- HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
- HS nhận nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2094 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mĩ thuật (tiết 1) Thường thức mĩ thuật xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MĨ THUẬT
(Tiết 1) THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ (SGK/3)
I. MỤC TIÊU:
- HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
- HS nhận nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- SGK, SGV.
- Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.
- Sưu tầm thêm một số tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
Học sinh:
- SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu một vài bức tranh đã chuẩn bị và yêu cầu HS khi xem tranh cần lưu ý:
- HS chú ý.
+ Tên tranh.
+ Tên tác giả.
+ Các hình ảnh trong tranh.
+ Màu sắc.
+ Chất liệu của bức tranh.
- GV cho một vài HS nêu cảm nhận của mình về các bức tranh.
* Dạy bài mới:
1/ Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
- GV có thể chia nhóm theo tổ hoặc theo bàn và cho HS đọc mục 1 SGK/3.
- Chuẩn bị các câu hỏi để cho các nhóm trao đổi dựa vào nội dung sau:
+ Em hãy nêu một vài nét về tiểu sử của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
+ Em hãy kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
- GV dựa vào trả lời của HS, bổ sung:
+ Tô Ngọc Vân là một hoạ sĩ tài năng, có nhiều đóng góp cho nền mĩ thuật hiện đại VN. Ông tốt nghiệp khoá II (1926 -1931) Trường Mĩ thuật Đông Dương, sau đó trở thành giảng viên của trường. Những năm 1993 – 1994 là giai đoạn sáng tác sung sức của ông với chất liệu chủ đạo là sơn dầu.
Những tác phẩm nổi bật ở giai đoạn này là: Thiếu nữ bên hoa huệ (1943), Thiếu nữ bên hoa sen (1944), Hai thiếu nữ và em bé ( 1944),...Đó là những tác phẩm thể hiện kĩ thuật vẽ sơn dầu điêu luyện của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân và cũng là những tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật sơn dầu Việt Nam Cách mạng tháng Tám.
+ Sau cách mạng tháng Tám, hoạ sĩ Tô Ngọc Vân đảm nhiệm cương vị Hiệu trưởng Trường Mĩ thuật Việt Nam ở khu Việt Bắc. Từ đó, ông đã cùng anh em văn nghệ sĩ đem tài năng và tình yêu nghệ thuật góp phần phục vụ cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Ở giai đoạn này, ông vẽ nhiều tranh về Bác Hồ, và đề tài kháng chiến như :Chân dung Hồ Chủ tịch,Chạy giặc trong rừng, nghỉ chân bên đồi, Đi học đêm, Cô gái Thái,...Trong sự nghiệp của mình, hoạ sĩ Tô Ngọc Vân không chỉ là một hoạ sĩ mà còn là nhà quản lí, nhà nghiên cứu lí luận Mĩ thuật, có uy tín. Ông đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc đào tạo đội ngũ hoạ sĩ tài năng cho năm 1954 khi tài năng đang nở rộ. Năm 1996 ông đã được nhà nước tặng Giai thưởng Hồ Chí Minh về Văn Học – Nghệ thuật.
2/ Hoạt động 2 : Xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ
- GV yêu cầu HS quan sát tranh Thiếu nữ bên hoa huệ và thảo luận theo nhóm về những nội dung sau :
+ Hình ảnh chính của bức tranh là gì?
+ Hình ảnh chính được vẽ như thế nào?
+ Bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa?
+ Màu sắc của bức tranh như thế nào?
+ Tranh vẽ bằng chất liệu gì?
+ Em có thích bức tranh này không?
-Yêu cầu một số thành viên của các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi, sau đó GV bổ sung và hệ thống lại nội dung kiến thức :
- Bức tranh Thiếu nử bên hoa huệ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. Với bố cục đơn giản, cô đọng; hình ảnh chính là một thiếu nữ thành thị trong tư thế ngồi nghiêng, dáng uyển chuyển đầu hơi cúi, tay trái vuốt nhẹ lên mái tóc, tay phải nâng nhẹ cánh hoa.
- Màu sắc trong tranh nhẹ nhàng: màu trắng, màu xanh,màu hồng chiếm phần lớn diện tích bức tranh. Màu trắng và nghi xám của áo, màu hồng của làn da, màu trắng và xanh nhẹ của những bông hoa kết hợp với màu sen của mái tóc tạo nên hoà sắc nhẹ nhàng, tươi sáng. Ánh sáng lan toả trên toàn bộ bức tranh làm nổi bậc hình ảnh thiếu nữ dịu dàng, thanh khiết. Bức tranh Thiếu nử bên hoa huệ là một trong những tác phẩm đẹp có sức hấp dẫn, lôi cuốn người xem. Bức tranh được vẽ bằng sơn dầu, một chất liệu mới thời đó, nhưng mang vẽ đẹp giản dị, tinh tế, gần gũi với tâm hồn người Việt Nam.
3/ Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Khen ngợi các nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
* Dặn dò:
- Sưu tầm thêm tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân và tập nhận xét.
- Nhắc HS quan sát màu sắc trong thiên nhiên và chuẩn bị cho bài học sau.
+Thiếu nữ mặt áo dài trắng
+ Hình mảng đơn giản, chiếm diện tích lớn trong bức tranh.
+ Bình hoa đặt trên bàn.
+ Màu chủ đạo là trắng, xanh, hồng; hoà sắc nhẹ nhàng trong sáng.
+ Sơn dầu
File đính kèm:
- mi thuat.doc