Đúng vậy, thực hiện lời Bác dạy: Giáo dục học sinh phát triển toàn diện ngay từ cấp Tiểu học làm nền tảng cho những lớp học, cấp học sau này chính là nhiệm vụ của giáo viên, nhà trường bậc Tiểu học. Các em học sinh, những mầm non hôm nay là chủ nhân của thế kỷ XXI- những con người thông minh, dí dỏm, hoạt bát, có ánh sáng của trí tuệ, có tâm hồn trong sáng, lành mạnh. Con người của văn hóa thời đại tiên tiến văn minh. Vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học, ngoài việc nắm vững kiến thức, khắc sâu nội dung môn học mà mình giảng dạy, người giáo viên phải có những năng lực sư phạm nhất định. Một trong những năng lực đó là : “Năng lực tổ chức và điều khiển quá trình học tập cho học sinh.”
Để đạt được mục tiêu bài dạy, khi tiến hành dạy bài mới, giáo viên phải thực hiện các hoạt động gồm:
1) Giới thiệu bài (cách bắt đầu bài học)
2) Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài; tổ chức cho học sinh rèn luyện các kỹ năng
19 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm tổ chức hướng dẫn học sinh học tập trong một tiết học Toán 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au đó tôi thêm yêu cầu, bài tập sáng tạo.
Đồ dùng, thiết bị: Những đồ dùng, thiết bịtôi chuẩn bị để phục vụ trò chơi bao
giờ cũng đảm bảo.
- Tiện dụng (dễ sử dụng).
- Dễ làm (ai cũng có thể làm được, làm nhanh).
- Rõ ràng, đẹp mắt, nổi bật nội dung trò chơi.
-Có phần thể hiện điểm đạt được của từng yêu cầu (đúng, nhanh, đẹp) và tổng điểm.
- Tiết kiệm (sử dụng được nhiều lần, làm bằng vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền)
Ví dụ: Để phục vụ trò chơi “ Thi ghép hình” tôi tận dụng bìa cứng lấy từ các thùng đựng sách giáo khoa mà thư viện không dùng nữa hoặc từ các vỏ hộp bánh để làm các hình tam giác như sau:
Khi chơi học sinh ghép các hình tam giác này thành hình thoi hoặc hình chữ nhật do giáo viên yêu cầu. Học sinh chơi xong tôi cất đi để lần sau không phải làm lại.Đồ dùng này có thể sử dụng trong nhiều năm.
c, Cách tiến hành tổ chức trò chơi.
Khi tổ chức trò chơi trong tiết học Toán, kể cả những tiết học khác tôi luân tiến hành theo 5 bước:
Bước1: Chuẩn bị.
GIÁO VIÊN
- Chia nhóm, đặt tên nhóm, ấn định số lượng thành viên tham gia trò chơi cho mỗi nhóm (tôi thường chia nhóm theo dãy)
HỌC SINH
- Cử thành viên tham gia trò chơi (xếp hàng hoặc đứng tại chỗ theo yêu cầu trò chơi)
Bước2: Nêu tên trò chơi.
- Nêu tên và giải thích ý nghĩa của trò chơi.
- Nhắc lại tên của trò chơi.
Bước3: Phổ biến luật chơi.
- Nêu rõ cách chơi: hiệu lệnh, phần việc và cách thức làm việc (điền, viết, nốicủa mỗi thành viên tham gia trò chơi)
- Nêu rõ cách cho điểm, đánh giá: đúng, nhanh, rõ ràng.
- Công bố trọng tài: giáo viên.
- Hiểu luật chơi.
- Lưu ý để không phạm luật.
- Học sinh còn lại.
Bước4: Tiến hành trò chơi.
- Hô hiệu lệnh dứt khoát.
- Quan sát , điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên về cách chơi.
- Các nhóm đồng loạt tiến hànhdạng tiếp sức.
Bước5: Tổng kết trò chơi.
- Kiểm tra kết quả để đánh giấ, cho điểm từng yêu cầu.
- Nêu câu hỏi phụ để rút ra kết luận từ hệ thống các bài tập trò chơi đã thực hiện.
- Tuyên dương học sinh (không nên chê học sinh trong khi tiến hành ttổ chức trò chơi.
- Nêu chỗ sai, sửa sai.
- Tính tổng điểm của từng nhóm và công bố kết quả.
- Rút kinh nghiệm.
Ví dụ : Trò chơi trong bài Toán4 : « Phân số »
Bước1 : Chuẩn bị.
- Chia lớp thành 2 nhóm( mỗi dãy là một nhóm)
- Mỗi nhóm cử nhóm trưởng và 5 bạn lên tham gia chơi.
Bước2 : Nêu tên trò chơi.
- Trò chơi mang tên : « Ai nhanh hơn ». Sau trò chơi nhóm nào có số điểm cao hơn thì giỏi hơn.
- Một số học sinh nhắc tên trò chơi.
Bước3 : Phổ biến luật chơi.
- Treo hai bảng phụ có nội dung như nhau.
- Đọc nội dung trò chơi.
Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)
A M B C I N D
Mẫu : AM = AB CI = CD
MB = .AB ID = CD
CN =CD
ND =CD
- Luật: Mỗi em tìm một phân số đúngghi vào chỗ chấm. Cứ lần lượt từng em thực hiện cho đến hết số bạn trong nhóm:
Điểm số: Phân số đúng: 10 điểm.
Phân số viết rõ ràng: 2 điểm.
Nhóm xong trước: 8 điểm.
-Thống nhất cách chơi trong nhóm.
Bước4:Tiến hành trò chơi.
- Hô: “Trò chơi bắt đầu”
Tổ trọng tài quan sát, điều chỉnh.
- Các thành viên chơi hoạt động, khẩn trương, đúng luật.
Bước5:Tổng kết trò chơi( giáo viên và học sinh cùng làm trọng tài)
Kiểm tra điểm nhanh trước: Lần lượt kiểm tra hết5 chỗ chấm.Nếu hai dãy băng điểm nhau thì giáo viên ra câu hỏi phụ.
Câu hỏi phụ: Trong mỗi phân số vừa điền,mẫu số cho biết gì? Tử số cho biết gì?
Thi đua giành quyền trả lời trước( lắc xắc xô).
Tổng kết điểm mỗi nhóm,công bố kết quả, tuyên dương.
7)Đánh giá, ghi điểm trong tiết Toán.
Đánh giá trong tiết dạy học Toán 4 tôi tập trung vào việc đánh giá việc dạy của bản thân và đánh giá kết quả học Toán của học sinh. Kết quả học Toán của học sinh phản ánh kết quả dạy của thầy Căn cứ kết quả học Toán của học sinh, tôi điều chỉnh cách dạy cho phù hợp. Do vậy, trong dạy học Toán việc đánh giá kết quả học tập của học sinh vừa đóng vai trò “ bánh lái” vừa giữ vai trò “động lực” dạy học. Nó định hướng, thúc đẩy mạnh mẽ động lực dạy học và là giai đoạn cuối cùng của một hoạt động dạy học.
Sau mỗi đơn vị học tập trong tiết Toán, tôi đánh giá bằng cách chấm điểm. Việc làm này đã khuyến khích học sinh học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, theo năng lực cá nhân, tránh gây căng thẳng làm mất tính tự tin của học sinh.
Chấm điểm sau mỗi tiết học Toán sẽ giúp ích rất nhiều cho việc hỗ trợ học tập của học sinh, nắm bắt được kết quả học tập của các em. Do thường xuyên được chấm điểm nên các em cố gắng nhiều lần và bản thân tôi cũng điều chỉnh được nhiệm vụ học tập cho học sinh đến khi đạt được mục tiêu.
Để khích lệ học sinh vươn lên trong học tập, bên cạnh những điểm số tôi thường nhận xét ngắn gọn, xúc tíc để thể hiện tình cảm với học sinh như: giỏi, đáng khen, tiến bộ
Ngoài việc đánh giá học sinh tôi còn cho học sinh tự đánh giá kết quả của bản thân và của bạn.
Chính vì vậy, cho nên việc đánh giá là khâu cần thiết để biết được kết quả học Toán của học sinh, chuẩn đoán nguyên nhân những thiếu sót khi dạy học Toán và tìm cách bổ khuyết, thúc đẩy tinh thần học Toán của học sinh. Việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và định hướng điều chỉnh hoạt động học Toán của học sinh mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và định hướng điều chỉnh hoạt động của giáo viên.
BIỆN PHÁP 3:KẾT THÚC BÀI HỌC (CỦNG CỐ BÀI)
Cách kết thúc bài học của giáo viên có tác dụng củng cố những điều đã học và làm cho học sinh cảm thấy đã hoàn thành nhiệm vụ học tập. Để kết thúc bài học, giáo viên có thể nhắc lại những điểm chủ yếu của bài học hoặc nhận xét tình hình học tập của học sinh hay liên hệ với thực tếtùy theo nội dung từng tiết học. Việc kết thúc bài học có thể thực hiện dưới hình thức một câu hỏi, một bài hát, một trò chơi lí thú ( như ở mục 6 của biện pháp 2) hoặc một tràng pháo tay biểu dương những học sinh học tập tích cực, hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Ví dụ: Sau bài “Tìm số trung bình cộng”. Giáo viên kết thúc bằng câu hỏi: Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số em làm như thế nào?
Hoặc sau bài “Diện tích hình bình hành”. Giáo viên cho học sinh thực hành tính diện tích trên thực tế: Mảnh đất trồng hoa hình bình hành của lớp có độ dài đáy là 40 dm, chiều cao là 25dm. Các em tính xem mảnh đất đó có diện tích là bao nhiêu?
Cũng có thể kết thúc bài bằng một trò chơi như tôi đã giới thiệu ở mục6- Biện pháp2.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua 3 biện pháp thực hiện, việc tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập trong một tiết học Toán đạt dược những kết quả cụ thể.
1)Kết quả học lực môn Toán qua các đợt kiểm tra.
LỚP
Đợt
Sĩ số
G
K
TB
Y
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4/2
KSCLĐN
23
1
16
4
2
GHKI
23
9
7
7
CHKI
23
13
5
5
GHKII
23
13
6
4
CHKII
23
16
5
2
2)Học sinh: Thời điểm giữa học kì 1 lớp học trầm, học sinh phát biểu ý kiến xây dựng bài còn ít, nhiều học sinh còn quên vở và đồ dùng học tập trước khi đến lớp. Số học sinh chưa thuộc bảng cửu chương, các quy tắc, công thức tính chu vi, diện tích các hình còn nhiều như: Trang, Đông, Phong, Trọng, Đức
Từ khi được áp dụng 3biện pháp trên cho đến nay. Từ lớp yếu hơn so với lớp 4/1(qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm), đến nay các em đã học tập chủ động và tích cực hơn. Trong nhóm các em dã trao đổi, thảo luận để tự chiếm lĩnh kiến thức mới như:
- Học sinh về nhà làm bài đầy đủ, trình bày rõ ràng, khoa học hơn.
- Nhiều em xung phong được sửa bài trên lớp và tham gia phát biểu ý kiến sôi nổi.
- Sách vở, đồ dùng học tập Toán được các em chuẩn bị đầy đủ hàng ngày.
3)Giáo viên:
- Đề nghị khối mở chuyên đề Toán 4 sau đợt khảo sát chất lượng đầu năm.
- Xung phong dạy minh họa và được đồng nghiệp đánh giá: tiết học sôi nổi, thầy trò phối hợp nhịp nhàng; phương pháp đổi mới; học sinh tích cực học tập.
- Từ khi áp dụng kinh nghiệm vào giảng dạy, bản thân tôi không còn lúng túng, không ngại khó khi hướng dẫn học sinh học tập trong tiết học toán và các tiết học khác của các phân môn còn lại.
IV/KẾT LUẬN:
Qua 3 biện pháp thực hiện trong hơn hai năm học, từ năm 2005-2006 đến hết học kì1 năm học 2007-2008.Trọng tâm là biện pháp 2( biện pháo chủ đạo, cốt lõi)- “Tìm hiểu nội dung bài học” đã tạo bước đột biến trong nhận thức và hành động của học sinh lớp 4/2 về môn Toán. Các em nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo khi tính toán. Áp dụng tốt công thức trong toán học cho bản thân. Có đầu óc tư duy, sáng tạo khi làm bài. Tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật cao, yêu thích thiên nhiên, cuộc sống và giúp các em có bộ óc thông thái, phát triển tốt, vận dụng liến thức đã học được trong tính toán hàng ngày.
Khi hoạt động dạy và học giữa thầy và trò được phối hợp nhịp nhàng thì các em không còn ngại khó, không còn sợ các phép tính như trước nữa, ngược lại các em rất tự giác, ham thích tìm tòi nhiều dạng toán. Khi giải bài toán các em còn có nhiều phương pháp giải sáng tạo, độc đáo, xúc tích, ngắn gọn hơn.
Có được những kết quả này, bản thân tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, tích lũy và vận dụng trong nhiều năm giảng dạy. Bên cạnh đó là sự say mê, nỗ lực của các em học sinh. Sự quan tâm của cha mẹ học sinh đã tạo điều kiện để con em mình có thời gian và tài liệu học tập một cách khoa học, hợp lí. Ngoài ra, nhà trường, lớp học và thiết bị dạy học là những yếu tố rất quan trọng trong việc dạy học ở Tiểu học nói chung, trong dạy học Toán 4 nói riêng. Những yếu tố này vừa thực hiện chức năng minh họa vừa là nguồn tri thức để học sinh khám phá và phát huy tích cực trong học tập.
Vậy, hoạt động dạy học của giáo viên là một hoạt động vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khoa học. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đúc kết được qua những năm giảng dạy nhất là trong các năm thay sách giáo khoa mới cho chương trình Tiểu học.
Rất mong được trao đổi của các bạn đồng nghiệp để ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích. Vận dụng những kinh nghiệm quý báu để giáo dục các em học sinh thân yêu- Những mầm non tương lai của đất nước tự tin bước vào thời đại khóa học công nghệ mới.
Cam Nghĩa, ngày 20 tháng 01 năm 2008
Người thực hiện
Nguyeãn Thò Nguyeät
File đính kèm:
- SKKN TOAN 4 Dat loai A cap Thi xa.doc