Sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Khi xem xét mối quan hệ của dân số và kinh tế, chúng ta không nên chỉ căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia mà chỉ tiêu quan trọng phản ánh mối quan hệ này đó là tỉ lệ gia tăng GDP/người hoặc GNI/người. Người ta đã chứng minh được quan hệ giữa gia tăng dân số và phát triển kinh tế như sau:
Tỉ lệ gia tăng GDP/người = tỉ lệ gia tăng GDP – tỉ suất gia tăng dân số.
Qua công thức trên ta thấy một quốc gia muốn có sự cải thiện về GDP/người thì phải thúc đẩy tăng trưởng GDP cao hơn tốc độ gia tăng dân số hoặc phải giảm tỉ suất gia tăng dân số.Tuy nhiên, một thực tế đặt ra rằng hầu hết tất cả các quốc gia có tốc độ gia tăng dân số chậm lại là các nước phát triển và có tăng trưởng kinh tế cao, ngược lại các quốc gia có gia tăng dân số cao thì có tốc độ tăng GDP/người giảm.
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 19573 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
29,3
62,0
73,4
48,1
34,5
52,4
12,2
36,9
22,4
38,4
68,0
43,9
25,2
51
10,6
23,4
Các số liệu biểu 2 cho thấy sự chênh lệch về nghèo đói giữa các vùng. Năm 2002 vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Tây Bắc (68,0%), sau đó đến Tây Nguyên (51,8%), Bắc Trung Bộ (43,9%), và thấp nhất là Đông Nam Bộ (10,6%). Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng Tây Bắc nhiều gấp gần 7 lần vùng Đông Nam Bộ, còn Tây Nguyên là gần 5 lần và Bắc Trung Bộ là 4 lần... Cùng với xu hướng giảm tỷ lệ nghèo chung của cả nước, các vùng cũng có xu hướng giảm, trong đó Đông Bắc và Đông bằng sông Cửu Long có mức giảm nhanh nhất. Các tỉnh có tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm cao nhất tập trung ở vùng miền núi phía Bắc là Lai Châu (35,68%), Bắc Kạn (30,74%), Lào Cai (29,56%), Cao Bằng (27,01%), ở Tây Nguyên có tỉnh Gia Lai (18,18%), ở Bắc Trung Bộ có tỉnh Hà Tĩnh (22,55%).
Các tỉnh có tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm thấp nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (1,26%), Bình Dương (1,68%), Đà Nẵng (1,83%), Hà Nội (2,25%). Nếu so sánh chỉ tiêu này chúng ta thấy sự chênh lệch này rất lớn, thí dụ, tỷ lệ nghèo của tỉnh Lai Châu nhiều gấp hơn 28,3 lần so với thành phố Hồ Chí Minh và gấp 15,86 lần so với Hà Nội.
3.3.4.Sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư khá rõ nét
Sự phân hóa giàu nghèo còn thể hiện rõ khi điều tra dựa trên phân tổ theo 5 nhóm thu nhập, như ta đã giải thích ở trên. Năm 2002 nhóm giàu nhất có thu nhập/người/tháng là 873 nghìn, gấp 8,1 lần nhóm nghèo nhất (108 nghìn). Có thế thấy sự bất bình đẳng này phản ánh trong bảng biểu sau đây:
Bảng 3.3: Sự bất bình đẳng giữa nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất năm 2002
Các chỉ tiêu chủ yếu
Nhóm nghèo nhất
Nhóm giàu nhất
1. Tỷ lệ biết chữ (%)
2. Chi tiêu cho giáo dục bình quân năm (nghìn đồng)
3. Tỷ lệ đến khám chữa bệnhtại các cơ sở y tế (%)
4. Chi tiêu cho y tế bình quân năm (nghìn đồng)
5. Số giờ làm việc trung bình tuần (giờ)
6. Thu nhập bình quân đầu người tháng (nghìn đồng)
7. Chi tiêu cho đời sống bình quân/người/tháng (nghìn đồng)
8. Diện tích ở bình quân nhân khẩu (m2)
9. Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy (%)
83,9
236
16,5
395,03
25
108
123,3
9,5
1,28
97
1418
22
1181,43
42,4
873
547,53
17,5
34,93
( Nguồn: Tổng cục Thống kê (2004). Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002)
Các số liệu của biểu 3 được tập hợp theo một số chỉ tiêu chủ yếu từ cuộc điều tra mức sống hộ gia đình nêu trên. Đơn giản chỉ cần làm phép so sánh (chia hoặc trừ) giữa hai nhóm dân cư nghèo nhất và giàu nhất, kết quả sẽ cho biết mức độ bất bình đẳng giữa họ. Nhóm dân cư giàu đã có ưu thế trong nhiều lĩnh vực dịch vụ, kể cả việc làm. Bởi vì số giờ làm việc trung bình của nhóm giàu nhiều hơn nhóm nghèo đến 1,7 lần, không phải vì những người nghèo làm ít giờ và không muốn làm việc, mà do tình trạng thiếu việc làm, đặc biệt là tình trạng thời gian nhàn rỗi ở khu vực nông thôn.
Ngoài sự phân tích ở trên, sự phân hóa giàu nghèo còn được nhận biết qua hệ số GINI. Nếu GINI = 0 thì không có sự bất bình đẳng, và khi GINI = 1 thì sự bất bình đẳng là tuyệt đối. Hệ số GINI của Việt Nam tính từ số liệu thu nhập như sau: năm 1994 là 0,35; năm 1999 là 0,39 và năm 2002 là 0,42. Chỉ tiêu này có khác biệt nhưng không nhiều giữa các khu vực và các vùng; Điều đó cho thấy sự bất bình đẳng về thu nhập ở mức thấp nhưng đang có xu hướng tăng.
3.3.5.Các nguyên nhân
Theo số liệu báo cáo từ điều tra xác định hộ nghèo của Bô LĐ TB & XH, hiện nay tồn tại nhiều nguyên nhân nghèo, trong đó có 8 nguyên nhân chủ yếu được tập hợp trong bảng số liệu sau:
Bảng 3.4: Các nguyên nhân nghèo chung cả nước và chia theo vùng (Tỷ lệ % ý kiến so với tổng)
Thiếu vốn
Thiếu đất
Thiếu LĐ
Thiếu kinh nghiệm
Bệnh tật
Tệ nạn
Rủi ro
Đông người
Cả nước
63,69
20,82
11,40
31,12
16,94
1,18
1,65
13,60
1.Đông Bắc
2.Tây Bắc
3.Đồng bằng sông Hồng
4.Bắc Trung Bộ
5.Duyên hải Nam Trung Bộ
6.Tây Nguyên
7.Đông Nam Bộ
8.Đồng bằng sông Cửu Long
55,20
73,60
54,96
80,95
50,84
65,95
79,92
48,44
21,38
10,46
8,54
18,90
12,59
26,12
20,08
47,73
8,26
5,56
17,50
14,60
10,80
7,76
8,64
5,47
33,45
47,37
23,29
50,65
17,57
27,11
20,60
5,88
7,79
5,78
36,26
14,42
31,95
9,03
17,54
4,22
2,30
0,58
1,46
0,80
0,83
1,22
0,37
0,87
1,26
0,52
2,39
1,92
1,34
1,32
0,39
1,80
12,08
9,39
7,30
16,61
20,71
13,72
9,50
11,95
( Nguồn: Bộ LĐTBXH (2003), Số liệu nghèo đói năm 2002)
Các số liệu trong bảng 4 cho thấy trong cả nước nguyên nhân hàng đầu của sự nghèo là thiếu vốn. Tiếp theo là các nguyên nhân thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh , thiếu đất , bệnh tật , đông người , thiếu 1ao động ... Trình tự này đúng với hầu hết các vùng, tuy có khác nhau về mức độ. Sự khác nhau này phần nào phản ánh đặc điểm của từng vùng. Chẳng hạn, nguyên nhân thiếu vốn có vẻ trầm trọng ở vùng nghèo như Bắc Trung Bộ (80,95%), Tây Bắc (73,6%), ở đây người dân cần vốn để sản xuất nhằm giảm nghèo, tiến tới đủ ăn, đủ mặc. Tuy nhiên ở vùng Đông Nam Bộ, nơi có thu nhập bình quân cao nhất cũng thiếu vốn, nhưng mang tính chất khác với các vùng nghèo, vì họ cần vốn để sản xuất kinh doanh, những nơi này không có vốn cũng có thể dẫn đến nghèo. Nhu cầu về vốn ở người nghèo khá lớn nhưng việc tiếp cận các nguồn vốn còn khó khăn, bởi vì nếu vay của tư nhân thì lãi suất cao, còn các tổ chức tín dụng, như ngân hàng hoặc một số quỹ thì gặp các rào cản như thủ tục rườm rà… Hầu hết ở các vùng nhiều ý kiến cho rằng vai trò của kinh nghiệm sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong giảm nghèo. Để sử dụng tiềm năng về đất, vốn, lao động, những vùng nghèo như Tây Bắc (47,37%) và Bắc Trung Bộ (50,65%) là nơi nguyên nhân quan trọng. Nguyên nhân thiếu đất có thể xảy ra với các vùng có mật độ dân số cao, tỷ lệ đất canh tác trên đầu người thấp như Bắc Trung Bộ hay Duyên hải miền Trung, và cả đối với vùng cần có diện tích lớn để canh tác, như Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó một số hộ nghèo bán hoặc chuyển nhượng quyền sử đụng đất canh tác mà trước đây họ đã được cấp. Đây là một hiện tượng nổi cộm có liên quan đến cơ chế quản lý, phương thức sản xuất... Nguyên nhân thiếu lao động dẫn đến nghèo thường đi đôi với đông người, thường diễn ra với các gia đình có đông con, nhiều người sống phụ thuộc, không có khả năng lao động... Nguyên nhân rủi ro xảy ra không chỉ khi thời tiết bất hoà, mà cả khi mất giá trong một số sản xuất hàng hoá nông nghiệp (cà phê, hoa quả) và do con người gây nên hoả hoạn, cháy rừng… Nhưng đây không phải là nguyên nhân phổ biến.
3.3.6. Một số biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh có hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo ở nước ta
Giải pháp cơ bản và tổng thể về xoá đói, giảm nghèo là sớm hình thành đồng bộ và thực hiện tốt hệ thống thể chế kinh tế, xã hội để thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể, để khắc phục những hạn chế trên, cần đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Thứ nhất,tiếp tục phân cấp triệt để cho địa phương trong thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm sự hài hòa giữa trách nhiệm đi đôi với quyền hạn; các bộ, ngành tập trung vào xây dựng cơ chế, chính sách, xây dựng tiêu chí, tạo nguồn lực, đào tạo cán bộ, hướng dẫn và giám sát đánh giá; việc huy động nguồn lực tại chỗ và tổ chức thực hiện là trách nhiệm của xã, huyện và tỉnh. Phát huy sáng kiến, năng động của địa phương, vai trò của các đoàn thể và người dân trong quá trình thực hiện.
- Thứ hai, đối với 35 huyện miền núi nghèo nhất cần đưa vào kế hoạch đầu tư tập trung. Kinh nghiệm của Trung Quốc giải quyết vấn đề này rất thành công. Ở nước ta, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Yên Bái... cũng đang có xu hướng giải quyết như trên. Đối với vùng đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên, vận động và giao nhiệm vụ cho các lâm, nông trường quốc doanh; các đơn vị kinh tế của quân đội; làng kinh tế thanh niên giúp đồng bào với các hình thức phù hợp. Cần phát huy được vai trò của người dân địa phương tham gia vào quá trình thực hiện dự án, tạo nên sự liên kết vững chắc giữa chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và người dân... Đây là cơ sở quan trọng để giảm thiểu tình trạng tái nghèo đang diễn ra tại nhiều địa phương.
- Thứ ba, cải tiến cơ chế huy động, phân bổ và quản lý nguồn lực theo hướng đa nguồn, coi trọng tại chỗ của từng địa phương; có chính sách phù hợp để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào miền núi, nhất là ưu đãi về đất, thuế; kêu gọi sự hỗ trợ của các nước và các tổ chức quốc tế, tạo lực mạnh về tài chính cho các vùng nghèo.
- Thứ tư,đổi mới hệ thống cơ chế quản lý theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành trung ương, các địa phương. Tăng cường năng lực và thẩm quyền trong quản lý và điều hành thực hiện chương trình cho tỉnh; làm rõ quyền và trách nhiệm của người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, khắc phục tư tưởng ỷ lại. Xây dựng cơ chế khuyến khích hộ, xã tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động, sử dụng vốn có hiệu quả. Để xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả, cần khuyến khích làm giàu, tạo điều kiện cho mọi người có khả năng đều hăng hái đầu tư, sản xuất, kinh doanh, làm giàu một cách chính đáng
- Thứ năm, tăng cường tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân; Coi trọng công tác cán bộ trong xoá đói, giảm nghèo. Trong công tác này, công tác cán bộ, nhất là những cán bộ trực tiếp lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo có vai trò quyết định; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là ở cơ sở, cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo, cán bộ khuyến nông; tiếp tục duy trì cán bộ chuyên trách làm công tác xóa đói, giảm nghèo, cán bộ khuyến nông ở xã nghèo. Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá ở cả 4 cấp, bảo đảm tính khách quan, khoa học, góp phần chỉ đạo chương trình có hiệu quả hơn.
- Thứ sáu,kiên quyết chống bệnh hình thức và bệnh thành tích trong xoá đói, giảm nghèo. Chúng ta đều biết xoá đói, giảm nghèo phải đi liền với tiết kiệm, chống lãng phí; nhưng trên thực tế do bệnh hình thức và bệnh thành tích nên những người tổ chức lại thích phô trương, gây lãng phí về công sức và tiền của
File đính kèm:
- Dân số và kinh tế.doc