- Trẻ biết tên bài thơ, thuộc thơ, biết tên tác giả của bài thơ.
- Rèn trẻ đọc thơ diễn cảm, trả lời rõ ràng trọn câu hỏi.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương,giúp đỡ người khác, tham gia giao thông đúng luật.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 23554 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Thơ: Giúp bà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 28 tháng 03 năm 2014
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Thơ: Giúp bà (thơ 1 tiết)
I.Mục tiêu
- Trẻ biết tên bài thơ, thuộc thơ, biết tên tác giả của bài thơ.
- Rèn trẻ đọc thơ diễn cảm, trả lời rõ ràng trọn câu hỏi.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương,giúp đỡ người khác, tham gia giao thông đúng luật.
II. Chuẩn bị
- Powerpoint
- Mô hình minh họa bài thơ: Giúp bà.
- Hình ảnh cho trẻ chơi trò chơi gắn tranh.
III. Cách tiến hành
1. Hoạt động 1: “Đường em đi”
- Các bạn ơi, chúng ta cùng đi chơi nhé, các bạn nhớ khi đi trên đường nhớ đi bên phải, đi trên vỉa kè nhé các bạn.
- Các con xem bên kia đường có ai đó. Xem bạn nhỏ đang làm gì nhé.
- Bạn nhỏ rừa rồi đã làm gì để giúp Bà vậy ? ( giúp bà qua đường”
- Có một bài thơ nói về một bạn nhỏ vừa đi đúng luật giao thông vừa biết giúp đỡ người khác nữa, đó là bài thơ: “Giúp bà” của tác giả Hoàng Thị Phảng. Hôm nay cô sẽ dạy các con đọc bài thơ này nhé!
2. Hoạt động 2: “ Bé nghe đọc thơ”
- Cô đọc diễn cảm lần 1, kết hợp cử chỉ điệu bộ
+ Cô vừa đọc các con nghe bài thơ gì? ( Giúp bà).
+ Của tác giả nào? ( Hoàng Thị Phảng)
TC: Đạp xe đi chơi.
- Cô đọc diễn cảm lần 2 + kết hợp powerpoint
- Trong bài thơ có nhân vật nào? ( Bà, cháu)
- Bài thơ nói về 1 bạn nhỏ làm được 1 việc tốt, giúp đỡ bà già tránh xe đi qua đường.
- Trẻ đọc thơ 2 lần cùng cô.
- Trò chơi: ô tô.
- Cô đọc lần 3: xem mô hình kết hợp đàm thoại.
+ Đoạn 1: “Từ đầu đến…tránh xe qua đường”
+ Khi em bé đi học về gặp ai? ( gặp bà)
Một em bé đi học về thấy bà già muốn đi qua đường.
+ Đoạn 2: “em vội dừng …dắt bà qua”
+ “Vội dừng” là tỏ ra rất là nhanh để chạy đến giúp bà.
Em bé chạy đến nói nhỏ với bà đường nhiều xe để cháu giúp bà qua đường”
+ Đoạn 3: “Tay em nắm …. Khen mãi em bé ngoan)
+ “cảm động” : bà già cảm thấy vui vì được bạn nhỏ giúp đỡ
Bạn nhỏ nắm tay bà dắt bà qua, bà già đã khen bạn nhỏ rất ngoan.
3. Hoạt động 3: “ Bé tập đọc thơ cùng cô”
- Trên đường đi học về bạn nhỏ thấy ai? Bà già định làm gì vậy? (bà đị qua đường)
- Em bé nói gì với bà? Câu thơ nào nói lên điều đó? (đường nhiều xe ... bà qua)
- Sau khi nói xong bạn nhỏ đã làm gì để giúp như thế nào?
- Khi chia tay bà già có suy nghĩ gì? Bạn nào có thể đọc lên câu thơ đó ?
- Nếu là con, con sẽ làm gì để giúp bà?
- Qua bài thơ con học được điều gì từ bạn nhỏ?
- Ở nhà các con giúp gì cho bà của mình?
=> Khi các con đi trên đường thì nhớ đi bên phải, đi đúng tín hiệu đèn giao thông, khi gặp em nhỏ hay bà già thì nhớ giúp đỡ em nhỏ và bà.
- Bây giờ lớp mình cùng đọc bài thơ nhé.
- Mời nhóm trai, nhóm gái ( cô sửa sai)
- Đọc thơ theo tay cô ( cô sửa sai – hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm)
4. Hoạt động 4: Gắn tranh
- Lớp mình học giỏi quá, cô thưởng cho các con trò chơi nhé, đó là trò chơi: “Ghép tranh”
- Cô có những bức tranh ngã tư nhưng chưa có hình ảnh. Cô sẽ chia lớp mình thành 3 nhóm:
+ Nhóm 1: Tranh đoạn 1
+ Nhóm 2: Tranh đoạn 2
+ Nhóm 3: Tranh đoạn 3
- Trò chơi bắt đầu khi nghe cô mở nhạc.
- Ghép tranh xong cô cho trưng bày sản phẩm và cùng cả lớp nhìn tranh đọc lại bài thơ “Giúp bà”.
- Để thể hiện niềm vui khi làm được những bức tranh đẹp chúng ta cùng đọc thơ nhé.
- Cho trẻ đọc theo đoạn.
- Mời 1 trẻ lên đọc theo mô hình.
- Mời cả lớp đọc lại bài thơ.
* Kết thúc: Trò chơi “ Bà em”
File đính kèm:
- giao an tho 1 tiet giup ba.doc