Lĩnh vực phát triển nhận thức Khám phá khoa học: mặt trời mặt trăng và các vì sao

1. Kiến thức :

- Trẻ biết mặt trời, mặt trăng và các vì sao là những hành tinh ở rất xa trái đất.

- Trẻ biết được sự khác biệt giữa mặt trăng và mặt trời.

- Trẻ biết mặt trời, mặt trăng và các vì sao xuất hiện vào thời điểm nào.

- Trẻ biết được những ích lợi và tác hại của ánh sáng mặt trời, mặt trăng và các vì sao với cuộc sống của con người, con vật và cây cối trên trái đất

2. Kỹ năng:

- Trẻ có kĩ năng học theo nhóm.

- Có kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.

- Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô rõ ràng nạch lạc, phát triển ngôn ngữ và vốn từ cho trẻ.

- Thể hiện tư duy lo gic biết suy luận

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 18554 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lĩnh vực phát triển nhận thức Khám phá khoa học: mặt trời mặt trăng và các vì sao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC KPKH: Mặt trời mặt trăng và các vì sao Đối tượng dạy: Mẫu giáo lớn B Thời gian: 30 – 35phút Ngày soạn: 26/03/2013 Ngày dạy: 28/03/2013 Người dạy: HOÀNG THỊ MY I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1. Kiến thức : - Trẻ biết mặt trời, mặt trăng và các vì sao là những hành tinh ở rất xa trái đất. - Trẻ biết được sự khác biệt giữa mặt trăng và mặt trời. - Trẻ biết mặt trời, mặt trăng và các vì sao xuất hiện vào thời điểm nào. - Trẻ biết được những ích lợi và tác hại của ánh sáng mặt trời, mặt trăng và các vì sao với cuộc sống của con người, con vật và cây cối trên trái đất 2. Kỹ năng: - Trẻ có kĩ năng học theo nhóm. - Có kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định. - Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô rõ ràng nạch lạc, phát triển ngôn ngữ và vốn từ cho trẻ. - Thể hiện tư duy lo gic biết suy luận 3. Thái độ: - Trẻ mạnh dạn hồn nhiên tham gia vào các hoạt động của tiết học, có tinh thần tập thể -Trẻ biết sinh hoạt ( học, vui chơi, ăn, ngủ)phù hợp với từng thời điểm trong ngày. II. CHUẨN BỊ: - Giáo án, máy tính, máy chiếu. - Hình ảnh trình chiếu: Mặt trời; mặt trăng và các vì sao, ban ngày, ban đêm,... - Hình ảnh thể hiện hoạt động của con người vào các thời điểm trong ngày. - Hình ảnh các hoạt động của bé trong ngày. - Hình ảnh mở rộng các hành tinh tong hệ mặt trời. - Các slide powerpoint trò chơi. III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Trò chuyện Chơi trò chơi “Trời nắng trời mưa”. Giáo dục trẻ khi đi ra ngoài trời nắng và trời mưa phải đội mũ che ô để bảo vệ sức khỏe. Hoạt động 2: Quan sát khám phá đối tượng “Mặt trời, mặt trăng và các vì sao”. - Chúng mình có biết chú Cuội ở đâu không? - Chú Cuội xuống thăm chúng mình vào dịp nào ? - Thế chúng mình có muốn chú Cuội xuống thăm chúng mình không? - Muốn chú Cuội xuống thăm thì chúng mình phải chăm ngoan học giỏi, nghe lời ông bà ,bố mẹ chúng mình nhớ chưa? Hôm nay chú Cuội đã gửi quà cho lớp mình đấy, chú Cuội nhờ cô gửi 3 hộp quà cho chúng mình. Để khám phá xem chú Cuội gửi món quà gì thì bây giờ lớp mình phải chia thành 3 đội. sau đó cô sẽ phát cho mỗi đội 1 hộp quà và chúng mình sẽ cùng khám phá xem chú Cuội đã gửi gì cho chúng mình nhé. (Trẻ về nhóm và khám phá). Trẻ khám phá xong cô mời 1 bạn đại diện từng đội lên nói về điều nhóm mình vừa khám phá được. Ví dụ:Nhóm 1: Mặt trời Mời đội 1 hãy nói lên những gì mình vừa khám phá được. Đố các con biết làm thể nào để gọi mặt trời xuất hiện?. Chúng mình hãy cùng bắt trước giọng chú gà trống gáy để gọi ông mặt trời lên nào. Hỏi trẻ: Các con có biết mặt trời mọc lên từ hướng nào không?( hướng đông) thời điểm mặt trời mọc còn gọi là gì? (bình minh) Các con xem đây là thời điểm nào trong ngày? Vào buổi sáng khi chú gà trống gáy, ông mặt trời xuất hiện thì chung mình thức dậy và làm gì?? ( Trình hình ảnh về hoạt động của con người vào buổi sáng) - Ánh nắng mặt trời buổi sáng như thế nào? - Ánh nắng mặt trời có lợi gì đối với con người? (ánh sáng mặt trời giúp con người nhìn rõ mọi vật, học bài, vui chơi, mẹ phơi quần áo,) - Ánh nắng mặt trời còn có tác dụng gì với cây cối và các con vật? Cho trẻ quan sát hình ảnh mặt trời buổi trưa. Hỏi trẻ: Đây là thời điểm nào trong ngày? -Vào buổi trưa ánh nắng mặt trời như thế nào? có hại gì với cơ thể? - Nắng nhiều quá còn có hại gì với cây cối…?(Cho trẻ quan sát hình ảnh hạn hán, cây cối, động vật chết do ánh sáng mặt trời gây ra) - Buổi trưa con người và con vật làm gì? (Trình chiếu hình ảnh hoạt động của con người vào buổi trưa). Cho trẻ quan sát hình ảnh mặt trời buổi chiều: Còn đây là thời điểm nào trong ngày? Mặt trời lặn ở hướng nào: Buổi chiều, khi mặt trời sắp lặn người ta gọi là gì? Con người và con vật làm gì khi hoàng hôn xuống? Khái quát: Mặt trời mọc từ hướng đông, lặn hướng tây, ánh sáng mặt trời buổi sáng dịu dàng rất tốt cho sức khỏe con người, buổi trưa chói trang, buổi chiều dịu lại. Buổi sáng còn gọi là bình minh, buổi chiều thì gọi là hoàng hôn. Cho trẻ đọc bài thơ: “Ông mặt trời óng ánh”. Nhóm 2:Mặt trăng Mời đội 2 hãy nói lên những gì mình vừa khám phá được. Cô cho hình ảnh mặt trăng xuất hiện. Hỏi trẻ: Mặt trăng thường xuất hiện vào thời điểm nào trong ngày? - Có phải trăng lúc nào cũng tròn không? trăng tròn khi nào? khuyết khi nào? trăng khuyết giống gì?.(Cho trẻ quan sát hình ảnh trăng tròn, trăng khuyết) - Ánh sáng mặt trăng như thế nào? * Mặt trăng có đặc điểm gì khác ( giống) mặt trời? Khái quát: Giống nhau: Mặt trời và mặt trăng đều là hành tinh ở xa trái đất, đều chiếu ánh sáng và có hình cầu. Khác nhau: - Mặt trời: mọc vào ban ngày và lặn vào buổi chiều tối, ánh sáng mặt trời sáng hơn ánh sáng mặt trăng và có tia tử ngoại nhất là buổi trưa, vì thề khi chúng mình nhìn lên mặt trời buổi trưa sẽ rất chói mắt, ánh nắng mặt trời buổi trưa rất có hại cho sức khỏe con người và động vật. Mặt trăng: xuất hiện vào buổi chiều tồi và biến mất vào buổi sáng khi mặt trời lên, ánh sáng mặt trăng mờ hơn ánh sáng mặt trời và không có tia tử ngoại vì thế chúng chúng mình có thể nhìn mặt trăng mà không bị chói mắt. Cho trẻ dọc bài thơ: “Trăng ơi từ đâu đến”. Nhóm 3: Các vì sao Mời đội 2 hãy nói lên những gì mình vừa khám phá được. Các con hãy nói những gì mình biết vể các vì sao? Các vì sao xuất hiện ở đâu và vào lúc nào? Ngoài các vì sao ở trên trời chúng mình còn thấy ngôi sao ở đâu nữa? Ngoài các ngôi sao trên trời chúng mình còn thấy ngôi sao vàng 5 cánh ở lá cờ Tổ quốc Việt nam nữa đúng không nào? (sao 5 cánh, ở rất xa trái đất, có nhiều vì sao mọc vào những đêm hè, cho trẻ quan sát hình ảnh sao lấp lánh). - Vào buổi tối con người làm gì? Trẻ em phải đi ngủ lúc mấy giờ? (Cho trẻ quan sát hình ảnh chương trình chúc bé ngủ ngon). Cho trẻ hát bài: Chúc ngủ ngon * Các con vừa tìm hiểu về những gì? Mặt trời, mặt trăng và các vì sao tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng đều được gọi là những hành tinh và chúng ở rất xa trái đất của chúng ta. Vậy ngoài mặt trời, mặt trăng và các vì sao các con còn biết hành tinh nào nữa không? Cô giới thiệu: Trái đất của chúng ta cũng là 1 hành tinh. Trái đất luôn quay quanh Mặt trời còn Mặt trăng lại quay quanh Trái đất. Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố. * Trò chơi 1:Chiếc hộp thông minh Cô chuẩn bị slide trò chơi 6 hộp chứa 6 câu hỏi. - Hộp số 1: Thời điểm mặt trời mọc gọi là gì? - Hộp số 2: Thời điểm mặt trời chiếu ánh nắng chói trang và có hại cho sức khỏe con người, động vật và thực vật nhất là khi nào? - Hộp số 3: Thời điểm mặt trời lặn gọi là gì? - Hộp số 4: Các vì sao xuất hiện nhiều nhất khi nào? -Hộp số 5: Mặt trăng xuất hiện vào buổi nào trong ngày? - Hộp số 6: Mặt trăng tròn và sáng nhất khi nào? Cách chơi: Chia làm 3 đội, mỗi đội sẽ chọn hộp và trả lời câu hỏi chứa trong chiếc hộp. Trả lời đúng sẽ giành 10 điểm cho đội mình, trả lời sai không giành được điểm. Luật chơi: Kết thúc 2 lượt trả lời câu hỏi đội nào giành được điểm cao đội đó sẽ chiến thắng. Trò chơi 2: Nhanh tay nhanh mắt. Cách chơi: Chia làm 3 đội. Nhiệm vụ: Đội 1: Ghép tranh mặt trăng. Đội 2: Ghép tranh các vì sao. Đội 3: Ghép tranh mặt trời. Luật chơi: Kết thúc 2 lời bài hát “Nắng sớm” đội nào ghép tranh đúng và xong nhah nhất đội đó sẽ chiến thắng. Kết thúc: Cô nhận xét, kiểm tra kết quả. Tuyên bố đội chiến thắng. Hoạt động 4: Kết thúc. Chuyển hoạt động khác. - Trẻ chơi cùng cô. - Trẻ lắng nghe cô nói. - Chú cuội ở cung trăng. - Trung thu. - Có ạ. - Vâng. - Trẻ về nhóm khám phá. - 1 trẻ đại diện lên nói về điều nhóm vừa mình khám phá. - Gọi ông mặt trời. - ò ó o... - Hướng đông ạ. - Bình minh ạ. - Buổi sáng a. - Dậy đánh răng, rửa mặt, ăn sáng và đi học,... - Trẻ suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của cô. - Chiếu sáng, làm khô quần áo, giúp cây cối xanh tốt,... - Trẻ lắng nghe cô nói. - Trẻ quan sát hình ảnh. - Buổi trưa ạ. - ánh nắng chói trang, rất nóng,... - Làm cây cối chết, cháy rừng,... - Con người ăn trưa và ngủ trưa, con vật thì ngỉ ngơi. - Buổi chiều ạ. Mặt trời lặn hướng tây. Gọi là hoàng hôn. - Con người chở về nhà, con vật trở về tổ,... -Trẻ quan sát hình ảnh. - Xuất hiện vào buổi tối. - Không ạ. Trăng tròn nhất khi rằm. Trằng khuyết giống lưỡi liềm. - ánh sáng mặt trăng mờ, dịu dàng,... - Trẻ suy ngĩ và trả lời. - Trẻ lắng nghe cô nói. -Ngôi sao có 5 cánh,, có rất nhiều ngôi sao trên bầu trời ban đêm,... - Lá cờ tổ quốc. - Buổi tối con người ăn tôí, tắm rửa, xem tivi, trẻ em làm bài tập đến 9h đi ngủ,... - Mặt trời, mặt trăng và các vì sao. - Trẻ lắng nghe cô nói. - Sao hỏa, sao kim,... - Trẻ quan sát hình ảnh. - Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi. - Trả lời các câu hỏi của đội mình. - Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi và nhận nhiệm vụ của đội mình.

File đính kèm:

  • docKPKH5T.doc