhận và sửa lỗi có tác dụng gì?
Thầy chốt ý: Khi có lỗi em cần nhận và sửa lỗi. Ai cũng có thể phạm lỗi, nhưng nếu biết nhận và sửa lỗi thì mau tiến bộ, sẽ được mọi người yêu mến.
v Hoạt động 3: Làm bài tập 1:( trang 8 SGK)
Mục tiêu: HS tự làm bài tập theo đúng yêu cầu.
Phương pháp: Thực hành
Thầy giao bài, giải thích yêu cầu bài.
Thầy đưa ra đáp án đúng
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
Ghi nhớ trang 8
Chuẩn bị: Thực hành
- Hát
à ĐDDH: Tranh minh họa
- HS thảo luận nhóm, phán đoán phần kết
- HS trình bày
à ĐDDH: Phiếu thảo luận
- Viết thư xin lỗi cô
- Kể hết chuyện cho mẹ
- Cần nhận và sửa lỗi
- Được mọi người yêu mến, mau tiến bộ.
- Các nhóm thảo luận, trình bày kết quả thảo luận trước lớp
- HS chú ý lắng nghe
- HS đọc ghi nhớ trang 8
à ĐDDH: Tranh
- Hoạt động cá nhân
- HS nêu đề bài
- - HS làm bài cá nhân
- - HS tranh luận , trình bày kết quả
-
File đính kèm:
- BIET NHAN LOI VA SUA LOI.doc