- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường.
- Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- HS không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường.
30 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch báo giảng : Tuần 30 lớp 4/1 Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa học sinh
1. Khởi động : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:(3’)
3. Bài mới :
vHoạt động 1: Giới
thiệu (1’)
vHoạt động 2: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp (15’)
vHoạt động 3: Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật
(15’)
4. Củng cố: (3’)
5. Dặn dò: (2’)
Nhu cầu chất khoáng ở thực vật.
- Cây có nhu cầu thế nào về chất khoáng?
- GV nhận xét.
a. Giới thiệu: (nêu mục tiêu bài học)
Bài “Nhu cầu không khí của thực vật”
b. Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp
- Không khi có những thành phần nào? Những thành phân nào có vai trò quan trọng đối với đời sống thực vật?
- Yêu cầu hs quan sát hình 1, 2 trang 121 SGK để tự đặt câu hỏi và trả lời lẫn nhau.
- Quá trình quang hợp xảy ra khi nào? Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
- GV nhận xét.
- Quá trình hô hấp xảy ra khí nào? Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
- Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong hai quá trình trên ngừng?
Kết luận:
Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí cây cũng không sống được.
c. Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật
- Thực vật “ăn” gì để sống? Nhờ đâu thực hiện được điều kì diệu đó?
- Giảng cho hs về sự hấp thụ và tạo chất dinh dưõng.
- Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các-bô-níc của thực vật.
- Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô-xi của thực vật.
- Thực vật không có cơ quan hô hấp riêng, các bộ phận của cây đều tham gia hô hấp đặc biệt là lá và rễ. Để cây có đủ ô-xi cho quá trình hô hấp đất trống cần tơi xốp, thoáng.
* Kết luận:
Biết được nhu cầu về không khí của thực vật sẽ giúp đưa ra những biện pháp để tăng năng suất cây trồng như: bón phân xanh và phân chuồng đã ủ kĩ vừa cung cấp chất khoáng, vừa cung cấp khí các-bô-níc cho cây. Đất trồng cần tơi, xốp, thoáng khí.
- Thực vật có nhu cầu thế nào về không khí?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh học tốt.
- Chuẩn bị bài “Trao đổi chất ở thực vật”.
- HS hát, kiểm tra dụng cụ học tập.
- HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- Kể ra.
- Trong không khí gồm có: Ô-xi, ni tơ, các –bô níc, hơi nước, khói, bụi, …
- HS thảo luận theo cặp và trả lời :
+ Quá trình quang hợp diễn ra vào ban ngày. Khi quang hợp, cây hút khí các-bô-níc và thải ra khí ô-xi.
- Quá trình hô hấp xảy ra vào ban đêm. Khi hô hấp cây hút khí ô-xi, thải ra khí các-bô-níc.
- Nếu một trong hai quá trình trên ngừng trệ thì cây sẽ chết.
- Thực vật hút các chất có dinh dưỡng trong đất và nhờ có không khí để thực hiện quá trình quang hợp và hô hấp cây mới sống được.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
««««««««
TOÁN
TIẾT 150 : THỰC HÀNH
I - MỤC TIÊU :
- Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thục tế, tập ước lượng.
- Biết xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất (bằng cách gióng thẳng hàng các cọc tiêu).
- HS làm bài tập: bài 1; HS có thể đo đoạn thẳng bằng thước dây, bước chân.
II CHUẨN BỊ:
- Mỗi HS phải có thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi dấu từng mét, một số cọc mốc…
- Phiếu thực hành để ghi chép.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Tiến trình tiết học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:(1’)
3. Bài mới :
vHoạt động 1: Giới
thiệu (1’)
vHoạt động 2: Thực hành đo đoạn thẳng trên mặt đất (10’)
vHoạt động 3:Gióng hàng (10’)
vHoạt động 4:Thực hành ngoài lớp (10’)
4. Củng cố: (3’)
5. Dặn dò: (2’)
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
Bài cũ: Ứng dụng tỉ lệ bản đô (tt)
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
- GV nhận xét
a. Giới thiệu: Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành đo độ dài của một số đoạn thẳng trong thực tế.
- Yêu cầu HS kiểm tra dụng cụ thực hành.
b).Hướng dẫn thực hành tại lớp
* Đo đoạn thẳng trên mặt đất
-Chọn lối đi giữa lớp rộng nhất, sau đó dùng phấn chấm hai điểm A, B trên lối đi.
-Nêu vấn đề: Dùng thước dây, đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B.
-Nêu yêu cầu: Làm thế nào để đo được khoảng cách giữa hai điểm A và B ?
-Kết luận cách đo đúng như SGK:
+Cố định hai đầu thước dây tại điểm A sao cho vạch số 0 của thước trùng với điểm A.
+Kéo thẳng dây thước cho tới điểm B.
+Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B. Số đo đó là số đo độ dài đoạn thẳng AB.
-GV và 1 HS thực hành đo độ dài khoảng cách hai điểm A và B vừa chấm.
c. Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất
-Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trong SGK và nêu:
+Để xác định ba điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không người ta sử dụng các cọc tiêu và gióng các cọc này.
+Cách gióng các cọc tiêu như sau:
Đóng ba cọc tiêu ở ba điểm cần xác định.
Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng. Nhắm một mắt, nheo mắt còn lại và nhìn vào cạnh cọc tiêu thứ nhất. Nếu:
Nhìn rõ các cọc tiêu còn lại là ba điểm chưa thẳng hàng.
Nhìn thấy một cạnh (sườn) của hai cọc tiêu còn lại là ba điểm đã thẳng hàng.
d). Thực hành ngoài lớp học
-Phát cho mỗi nhóm một phiếu thực hành như đã nêu ở phần đồ dùng dạy – học.
-Nêu các yêu cầu thực hành như trong SGK và yêu cầu thực hành theo nhóm, sau đó ghi kết quả vào phiếu.
-Giúp đỡ từng nhóm HS, ở yêu cầu thực hành đóng ba cọc tiêu thẳng hàng, GV kiểm tra luôn sau khi HS đóng cọc, nếu HS chưa đóng được thì GV cùng HS đóng lại.
-Cho HS vào lớp, thu phiếu của các nhóm và nhận xét kết quả thực hành của từng nhóm.
-Nhận xét giờ thực hành, tuyên dương các nhóm tích cực làm việc, có kết quả tốt, nhắc nhở các HS còn chưa cố gắng.
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị cho tiết thực hành sau.
- HS tự kiểm tra dụng cụ học tập.
- HS chữa bài tập ở nhà.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm báo cáo về dụng cụ của nhóm.
- HS quan sát, lắng nghe GV hương dẫn.
-HS tiếp nhận vấn đề. Phát biểu ý kiến trước lớp.
-Nghe giảng.
-Quan sát hình minh hoạ trong SGK và nghe giảng.
-HS nhận phiếu.
-Làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 6 HS.
- HS thực hiện giao việc rồi ghi kết quả vào phiếu thực hành.
- HS ghi kết quả đo được vào phiếu thực hành (trong VBT)
- Dùng thước đo kiểm tra.
- HS lắng nghe.
««««««««
TẬP LÀM VĂN – tuần 30
TIẾT 2 : ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN .
I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn : Phiếu khai báo tạm trú , tạm vắng (BT1) ; hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số mẫu giấy tờ in sẵn, chừa khoảng trống cho HS điền.
- HS có đủ SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Tiến trình tiết học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
3. Bài mới :
vHoạt động 1: Giới
thiệu (1’)
vHoạt động 2: Thực hành luyện tập (30’)
4. Củng cố: (3’)
5. Dặn dò: (2’)
Luyện tập quan sát con vật
- Gọi HS đọc dàn ý tả con vật ở tiết trước.
- GV nhận xét dàn ý của HS.
a. Giới thiệu: (nêu mục tiêu bài học)
b.Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1:
- GV treo tờ phô tô lên bảng và giải thích từ viết tắt:
- CMND. Hướng dẫn HS điền nội dung vào ô trống ở mỗi mục.
- Nhắc HS chú ý: Bài tập này nêu tình huống giả định (em và mẹ đến chơi nhà một bà con ở tỉnh khác), vì vậy:
- Ở mục địa chỉ: ghi địa chỉ của người họ hàng.
- Ở mục Họ tên chủ hộ: em phải ghi tên chủ nhà nơi mẹ con em đến chơi.
- Ở mục 1: Họ và tên, em phải ghi họ, tên của mẹ em.
- GV phát phiếu cho từng HS .
- GV nhận xét.
Bài tập 2:
GV chốt lại: Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lý được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan Nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.
- Muốn điền đúng mẩu giấy tờ đã in sẵn ta cần làm gì?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS điền đúng.
- HS hát, kiểm tra dụng cụ học tập.
- HS trình bày dàn ý tả con vật ở tiết trước.
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài tập và nội dung phiếu.
- Cả lớp theo dõi SGK.
- HS thực hiện điền vào đầy đủ các mục.
- HS nối tiếp nhau đọc tờ khai rõ ràng, rành mạch.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
{{
Sinh hoạt lớp tuần 30
I/ Mục tiêu :
Tổng kết các mặt hoạt động trong tuần như: Đạo đức, học tập, lao động
Thông qua các báo cáo của BCS lớp GV nắm được tình hình chung của lớp để kịp thời có những điều chỉnh thích hợp để lớp hoạt động tốt hơn
Phát huy những mặt tích cực, điều chỉnh những mặt còn hạn chế phù hợp với đặt điểm của lớp.
Rèn cho HS sự tự tin trình bày nguyện vọng của mình trước tập thể lớp và phát huy được tính dân chủ trong tập thể.
II/ Chuẩn bị:
- Bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan.
- Trò chơi “ Hoa búp, hoa nở, hoa tàn”
III/Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét chung tình hình của lớp trong tuần qua:
+ Đạo đức: biết lễ phép với thầy cô và người lớn.
+ Đồng phục: Thực hiện tốt
+ Vệ sinh: tốt.
- Xếp hàng ra, vào lớp nghiêm túc.
- Chuẩn bị ĐDHT: đa số các em chuẩn đầy đủ.
- Lớp trưởng, tổ trưởng có tích cực hoạt động.
- Nhắc nhở HS phát huy những mặt đã làm được .
- Cho tập thể hát bài “ Thiếu nhi thế giới liên hoan ”.
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 31:
- Gv phổ biến nội dung thi đua cho lớp thực hiện.
- HS thực hiện đúng nội quy trường đề ra về thực hiện tháng ATGT và phòng tránh tai nạn thương tích ở trường và cả ở gia đình.
- Nhắc nhở HS giữ gìn sách, vở sạch đẹp và rèn chữ viết ở nhà.
- Tăng cường giáo dục HS đi học đúng giờ và ăn mặc đồng phục đúng qui định.
- Nhắc hs đem tập vở theo thời khoá biểu. Dụng cụ học tập đầy đủ.
- Nhắc nhở HS về ý thức học tập và vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
* Hoạt động 3: Hoạt động theo chủ điểm hướng tới “ Chào mừng 30/4 Quốc tế Lao động 1/5.
- Giáo dục HS ý thức giữ An toàn trên đường đi học và trong trường học.
- Nhắc hs trật nhật đúng giờ.
- Vệ sinh: đầu tóc, quần áo, giầy dép, móng tay…
- Chuẩn bị ĐDHT đầy đủ trước khi đi học.
- Viết bài, làm bài ở nhà, trả bài đến lớp, lớp trưởng, tổ trưởng thường xuyên kiểm tra.
- Trật tự, trong giờ học chú ý nghe giảng bài.
File đính kèm:
- GIAO AN TUAN 30 DUNG 2013.doc