• Phát triển óc quan sát, so sánh, nhận xét một số đặc điểm về các loại phương tiện giao thông.
Nội dung
• Biết tên gọi, đặc điểm nổi bật sự giống và khác nhau giữa các phương tiện đó.
• Biết và giữ gìn phương tiện mình có.
32 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3789 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mạng chủ đề nhánh các loại phương tiện giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả lời
- Đèn báo cho người đi bộ
- Cho người đi bộ qua đường
- Đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ và khi có đèn xanh mới được qua đường
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi.
Lĩnh vực phát triển thể chất
Đề tài : TRÈO LÊN XUỐNG THANG
Mục đích :
- Củng cố kỹ năng trèo lên xuống thang cho trẻ.
- khi trèo trẻ biết kết hợp chân nọ, tay kia một cách nhịp nhàng
- Phát triển khả năng định hướng trong không gian, rèn luyện sự khéo léo nhịp nhành, linh hoạt.
- Giáo dục trẻ tự tin, nhanh nhẹn và chú ý trong giờ học.
Chuẩn bị: Sân rộng, sạch.
Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:
- Đội hình tự do cho trẻ khởi động đi chạy luân phiên các kiểu.
- ĐTNM: T5,C3
Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung:
HH5: máy bay ù...ù...
T5: xoay bả vai
BL2: đứng nghiêng người sang 2 bên
C3: đứng đưa 1 chân ra phía trước
B2: bật tại chỗ
Hoạt động 3: Vận động cơ bản
- Hôm trước cô đã dạy các con vận động "Trèo lên xuống thang". Giờ bạn nào nhớ trèo lên xuống thang mình phải trèo như thế nào?
- Bạn nào giỏi lên làm cho cả lớp xem (Mời 2 trẻ).
- Nếu trẻ thực hiện tốt cho cả lớp thực hiện
* Trẻ thực hiện:
- Cho cả lớp thực hiện mỗi trẻ
thực hiện 3-4 lần.
=> Cô bao quát sửa sai.
Giáo dục: Trẻ hăng hái tập thể dục để rèn luyện sức khỏe như lời Bác Hồ dạy.
Hoạt động 4: TCVĐ: :“ Bánh xe quay”
- Giải thích cách chơi, luật chơi : Lớp chia 2 đội, mỗi đội đứng 2 vòng tròn lớn nhỏ, khi nghe tiếng trống lắc chậm trẻ chạy chậm,lắc nhanh chạy nhanh và chạy ngược chiều nhau, dứt tiếng trống lắc vòng tròn nào không bị đứt quãng sẽ được khen.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
Giáo dục: Không được chen lấn, xô đẩy bạn.
- Tổ chức trẻ chơi.
- Cô nhận xét trò chơi, nhận xét lớp.
Hồi tỉnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít sâu, thở mạnh.
-Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện theo
cô.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lên thực hiện
-Trẻ chú ý lắng nghe cách chơi.
- Trẻ chơi.
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Đề tài : SO SÁNH HÌNH CHỮ NHẬT VÀ HÌNH VUÔNG
Mục đích:
- Trẻ phân biệt được hình vuông với hình chữ nhật.
- Trẻ nhận biết, phân biệt được sự giống và khác nhau giữa hình vuông và hình chữ nhật.
- Cháu tham gia các hoạt động tích cực, tự nhiên và vui chơi đúng luật,…
- Giáo dục trẻ chú ý trong giờ học, biết đi đường đúng luật ...
Chuẩn bị: Tranh, tập, bút màu.
Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:
- Cô cho trẻ hát bài “Em tập lái ô tô”
- Cô cho cháu xem tranh ô tô tải
- Cô hỏi: tranh vẽ gì? Ô tô tải có những bộ phận nào? Phần đầu xe có dạng hình gì? (Hình vuông). Phần thân xe có dạng hình gì? (Hình chữ nhật).
Hoạt động 2:
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau so sánh giữa hình chữ nhật và hình vuông xem chúng có gì khác và giống nhau nha
* Ôn tập nhận biết hình vuông, hình chữ nhật
Cô giơ từng hình: hình vuông, hình chữ nhật có màu sắc, kích thước khác nhau và cho trẻ tự nói tên từng hình.
* Phân biệt hình vuông, hình chữ nhật qua đặc điểm của đường bao hình
- Cô cho cháu chọn que tính để xếp thành một hình vuông, một hình chữ nhật
- Cô hỏi: Xếp hình vuông bằng mấy que tính? Cho cháu đếm số que tính.
Xếp hình chữ nhật bằng mấy que tính? Cùng đếm lại số que tính.
- Cô hỏi: Hình vuông và hình chữ nhật cùng được xếp bằng mấy que tính? Đếm lại số que tính hình vuông và hình chữ nhật.
- Các que tính xếp hình vuông như thế nào với nhau? (Dài bằng nhau). Cho cháu so sánh bốn que tính có hình vuông.
- Các que tính xếp hình chữ nhật có dài bằng nhau không? Chúng như thế nào với nhau? (không bằng nhau). Có hai que dài hơn và hai que ngắn hơn.
Cô cho cháu so sánh 4 que tính xếp hình chữ nhật rồi hỏi: Hai que dài hơn (ngắn hơn) có dài bằng nhau không?
Vậy hình vuông và hình chữ nhật giống nhau (khác nhau) như thế nào?...
Cho cháu bịt mắt dùng tay chọn hình, sờ đường bao hình để phân biệt hình vuông với hình chữ nhật.
* Luyện tập
- Cho trẻ chơi trò chơi: Tìm nhà.
- Nhà là hình vuông, hình chữ nhật, cho trẻ đi vòng quanh lớp, khi nghe hiệu lệnh về nhà hình vuông hoặc nhà hình chữ nhật thì cháu chạy nhanh về vị trí theo yêu cầu.
Hoạt động 3:
- Các con chơi vui không? Có mệt không? Bây giờ cô sẽ cho các con vẽ ô tô có thích không nè.
- Cô tổ chức cho trẻ vẽ ô tô từ các hình tròn, vuông, chữ nhật
- Cô quan sát, nhận xét sản phẩm của cháu.
- Cô củng cố giáo dục qua bài.
- Cô nhận xét tuyên dương lớp
- Lớp hát.
- Bác đưa thư, xe đạp.
- Đường bộ.
- Trẻ cùng cô trò chuyện.
- Các loại phương tiện giao thông.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lên trưng bày bài của mình.
Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ
- Hát vỗ nhịp: ĐI ĐƯỜNG EM NHỚ
- Nghe hát : Bố là tất cả.
- TCAN : Lắng nghe âm thanh khác nhau của các loại phương tiện giao thông.
- Thơ : Con đường của bé.
Mục đích :
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát
- Trẻ hát thuộc bài hát, hát đúng giai điệu.
- Rèn luyện kỹ năng ca hát, nghe hát và cảm thụ âm nhạc
- Rèn luyện tai nghe nhạc và tư duy qua trò chơi
- Biết một số luật giao thông, đi bên phải đường, đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi
- Giáo dục cháu yêu thích các bài hát.
Chuẩn bị : máy, tranh, nhạc cụ…
Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:
- Lớp hát “Đường em đi
- Các con vừa hát bài gì?
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con 1 bái hát mới nữa cũng nói về luật giao thông các con thích không nè?
Hoạt động 2:
- Đó là bài hát “Đi đường em nhớ” của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến. Bây giờ các con lắng nghe cô hát 1 lần trước nha.
- Lần 2 cô hát cho trẻ nghe bài hát, đàm thoại về bài hát.
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
- Của ai sáng tác?
- Bài hát nói về điều gì?
- Trong bài hát dạy chúng ta phải đi bên nào?
- Đi bộ trên vỉa hè để làm gì?
Nội dung: Bài hát “Đi đường em nhớ” Nhạc và lời của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến. Bài hát nhắc các con nhớ về luật giao thông đường bộ. Đi bộ đi trên vỉa hè, lòng đường nhường cho xe, đèn đỏ dừng lại, đèn xanh mới được đi
- Dạy trẻ hát
- Cho trẻ hát: Lớp (1 lần), tổ( 4 tổ), nhóm( 2 nhóm), cá nhân(4 – 5 trẻ)
Giáo dục: Nhớ đi bộ phải đi trên vỉa hè, đèn đỏ dừng lại, đèn xanh mới được đi
- Cô nói gió thổi đến xem tranh, đọc thơ “Con đường của bé”.
- Lớp, nhóm, cá nhân đọc, qua đó giáo dục cháu yêu thích các loại phương tiện giao thông, và luôn chấp hành tốt luật đi đường.
- Lớp hát + vỗ nhịp lại vài lần.
Hoạt động 3: Nghe hát “Bố là tất cả"
- Giới thiệu bài hát cho trẻ nghe lần 1
- Trò chuyện cùng trẻ về giai điệu bài hát
- Cô hát cho trẻ nghe lần 2, trò chuyện cùng trẻ về ND bài hát
+ Bài hát nói về ai?
+ Bố đã làm những gì cho mình?+ Tình cảm của bố đối với bạn nhỏ như thế nào?
+ Vậy các con phải biết yêu bố, kính trọng, nghe lời bố, học thật giỏi để bố vui nha.
- ND: Bài hát : “Bố là tất cả” nhạc và lời của chú Thập Nhất viết về tình cảm của Bố đối với bạn nhỏ, rất thương bạn nhỏ làm tất cả những gì bạn nhỏ thích để bạn vui nhưng khi bố mệt thì bố cũng chỉ là bố nhưng vẫn thương con.
- Cô hát lần 3, khuyến khích trẻ minh họa theo cô
Hoạt động 4:
- TCVĐ: Lắng nghe âm thanh khác nhau của các loại phương tiện giao thông.
- Giải thích cách chơi, luật chơi : Cô giả làm tiếng kêu của các loại phương tiện giao thông như: Tiếng còi tàu tu tu…máy bay ù ù…trẻ lắng nghe đoán đúng sẽ được khen.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Trẻ hát.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
- Bài “Đi đường em nhớ”
- Chú Hoàng Văn Yến.
- Chúng ta phải đi đúng đường
- Bên phải.
- Để an toàn giao thông
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Bố
- Làm tàu lửa, xe hơi,....
- Thương bạn nhỏ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
TRUYỆN : QUA ĐƯỜNG
Mục đích:
- Cháu hiểu nội dung câu chuyện.
- Đánh giá được tính cách các nhân vật.
- Giáo dục trẻ chấp hành tốt luật đi đường.
Chuẩn bị : tranh, câu hỏi.
Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:
Ổn định : hát “đường em đi”.
C/C vừa hát bài gì? Khi ra đường c/c phải đi bên nào?
Có một câu chuyện nói về luật đi đường mà hôm nay cô sẽ kể cho c/c nghe đó là câu chuyện “qua đường”c/c nghe nha!
Kể lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ.
Lần 2 kết hợp xem tranh.
Hoạt động 2:
C/C vừa nghe câu chuyện gì?
Trong chuyện có mấy nhân vật?
Hai chú thỏ ra đường mẹ dặn những gì? và có nghe lời mẹ không?
Vì không nghe lời mẹ nên chuyện gì đã xảy ra?
Bác gấu nói gì?
Chú thỏ xám cảnh sát ra sao?
Vì biết lỗi từ đó 2 chú thỏ như thế nào?
Cô đặt một số câu hỏi qua đó giáo dục trẻ biết vâng lời người lớn, và luôn chấp hành tốt các luật lệ giao thông.
Hoạt động 3 :
- Trò chơi “đèn xanh, đèn đỏ”.
- Cô giải thích cách chơi, luật chơi : Cô chia lớp ra thành 4 nhóm ở 4 góc đường, cô làm công an đứng chính giữa, cầm 2 đèn tín hiệu xanh và đỏ, khi cô giơ đèn đỏ dừng lại, giơ đèn xanh c/c mới được đi trẻ nào làm ôtô thì chạy ở giữa, trẻ nào chạy xe đạp chạy bên phải sát lề, ai đi bộ đi trên vĩa hè (do cô qui định)
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Trẻ hát.
- Đường em đi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ nghe cô kể.
- Chuyện qua đường.
- Có 4 nhân vật.
- Đi cẩn thận. Không.
- Đi sai đường.
- Trẻ trả lời
- Từ đó nghe lời chú thỏ xám.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CUỐI NGÀY
THỨ 2:
THỨ 3:
THỨ 4:
THỨ 5:
THỨ 6:
ĐÁNH GIÁ CUỐI TUẦN:
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
HIỆU TRƯỞNG KÝ DUYỆT
Vương Ngọc Hà
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
Nguyễn Thị Thanh Thúy
File đính kèm:
- phuong tien giao thong sao mai.docx