Giáo án lớp 4 Tuần 29 - Nguyễn thị Huân

1.Khởi động:

2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

Luyện tập

- GV kiểm tra lại VBT.

- GV nhận xét.

3.Bài mới: ( 30 phút )

Hoạt động1: Giới thiệu bài

Hoạt động 2: Thực hành

Bài tập 1: Viết tỉ số của a và b biết

- Nhằm phân biệt tỉ số của avà b với tỉ số của b và a

GV hướng dẫn học sinnh cách làm

GV nhận xét cho điểm

 

doc39 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 29 - Nguyễn thị Huân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi. - Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo viên: - Mẫu xe nôi đã lắp sẵn; Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. Học sinh: - SGK, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) Nêu từng bộ phận và cách lắp ráp cái đu. II.Bài mới: ( 30 phút ) 1.Giới thiệu bài: LẮP XE NÔI (tiết 1) 2.Phát triển: *Hoạt động 1:Gv hướng dẫn hs quan sát và nhận xét mẫu: -Gv cho hs quan sát mẫu xe nôi đã lắp sẵn. -Hướng dẫn hs quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi:cần bao nhiêu bộ phận để lắp xe nôi? -Gv nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế. *Hoạt động 2:Gv hướng dẫn thao tác kĩ thuật: a)Gv hướng dẫn hs chọn các chi tiết theo sgk: -Gv cùng hs chọn từng loại chi tiết đúng đủ. -Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết. b)Lắp từng bộ phận: -Lắp tay kéo:hs quan sát và trả lời câu hỏi:dể lắp được tay kéocần chọn chi tiết nào và số lượng bao nhiêu?Gv tiến hành lắp tay kéo xe theo sgk. -Lắp giá đỡ trục bánh xe: -Lắp thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe:gv gọi một hs gọi tên và số luợng các chi tiết lắp thanh đỡ giá bánh xe,trả lời câu hỏi nhận xét và bổ xung. -Lắp thành với mui xe:gv nêu chú ý vị trí của tấm nhỏ nằm trong tấm chữ U. -Lắp trục bánh xe: c)Lắp ráp xe nôi:gv lắp ráp xe nôi theo quy trình sgk, dặt câu hỏi hoặc gọi 1,2 em lên lắp,Gv kiểm tra sự chuyển động của xe. d)Gv hướng dẫn hs tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. IV.Củng cố: ( 3 phút ) Nhắc lại các chi tiết để lắp xe nôi. V.Dặn dò: ( 2 phút ) Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau. -Quan sát xe mẫu. -Chọn các chi tiết cần dùng. -Theo dõi các thao tác của giáo viên và nêu ý kiến. - HS quan sát mẫu. - HS lên lắp và nhận xét, bổ xung;thục hiện lắp giá đỡ trục bánh xe thứ hai. - HS lắp trục bánh xe thao thứ tự các chi tiết trong hình6. Buổi chiều Tập làm văn CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I.MỤC TIÊU: - Nhận biết được 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật (ND Ghi nhớ). - Biết vận dụng hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà( mục III). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh, ảnh minh họa trong SGK; tranh ảnh một số vật nuôi sưu tầm được. - Giấy khổ rộng. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) Luyện tập miêu tả cây cối. - GV kiểm tra 2 HS - GV nhận xét và chấm điểm. 2Bài mới: ( 30phút ) Hoạt động1: Hình thành khái niệm Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét - GV dán bảng tờ phiếu đã ghi kết quả lời giải, chốt lại ý kiến đúng: + Đoạn 1: Mở bài + Đoạn 2 + 3: Thân bài + Đoạn 4: Kết luận Bước 2: Ghi nhớ kiến thức - Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập - GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV kiểm tra việc chuẩn bị cho bài tập. - GV dán tranh ảnh một số vật nuôi trong nhà. - GV nhắc HS: + Nên chọn lập dàn ý một con vật nuôi gây cho em ấn tượng đặc biệt. + Nếu trong nhà không nuôi con vật nào, các em có thể lập dàn ý cho bài văn tả một vật nuôi em biết (của người thân, của nhà hàng xóm, hoặc một vật nuôi ở công viên). + Dàn ý cần cụ thể, chi tiết; tham khảo thêm bài văn mẫu Con Mèo Hung để biết tác giả đã tìm ý như thế nào: Khi tả ngoại hình tác giả đã tả những bộ phận lông, đầu, chân, đuôi; khi tả hoạt động tác giả chọn tả những hoạt động: bắt chuột, ngồi rình, đùa với chủ…… - GV kiểm tra dàn ý của những HS làm bài trên phiếu, chọn 1 dàn ý tốt nhất đưa lên bảng, xem như là 1 mẫu. - GV chấm mẫu 3 - 4 dàn ý để rút kinh nghiệm. 4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút ) - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - Yêu cầu về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý, viết lại vào vở. - Chuẩn bị bài: Luyện tập quan sát con vật. - 2 HS đọc bài làm ở nhà tả cây mà em thích. - HS nhận xét. - 1 HS đọc nội dung bài. Cả lớp theo dõi trong Sgk. - HS đọc thầm lại bài Con Mèo Hung, xác định các đoạn và nội dung từng đoạn - HS phát biểu ý kiến: + Giới thiệu con mèo sẽ được tả trong bài. + Tả hình dáng con mèo. + Tả hoạt động, thói quen của con mèo. + Nêu cảm nghĩ về con mèo. - HS nhận xét. - Vài HS đọc nội dung cần ghi nhớ. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS quan sát tranh ảnh, lựa chọn 1 con vật nuôi quen thuộc lập dàn ý. - HS làm bài. - HS tiếp nối nhau đọc dàn ý của mình. - HS theo dõi. - Dàn ý bài văn miêu tả con mèo. Mở bài: Giới thiệu về con mèo ( của nhà ai, em quan sát khi nào, nó có gì đặc biệt...). Thân bài: - Tả ngoại hình của con mèo. + Bộ lông. + Cái đầu. + Chân. + Đuôi. + Móng vuốt. - Tả hoạt động của con mèo. + Khi bắt chuột ( rình chuột, vồ chuột). + Các hoạt động khác ( ăn, đùa giỡn...). Kết luận: Cảm nghĩ chung về con mèo. Địa lí: THÀNH PHỐ HUẾ I.MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế. - Chỉ được thành phố Huế trên bẩn đồ ( lược đồ). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Ảnh một số cảnh quan đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1Kiểm tra bài cũ: (5 phút ) Người dân ở duyên hải miền Trung. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK - GV nhận xét, cho điểm. 2Bài mới: (30phút ) Hoạt động1: Hoạt động cả lớp - GV treo bản đồ hành chính Việt Nam. - Yêu cầu HS tìm trên bản đồ kí hiệu và tên thành phố Huế? - Xác định xem thành phố của em đang sống? - Nhận xét hướng mà các em có thể đi đến Huế? - Tên con sông chảy qua thành phố Huế? - Huế tựa vào dãy núi nào và có cửa biển nào thông ra biển Đông? - Quan sát lược đồ, ảnh và với kiến thức của mình, em hãy kể tên các công trình kiến trúc lâu năm của Huế? - Vì sao Huế được gọi là cố đô? - GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. - GV chốt: chính các công trình kiến trúc và cảnh quan đẹp đã thu hút khách đến tham quan và du lịch. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục 2. - GV mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Huế: Sông Hương chảy qua thành phố, các khu vườn xum xuê cây cối che bóng mát cho các khu cung điện, lăng tẩm, chùa, miếu; thêm nét đặc sắc về văn hoá: ca múa cung đình (điệu hò dân gian được cải biên phục vụ cho vua chúa trước đây- còn gọi là nhã nhạc Huế đã được thế giới công nhận là di sản văn hoá phi vật thể); làng nghề (nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề kim hoàn); văn hoá ẩm thực (bánh, thức ăn chay). + GV nêu bài học. 4.Củng cố: (3 phút ) GV yêu cầu HS chỉ vị trí thành phố Huế trên bản đồ Việt Nam và nhắc lại vị trí này. 5.Dặn dò: (2 phút ) - HS về nhà xem lại bài học thuộc bài học. - Chuẩn bị bài: Thành phố Đà Nẵng. - 3HS trả lời. - HS nhận xét. - HS quan sát bản đồ và tìm. - Vài em HS nhắc lại. - Huế nằm ở bên bờ sông Hương. - Phía Tây Huế tựa vào các núi, đồi của dãy Trường Sơn (trong đó có núi Ngự Bình) và có cửa biển Thuận An thông ra biển Đông. - Các công trình kiến trúc lâu năm là: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén… - Huế là cố đô vì được các vua nhà Nguyễn tổ chức xây dựng từ cách đây 300 năm (cố đô là thủ đô cũ, được xây từ lâu) - Vài HS dựa vào lược đồ đọc tên các công trình kiến trúc lâu năm. - HS quan sát ảnh và bổ sung vào danh sách nêu trên. - HS trả lời các câu hỏi ở mục 2, cần nêu được: + Tên các địa điểm du lịch dọc theo sông Hương: lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, Ngọ Môn (thăm Thành Nội), cầu Tràng Tiền, chợ Đông Ba… + kết hợp ảnh nêu tên và kể cho nhau nghe về một vài địa điểm: - Kinh thành Huế: một số toà nhà cổ kính. - Chùa Thiên Mụ: ngay ven sông, có các bậc thang lên đến khu có tháp cao, khu vườn khá rộng với một số nhà cửa. - Cầu Tràng Tiền: bắc ngang sông Hương, nhiều nhịp - Chợ Đông Ba: các dãy nhà lớn nằm ven sông Hương. Đây là khu buôn bán lớn của Huế. - Cửa biển Thuận An: nơi sông Hương đổ ra biển, có bãi biển bằng phẳng Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Mỗi nhóm chọn và kể về một địa điểm đến tham quan. HS mô tả theo ảnh hoặc tranh. + 2-4HS nêu bài học. - 2 HS nêu lại. SINH HOẠT TUẦN 29 I.DỰ KIẾN ĐÁNH GIÁ: - Lớp trưởng báo cáo việc chuyên cần và tình hình chung lớp của các bạn. - Lớp phó học tập báo cáo việc học tập của các bạn. - Lớp phó lao động báo cáo việc vệ sinh trong, ngoài lớp học. *Ưu điểm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................................................................................................................................................................................................................... * Tồn tại: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................................................................................................................................................... II.KẾ HOẠCH TUẦN 30: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... …….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 29 GV Nguyen thi Huan.doc