Chuyên đề Công nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập

Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa đang là một xu thế tất yếu, hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục được khẳng định là một nội dung quan trọng trong công cuộc đổi mới của nước ta và được thực hiện với quy mô, mức độ ngày càng cao. Việt Nam là một nước nông nghiệp đang tiến hành công nghiệp hóa nên để có thể hội nhập và cạnh tranh trên thị trường thế giới chúng ta phải đầu tư, phát triển công nghiệp, đưa công nghiệp trở thành ngành chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và có tác động tích cực đến nhiều ngành kinh tế khác

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
41 nghìn tấn, tăng 66%, trị giá hơn 155 triệu USD, tăng 83,7%; cá khô: 17,2 nghìn tấn, tăng 61,2% với trị giá là 36,2 triệu USD, giảm 6,3%; cá loại khác: 86,2 nghìn tấn, trị giá gần 229 triệu USD, tăng 21% về lượng và tăng 24,8% về trị giá so với 6 tháng/2009. Lượng xuất khẩu tôm trong 6 tháng/2010 đạt 87,2 nghìn tấn với trị giá hơn 718 triệu USD, tăng 19,2% về lượng và 19,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, lượng xuất khẩu tôm sú đạt 48,7 nghìn tấn, tăng 93,5%, trị giá đạt 467 triệu USD, tăng 97,5%; tôm chân trắng đạt 22,5 nghìn tấn, tăng 89%, trị giá hơn 144 triệu USD, tăng 96%; tôm loại khác đạt gần 16 nghìn tấn với trị giá là 107 triệu USD, giảm 55,7% về lượng và 63,1% về trị giá so với 6 tháng/2009. Bên cạnh đó, đối với mặt hàng mực và bạch tuộc, cả nước xuất khẩu 41,7 nghìn tấn với trị giá là 173,4 triệu USD, tăng 0,9% về lượng và 8,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, lượng xuất khẩu mực đạt 24,1 nghìn tấn với trị giá là 121 triệu USD, giảm 1,8% về lượng và tăng 9,1% về trị giá; bạch tuộc đạt 17,6 nghìn tấn với trị giá là 52,5 triệu USD, tăng 4,9% về lượng và 7,3% về trị giá so với 6 tháng/2009. Ngoài ra, lượng xuất khẩu thuỷ sản loại khác trong 6 tháng/2010 đạt gần 20,2 nghìn tấn với trị giá đạt 82,6 triệu USD, giảm 26,6% về lượng và giảm 16% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, xuất khẩu cua, ghẹ các loại đạt 5,2 nghìn tấn với trị giá gần 38 triệu USD, tăng 9,2% về lượng và giảm 13,6% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2009. - Cơ cấu về thị trường xuất khẩu Tuy hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới nhưng tính đến hết tháng 6/2010, EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ vẫn là 3 thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam. Bảng 28: Bảng số liệu kim ngạch xuất khẩu ở 3 thị trường chủ yếu của Việt Nam (6 tháng đầu năm 2010) Thị trường EU Nhật Bản Hoa Kì Năm 2010 (triệu USD) 515 373 339 So với năm 2009 (%) 8,5 18,7 13,0 Xuất khẩu sang EU: trong 6 tháng/2010, xuất khẩu thuỷ sản sang EU đạt 515 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2009. Xuất khẩu thuỷ sản sang EU tăng nổi bật ở một số thị trường như: Italia đạt 60,2 triệu USD, tăng 12,8%; Hà Lan: 55,3 triệu USD, tăng 9,8%; Pháp: gần 52 triệu USD, tăng mạnh 63%; Bỉ: 45,3 triệu USD, tăng 8%; Anh: 38,3 triệu USD, tăng 20,3%; Ba Lan: 20,3 triệu USD, tăng 14%;…Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang hai thị trường lớn nhất trong khối lại giảm như: Đức đạt 86,1 triệu USD, giảm 9,6%; Tây Ban Nha đạt gần 80 triệu USD, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2009. Mặt hàng chiếm 78% lượng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU là cá các loại với 135 nghìn tấn, trị giá đạt 326 triệu USD, tăng 4,6% về lượng và giảm 1% về trị giá. Tiếp theo là tôm các loại với 15,8 nghìn tấn, trị giá hơn 115 triệu USD, tăng 30,3% về lượng và 36% về trị giá; mực và bạch tuộc đạt 11,5 nghìn tấn với kim ngạch đạt 40 triệu USD, tăng 13,4% về lượng và 30% về trị giá; thủy sản loại khác đạt 10,7 nghìn tấn, trị giá hơn 34 triệu USD, tăng 6,2% về lượng và 13,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009. Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009. Cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là: cá các loại đạt 27,2 nghìn tấn với trị giá là 90,5 triệu USD, tăng 81,6% về lượng và 52,4% về trị giá; tôm đạt gần 26,3 nghìn tấn với trị giá gần 256 triệu USD, tăng 20% về lượng và 19,2% về trị giá; mực và bạch tuộc đạt 7,47 nghìn tấn, trị giá gần 46 triệu USD, giảm 7,2% về lượng và giảm 1,5% về trị giá, hải sản loại khác đạt 1,43 nghìn tấn, trị giá 11,2 triệu USD, giảm 46% về lượng và 41% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009. Xuất khẩu sang Hoa Kỳ: trong 6 tháng/2010, xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ đạt gần 339 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, lượng xuất khẩu cá các loại đạt 41 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 159 triệu USD, tăng 25,5% về lượng và 30,9% về trị giá. Đứng thứ hai là tôm các loại với 15 nghìn tấn, trị giá là 153,6 triệu USD, giảm 2,8% về lượng và tăng 3,2% về trị giá; mực và bạch tuộc đạt 1,3 nghìn tấn, trị giá là 5 triệu USD, tăng 6,5% về lượng và 11,4% về trị giá; hải sản loại khác đạt 2,7 nghìn tấn với trị giá 21 triệu USD, giảm 28% về lượng và giảm 20,8% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2009. Mặc dù trở thành nước xuất khẩu thủy sản nhiều năm nhưng các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn còn khá đơn điệu, chủ yếu là cá, tôm, nhuyễn thể, các loại thuỷ sản đông lạnh và thuỷ sản khô. Tuy cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của nước ta đã được bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác nhưng nhìn chung vẫn còn khá đơn điệu. Công nghệ chế biến của ngành thủy sản Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của thế giới. Ngành công nghiệp xay xát gạo Ngành công nghiệp này phát triển mạnh mẽ và tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Sản lương gạo tăng năm 2005 là 28,4 triêu tấn thì năm 2009 là 34,5 triệu tấn. Với tốc độ tăng nhanh, gạo đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và có nguồn để xuất khẩu. Năm 2009 Việt Nam đã xuất khẩu 6 triệu tấn gạo, vươn lên đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo sau Thái lan. Cơ cấu hàng xuất khẩu Gạo 5% tấm, 25% tấm, 15% tấm… tiếp tục là những chủng loại xuất khẩu nhiều nhất của nước ta trong năm 2006. So với năm 2005, xuất khẩu gạo 5% tấm và 15% tấm tăng lần lượt về lượng là 13,10% và 5,91%; về trị giá là 17,12% và 4,85%; chủ yếu xuất sang các thị trường Malaysia, Angola, Bờ Biển Ngà, Cuba, Indonexia, Philipine. Ngược lại, xuất khẩu gạo 25% đã giảm 9,50% về lượng và giảm 5,89% về trị giá so với năm 2005. Trong năm 2006, bên cạnh việc xuất khẩu một số chủng loại như gạo tám, gạo 35% tấm, gạo thơm 100% tấm… có mức tăng trưởng khá cao, thì xuất khẩu các loại như gạo giống Nhật 5% tấm, gạo lứt, gạo 10% tấm lại giảm so năm 2005. - Cơ cấu chủng loại gao xuất khẩu Chủng loại Năm 2006 So với năm 2005 Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (%) Trị giá (%) Gạo 5% tấm 1.567.535 410.989.013 13,10 17,12 Gạo 25% tấm 1.322.833 369.360.849 -9,50 -5,89 Gạo 15% tấm 1.314.061 363.537.289 5,91 4,85 Gạo 100% tấm 75.696 15.826.093 -58,52 -58,46 Gạo 10% tấm 68.688 19.005.308 -65,65 -67,13 Gạo 20% tấm 66.401 17.796.727 36,71 50,03 Gạo nếp 10% tấm 65.250 25.696.103 8,94 63,62 Gạo thơm 5% tấm 38.481 12.474.986 -9,92 -4,65 Gạo tám 17.897 3.740.888 2.104,04 1.695,96 Gạo 35% tấm 8.789 2.083.548 796,84 781,89 Gạo nếp 5% tấm 4.633 1.792.657 -40,64 -19,96 Gạo nếp 15% tấm 3.902 1.368.983 -24,30 5,83 Gạo 2% tấm 3.779 1.214.619 48,14 60,28 Gạo thơm 2% tấm 1.892 645.525 89,20 122,59 Gạo giống Nhật 5% tấm 1.431 901.728 -92,39 54,77 Gạo nếp 100% tấm 1.290 490.700 -19,47 32,95 Gạo thơm 100% tấm 1.124 302.130 732,59 768,94 Gạo lứt 631 233.833 -88,58 -84,58 Gạo 3% tấm 221 60.680 215,71 149,71 - Thị trường xuất khẩu Philippine, Malaysia, Cuba, Indonexia và Bờ Biển Ngà lần lượt là năm thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất trong năm 2009 của nước ta. Riêng xuất khẩu tới Philippin đã đạt hơn 1,5 triệu tấn, gần bằng 1/3 trong tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, và cao hơn hẳn (gấp 3 lần) so với khối lượng xuất khẩu tới thị trường lớn tiếp theo là Singapo (chiếm 7,6%), Malaixia (4,4%), Cuba (chiếm 5,1%), Đài Loan (5,3%) Ngoài ra, xuất khẩu gạo của ta trong năm 2009 sang một số thị trường như Thổ Nhĩ Kỳ, Irắc, Đài Loan, Georgia, Litva, Mỹ… cũng là những thị trường tiềm năng cần mở rộng. Hiện châu Á là thị trường số 1 của gạo Việt Nam trong năm qua khi chiếm tới hơn 4 triệu tấn (59,36% tổng lượng gạo xuất khẩu), tiếp đó là châu Phi (23,55%), châu Mỹ 8,21%… Trong thời gian tới, các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục được mở rộng. Việt Nam cần giữ vững thị trường truyền thống và vươn ra các thị trường mới. 2.4. Định hướng phát triển: Ngành công nghiệp chế biến nông- lâm- thủy sản trong xu thế hội nhập nền kinh tế toàn cầu: Ngành công nghiệp chế biến nông- lâm- thủy sản được xác định là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. Phương hướng phát triển ngành này như sau: - Đẩy mạnh việc chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu để đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đổi mới công nghệ chế biến chè xuất khẩu cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đa dạng hóa các sản phẩm để nâng cao giá trị của cà phê xuất khẩu và tiêu dùng. Tăng cường phát triển các cơ sở đông lạnh và chế biến thủy hải sản chất lượng cao. Đẩy nhanh công nghiệp chế biến thịt sữa, rau quả với nhiều quy mô, cải tạo cơ sở hiện có và xây dựng các cơ sở mới hiện đại, nhất là phục vụ cho xuất khẩu. - Do nguồn nguyên liệu có mặt rộng khắp nên có thể phân bố các xí nghiệp chế biến ở hầu hết các vùng, gắn chúng với vùng nguyên liệu tập trung. Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến ở các tỉnh còn ít công nghiệp. Hình thành các điểm công nghiệp sơ chế ở nông thôn để cung cấp bán thành phẩm cho công nghiệp tinh chế tại các đô thị vừa và lớn. Chọn 1 hoặc 2 địa điểm có thể phát triển công nghiệp chế biến hải sản quy mô lớn để liên doanh với nước ngoài. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức, Giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (tập 1). NXB Giáo dục, 2005 Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam. NXB Giáo dục, 2001. Ngô Văn Điểm, Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2004. Nguyễn Văn Thường (chủ biên), Một số vấn đề kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, 2004. Đặng Văn Phan (chủ biên), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam thời kì hội nhập, NXB Giáo dục, 2006. Nguyễn Văn Thường, Tổng kết kinh tế Việt Nam 2001 – 2005. Lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2006. Nguyễn Văn Thường, Kinh tế Việt Nam năm đầu tiên gia nhập tổ chức thương mại thế giới, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2008. Kinh tế Việt Nam và thế giới 2009 – 2010, Thời báo kinh tế Việt Nam, 2010. Niên giám thống kê 2009, NXB Thống kê, 2009.

File đính kèm:

  • docCông nghiệp VN trong xu thế hội nhập.doc
Giáo án liên quan