A.Tập đọc:
-Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
-Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
+KNS: Giao tiếp: ứng xử có văn hóa. Thể hiện sự cảm thông
B.Kể chuyện:
-Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch báo giảng Lớp 3 Tuần 2 (Từ ngày 30/08/2010 đến ngày 03/09/2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính của đơn.
- 1 học sinh nêu nội dung của lá đơn.
- Lá đơn phải trình bày theo mẫu :
+ Mở đầu đơn phải viết tên Đội.
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên của đơn : Đơn xin...
+ Tên người hoặc tổ chức nhận đơn.
+ Họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người viết đơn. Người viết là học sinh lớp nào ?
+ Trình bày lý do viết đơn.
+ Lời hứa của người viết đơn.
+ Chữ ký và họ tên người viết đơn.
- Trong nội dung trên phần nào viết không theo mẫu ? Vì sao ?
- Phần không theo mẫu là lý do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa. Vì mỗi người có một lý do riêng.
b. Thực hành viết đơn :
- Học sinh viết đơn.
- Một số em đọc đơn.
- Lớp nhận xét :
+ Đơn đúng mẫu không ?
+ Diễn đạt trong đơn ?
+ Lá đơn thể hiện hiểu về Đội ?
- Giáo viên chấm một số bài.
- Thu vở chấm.
3. Củng cố dặn dò :
- Đơn dùng để làm gì ? - Học sinh ghi nhớ mẫu đơn.
- Tuyên dương học sinh làm bài tốt - Giáo viên nhận xét.
Luyện Toán:
LUYỆN. CHÍNH TẢ: AI CÓ LỖI?
I.MỤC TIÊU:
-Nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.
II.LÊN LỚP:
*GV đọc đoạn bài viết (đoạn 4).
-2 HS đọc lại đoạn viết, HS cả lớp theo dõi sách.
-Luyện viết từ khó: Cô-rét-ti, En-ri-cô, thước kẻ, ngạc nhiên, ôm chầm, giận, ngây.
-HS luyện viết bảng con từ khó.
*GV đọc đoạn viết.
-HS viết bài vào vở.
*GV đọc lại bài, HS soát lại bài, sau đó chấm lỗi bằng bút chì.
*GV chấm một bài, nhận xét.
III/ Nhận xét tiết học:
LUYỆN TOÁN: LUYỆN TẬP PHÉP TÍNH TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
( CÓ NHỚ MỘT LẦN ) NHÂN CHIA TRONG BẢNG ĐÃ HỌC.
I.MỤC TIÊU:
-Luyện tập phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần), nhân chia trong bảng đã học; nhận dạng hình tam giác, giải toán có lời văn sử dụng phép tính nhân, phép chia.
II.BÀI TẬP:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a, 452 – 215; 663 - 114; 764 - 308.
b, 317 - 143; 605 - 262; 836 - 444.
Bài 2: Số?
Trong hình bên có:
-…. hình tam giác.
-…. hình tứ giác.
Bài 3: Tính nhẩm
a, 6 x 6 = 3 x 5 = 4 x 9 =
4 x 3 = 4 x 7 = 5 x 6 =
b, 12 : 4 = 30 : 5 = 28 : 4 =
24 : 4 = 12 : 2 = 15 : 5 =
Bài 4: Có 24 cái kẹo được xếp đều vào 4 hộp. Hỏi mỗi hộp có mấy cái kẹo ?
Bài 5: Một con chó có 4 cái chân. Hỏi 4 con chó như vậy có bao nhiêu cái chân?
-------------------------------
LUYỆN (TLV): VIẾT ĐƠN
I.MỤC TIÊU:
-Biết viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội. Trình bày đúng nội dung mẫu đơn, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Bài tập: Dựa theo mẫu đơn đã học, em hãy viết đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
-GV yêu cầu HS đọc kĩ bài Đơn xin vào Đội.
-GV giúp HS nắm chắc mẫu đơn.
Lưu ý: Trong các nội dung trong mẫu đơn, phần lí do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa là những nội dung không cần viết khuôn mẫu. Vì mỗi người có một lí do, nguyện vọng và lời hứa riêng.
-HS tự viết đơn vào vở .
-Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, chú ý về dấu câu.
-Gọi vài HS đọc lại mẫu đơn.
-Lớp nhận xét. GV nhận xét tuyên dương.
2.Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu:
-Đánh giá tình hình học trong tuần qua.
-HS luôn biết giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
-Kế hoạch tuần đến.
II.Nội dung:
1-Ổn định tổ chức: HS lớp hát tập thể.
2-Lớp trưởng giới thành phần nêu lí do sinh hoạt.
3-Lớp trưởng mời từng tổ đánh giá hoạt động và các bộ phận văn thể mỹ, lớp phó học tập.
5-Lớp trưởng đánh giá các hoạt động và triển khai hoạt động tuần đến .
6-Đánh giá của giáo viên chủ nhiệm.
A)Đánh giá tình hình học tập trong tuần:
-Nhìn chung, lớp đi học chuyên cần, đúng giờ, đảm bảo sĩ số.
-Đa số các em đều có đầy đủ sách vở,dụng cụ học tập, bao bọc sách vở cẩn thận.
-Tác phong gọn gàng, sạch sẽ, tóc cắt ngắn.
-Thực hiện nghiêm túc việc tập thể dục giữa giờ và xếp hàng ra vào lớp.
-Tổ 2 trực nhật tốt, có lau cửa kính, quét dọn lớp học sạch sẽ.
*Tồn tại: Bên cạnh vẫn còn vài em chưa chấp hành tốt việc trực nhật, không làm bài tập, không thuộc bài, thường hay quên vở ở nhà, hoang nghịch trong lớp.
B) Kế hoạch đến:
- Chuẩn bị lễ khai giảng
-Đi học đúng giờ, chuyên cần.
-Chuẩn bị bài học, bài tập, sách vở và dụng cụ học tập phải có đầy đủ khi đến lớp.
-Tổ 3 trực nhật, luôn quét dọn lớp học, sân trường, lau cửa kính sạch sẽ.
-Giữ vệ sinh cá nhân luôn luôn sạch sẽ, bỏ áo vào quần, không đi chân đất.
-Không ăn quà vặt.
An toàn giao thông: GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.
I/Mục tiêu:
HS biết các loại đường GT nước ta gồm có: Đưòng quốc lộ, đưòng tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ SGK phóng to
III/ Hoạt động dạy và học:
HĐGV
HĐHS
A/KTBC
- Hướng dẫn HS đi đúng luật GT
B/Dạy bài mới
HĐ1: Tổ chức cho HS quan sát tranh TLCH
- Cho HS quan sát hội ý nhóm đôi để TLCH.
- Mạng lưói GTĐB nước ta gồm có các loại đường nào?
HĐ2:
- Đường quốc lộ là đường như thế nào?
- Đường tỉnh là đường ở đâu?
- Đường huyện là đường như thế nào?
- Đường xã là đường như thế nào?
- Đường đô thị là đường ở đâu?
HĐ3: Củng cố dặn dò:
- Mạng lưới GTĐB nước ta gồm có các loại đường nào?
- HS quan sát tranh TLCH
- Tranh 1,2: Đường quốc lộ.
- Tranh 3: Đường tỉnh
-Tranh 4: Đường huyện
- Tranh5: Đường xã
- Tranh 6: đường đô thị.
- Đường quốc lộ là trục chính của mạng luới đường bộ có tác dụng đạc biệt quan trọng.
- Đường tỉnh là đường chính trong 1 tỉnh.
- Đường huyện là đường nối các xã trong huyện.
- Đường xã là đường nối các thôn trong xã.
- Đường đô thị là đường trong thành phố.
- HSTL
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP: TỔ CHỨC LỄ KHAI GIẢNG
I/Yêu cầu:
-Triển khai công việc cho Lễ khai giảng.
-Học sinh biết được ý nghĩa của ngày khai giảng để bắt đầu năm học mới.
-Biết thực hành đúng các hoạt động của buổi Lễ khai giảng.
II/Các hoạt động trên lớp:
HĐ 1: Ổn định lớp:
-Học sinh cả lớp hát tập thể.
-GV triển khai công việc chuẩn bị cho Lễ khai giảng.
-Thực hiện ôn đội hình đội ngũ.
HĐ 2: Nêu nội dung của buổi Lễ khai giảng:
-Tác phong, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng,...
-Đứng trang nghiêm trong buổi lễ.
-Thực hành tốt việc chào đón học sinh lớp 1 vào lớp đầu cấp.
HĐ 3: Nhận xét-dặn dò:
-GV nhắc HS về tác phong, ăn mặc và thực hiện tốt cho buổi Lễ khai giảng năm học mới.
ĐẠO ĐỨC: KÍNH YÊU BÁC HỒ ( Tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
-Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
-Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
-Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
-HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-VBT, các bài thơ, hát, truyện…vẽ về Bác Hồ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
H Đ của GV
H Đ của HS
A/KTBC:
H/Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ thiếu nhi cần phải làm gì?
H/Vì sao thiếu nhi lại yêu quý Bác Hồ?
B/Dạy bài mới: Khởi động: Hát bài Tiếng chim trong vườn Bác, nhạc và lời Hàn Ngọc Bích.
HĐ1: HS tự liên hệ.
-GV yêu cầu HS đọc thuộc năm điều Bác Hồ dạy. (thảo luận nhóm đôi)
H/Em đã thực hiện những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy? Thực hiện như thế nào?
H/ Còn điều nào em chưa thực hiện tốt? Vì sao? Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới?
HĐ2: HS trình bày, giới thiệu những tư liệu (tranh ảnh, bài hát, bài thơ…)đã sưu tầm được về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi.
H Đ3: Trò chơi Phóng viên:
Củng cố lại bài học:
-GV tổ chức HS thay nhau đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi.
H/Xin bạn vui lòng cho biết Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
H/Quê Bác ở đâu?
H/Bác sinh ngày tháng năm nào?
H/Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
H/Bạn hãy đọc thuộc năm điều Bác Hồ dạy?...
*Kết luận chung: SGV
H Đ4: Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Xem trước bài: Giữ lời hứa.
-2 HS lên trả lời.
-Lớp hát tập thể.
-2 HS đọc thuộc
-HS tự liên hệ trước lớp.
-HS các nhóm trình bày tranh, bài thơ… trước lớp.
-Lớp nhận xét
-HS đóng vai và phỏng vấn các bạn trong lớp.
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP: CHỦ ĐỀ: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
CHUẨN BỊ LỄ KHAI GIẢNG
I/Yêu cầu:
-Cho học sinh chuẩn bị khai giảng năm học mới.
-Tập đội hình đội ngũ, trò chơi dân gian.
-Học sinh biết cách chào đón học sinh lớp 1 vào đầu cấp.
-Hướng dẫn HS luôn có ý thức tôn trọng Luật giao thông đường bộ.
II/Các hoạt động trên lớp:
1/Ổn định lớp:
2/GV triển khai nội dung chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới.
-Tác phong, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng,...
3/Ôn đội hình đội ngũ:
-Học sinh biết đứng trang nghiêm khi làm Lễ khai giảng.
-Lớp trưởng điều khiển ôn lại đội hình đội ngũ.
4/Ôn trò chơi dân gian:
-Lớp thực hành chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”
-GV nhắc nhở HS luôn có ý thức về An toàn giao thông đường bộ: Đi học phải luôn đi sát lề đường phía bên phải, không được chạy nhảy ra giữa lòng đường, không xô đẩy nhau.
5/Nhận xét dặn dò:
Yêu cầu các em về nhà chuẩn bị tốt cho buổi Lễ khai giảng năm học mới.
ATGT: THỰC HÀNH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI ĐƯỜNG BỘ
I/ Mục tiêu: HS biết phân biệt các loại đường bộ
II/ Các hoạt động dạy:
HĐ1: Cho hs quan sát các loại biển báo, tranh ảnh đường quốc lộ, đường tỉnh.
H. Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện có đặc điểm gì?
- Có nhiều xe chạy, mặt đường trải nhựa, bê tông hoặc đá.
- Hai bên đường có lề đường dành cho xe thô sơ hoặc người đi bộ.
- Trên đường có các biển báo hiệu giao thông
- Trên đường không có đèn chiếu sáng.
H. Đường đô thị có đặc điểm gì?
- Đường trải nhựa bằng phẳng, trên mặt đường có các vạch kẻ đường để hướng dẫn xe chạy.
- Hai bên đường có vỉa hè dành cho người đi bộ, có đèn chiếu sáng.
- Tại các ngã tư, ngã ba có đèn tín hiệu và biển báo giao thông, có vạch cho người đi bộ qua đường.
HĐ2:
HS nêu lại sự giống nhau và khác nhau giữa các loại đường.
III/ Củng cố, dặn dò:
Thực hiện tốt những điều đã học.
Luyện Tiếng Việt:: TỪ NGỮ VỀ THIẾU NHI. ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ?
I/ Mục tiêu: Củng cố lại các kiến thức cũ đã học từ ngữ về Thiếu nhi.
Biết đặt câu theo mẫu ai là gì?
II/ Các hoạt động dạy-học:
- HS thực hành lại các bài tập 1,2,3 SGK/16
File đính kèm:
- Giao an Tuan2.doc