Giáo án (buổi sáng) - Lớp 4 - Trường TH Phan Rí Thành 2 - Tuần 16

 I .MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

 1 - Kiến thức :

 - Hiểu các từ ngữ mới trong bài.

 - Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đầt nước ta rất khác nhau ; kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

 2 - Kĩ năng :

 - Đọc trơn toàn bài.

 - Đọc đúng các từ và câu .

 - Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng vui, hào hứng.

 3 - Giáo dục :

 - HS yêu thích các trò chơi dân gian -> từ đó giáo dục lòng yêu quê hương dân tộc.

 * HS đọc đúng toàn bài. Nắm được nội dung bài.

 II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - GV : + Tranh minh hoạ nội dung bài học.

 + Bảng phụ viết sẵn những câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc17 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 800 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án (buổi sáng) - Lớp 4 - Trường TH Phan Rí Thành 2 - Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và khí ni-tơ không duy trì sự cháy không? - Em hãy chú ý mực nước trong cốc: +Tại sao khi nến tắt, nước lại dâng vào trong cốc? +Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không? +Thí nghiệm trên cho thấy không khí gồm hai thành phần chính nào? - Người ta đã chứng minh được thể tích khí ni-tơ gấp 4 lần thể tích khí ô-xi trong không khí. - Kết luận: HS đọc mục “Bạn cần biết” trang 66 SGK. 3.Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí - Dùng lọ nước vôi trong chon hs quan sát, sau đó bơm không khí vào. Nước vôi còn trong như lúc đầu không? - Dựa vào mục “Bạn cần biết”để lí giải hiện tượng. - Đại diện các nhóm trình bày. - Trong những bài học trước ta biết không khí có hơi nước, em hãy nêu VD chứng tỏ không khí có hơi nước. - Hãy quan sát hình 4, 5 trang 67 SGK và kể thêm những thành phần khác có trong không khí. - Che tối phòng học dùng đèn pin soi cho HS quan sát chùm ánh sáng sẽ thấy rõ bụi trong không khí. - Vậy không khí gồm những thành phần nào? - GV kết luận: Không khí gồm hai thành phần chính là ô-xi và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.. 4.Củng cố - Dặn dò: -Hãy nêu tên các thành phần của không khí? - Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học. **************************************** Toán LUYỆN TẬP I . MỤC TIÊU: Giúp HS rèn kĩ năng: - Thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số . - Giải bài toán có lời văn. - Chia một số cho một tích . * Giảm: Bài 1: câu b; Bài 3 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Kiểm tra bài cũ: Chia cho số có ba chữ số - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét 2.Thực hành Bài tập 1: HS đặt tính và tính - HS đặt tính rồi tính - Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả Bài tập 2: HS tóm tắt và giải trên bảng. Cả lớp làm vào vở Sửa bài và thống nhất kết quả Bài tập 3: - HS ôn lại quy tắc một số chia cho một tích. Có thể chọn nhiều cách làm khác nhau. - HS làm bài và thống nhất kết quả 3.Củng cố - Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Chia cho số có ba chữ số (tt) **************************************** Tập Làm Văn LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG . I .MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU : 1- Biết giới thiệu tập quán kéo co của hai địa phương Hữu Trấp (Quế Võ , Bắc Ninh ) và Tích Sơn (Vĩnh Yên , Vĩnh Phúc ) dựa vào bài đọc Kéo co .2 – Biết giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em – giới thiệu rõ ràng , ai cũng hiểu được . II. CHUẨN BỊ: -Thầy: Bảng phụ, tranh minh họa một số trò chơi hoặc một lễ hội -Trò: SGK, vở ,bút III. CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Kiểm tra bài cũ: Quan sát đồ vật - Gọi HS trả lời câu hỏi: “Khi quan sát đồ vật , cần chú ý những gì?” và cho hs đọc lại dàn ý tả đồ chơi mà em đã chọn (2 HS) - Nhận xét chung. 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài, ghi tựa b.Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc lại bài tập đọc “Kéo co” - Cho HS đọc thầm nêu tập quán được giới thiệu trong bài thuộc địa phương nào? - Gọi HS nêu ý kiến - GV nhận xét cho HS trao đổi theo nhóm để thuật lại các tập quán đã được giới thiệu. - Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp - Gọi HS trình bày trước lớp một cách rõ ràng, vui, hấp dẫn 2 tập quán “Kéo co” - Cả lớp, GV nhận xét, tuyên dương Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài: .Đề bài yêu cầu gì? .Ở quê em có những trò chơi, lễ hội nào? .GV giới thiệu 1 số trò chơi, lễ hội ở sgk/ 160 -> cho HS quan sát tranh .Ngoài ra, đề bài còn yêu cầu ta điều gì? - GV chốt ý và nhắc nhở HS: .Phần mở bài: phải nêu được quê mình ở đâu? Có trò chơi hoặc lễ hội gì? .Phần giới thiệu: nêu rõ trò chơi (chi tiết), điều kiện để thắng đội bạn -> mục đích trò chơi lễ hội đó -> thái độ của những người cổ vũ, hâm mộ. - GV cho HS thảo luận tự giới thiệu về trò chơi, lễ hội của địa phương mình cho các bạn trong nhóm cùng nghe. - Gọi HS thi đua giới thiệu trò chơi, lễ hội của địa phương mình trước lớp. - Cả lớp, GV nhận xét, tuyên dương 3.Củng cố – Dặn dò: - GV nêu lại mục đích, lợi ích chung của trò chơi, lễ hội ở từng địa phương cũng như của cả nước. - Nhận xét tiết học. ******************************************************************************** Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2008 Luyện Từ Và Câu CÂU KỂ I .MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Học sinh hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể . 2. Biết tìm câu kể trong đoạn văn ; biết đặt một vài câu kể, tả, trình bày ý kiến . * HS biết thế nào là câu kể và tác dụng của câu kể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1.Kiểm tra bài cũ : Mở rộng vốn từ : Trò chơi, đồ chơi. - HS lên bảng làm lải bài tập của tiết trước 2. Bài mới a.Giới thiệu bài b.Phần nhận xét * Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu bài.Cả lớp đọc thầm. - Cả lớp quan satù, làm việc cá nhân. * Bài 2 : - 1 HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm, làm việc cá nhân. - Nhận xét, chốt lời giải đúng: Tác dụng của các câu còn lại trong đoạn văn là kể , tả giới thiệu về Bu-ra-ti-nô : Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ ( giới thiệu Bu-ra-ti-nô ) / Chú có cái mũi rất dài ( tả Bu-ra-ti-nô ) / Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở một kho báu ( kể sự việc ) , sau các câu trên có dấu chấm. * Bài 3 : - 1 HS đọc yêu cầu bài. - Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, làm việc cá nhân. - Nhận xét chốt lời giải đúng: Ba-ra-ba uống rượu đã say ( kể về Ba-ra-ba ) / Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói ( kể về Ba-ra-ba ) Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ tống nó vào lò sưởi ( nói suy nghĩ của Ba-ra-ba ). c. Phần ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ trong SGK - HS đọc thầm d.Phần luyện tập * Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm. - HS trao đổi nhóm . - Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét. * Bài tập 2 : - 1 HS đọc yêu cầu bài. - Cả lớp làm bài cá nhân: HS tự đặt câu 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học, khen HS tốt. - Chuẩn bị : Tiết 2. **************************************** Toán CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo) I . MỤC TIÊU: - Giúp HS biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số . * Giảm: bài 2: câu a II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Kiểm tra bài cũ: Luyện tập - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét 2.Hướng dẫn HS trường hợp chia hết 41535 : 195 = ? - HS đặt tính - HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV a. Đặt tính. b.Tìm chữ số đầu tiên của thương. c. Tìm chữ số thứ 2 của thương d. Tìm chữ số thứ 3 của thương e. Thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia. - HS nêu cách thử. HS đặt tính 3.Hướng dẫn HS trường hợp chia có dư 80120:245 - Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ) - Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia. - Lưu ý HS: - Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia. - GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. 4.Thực hành Bài tập 1: - Lưu ý giúp HS tập ước lượng. - HS làm bài. Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả Bài tập 2: Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm một thừa số, tìm số chia chưa biết. HS làm bài sau đó sửa bài Bài tập 3: Giải toán có lời văn. 1 HS tóm tắt và giải trên bảng. Cả lớp làm nháp Nhận xét và thống nhất kết quả 5.Củng cố - Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Luyện tập. **************************************** Tập Làm Văn LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I .MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU : - Dựa vào dàn ý đã lập trong bài tập làm văn tuần 15 , học sinh viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần : mở bài – thân bài – kết bài . II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Thầy: Sách giáo khoa, phấn màu,bảng phụ viết sẵ một dàn ý -Trò: SGK, bút, vở,dàn ý đãõ chuẩn bị III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập giới thiệu địa phương - Gọi HS đọc lại bài làm của mình - Nhận xét chung 2.Bài mới: a. Giới thiệu bài, ghi tựa. b.Hướng dẫn hs chuẩn bị viết bài1 - Gọi HS đọc đề bài. - Cho HS đọc thầm lại dàn ý đã chuẩn bị. - Cả lớp đọc thầm phần gợi y ùSGK các mục 2,3,4 - GV hướng dẫn HS trình bày kết cấu 3 phần của một bài tập làm văn: *Mở bài: Chọn1 trong 2 cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp - Cho HS đọc lại minh họa M/SGK và trình bày mẫu mở bài theo ý thích. - 1 HS nêu miệng *Thân bài: - Cho HS đọc lại minh họa M/SGK và trình bày mẫu thân bài theo ý thích gồm: mở đoạn , thân đoạn , kết đoạn . - 1 HS nêu miệng *Kết bài: Chọn1 trong 2 cách kết bài tự nhiên hay mở rộng - Cho 1 HS trình bày mẫu kết bài của mình c.HS viết bài - GV nhắc nhỡ hs những điều cần chú ý. - Cả lớp làm bài . HS nộp chấm 3.Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét chung tiết học. Hết tuần 16 ********************************************************************************

File đính kèm:

  • docTuan 16.doc
Giáo án liên quan