Kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi

1. Cơsởlý luận của vấn đề

2. Thực trạng của vấn đề

2.1. Thuận lợi

2.2. Khó khăn

3. Một sốbiện pháp phát triển vốn từcho trẻ

3.1. Khảo sát trẻ đầu năm

3.2. Tìm hiểu đặc điểm phát triển vốn từcủa trẻnhà trẻ

3.3. Phát triển vốn từcho trẻthông qua hoạt động học

3.4. Phát triển vốn từcho trẻthông qua chơi

3.5. Qua giờ đón- trảtrẻ

3.6. Thông qua các hoạt động khác

3.7. Kết hợp với phụhuynh

pdf15 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 12938 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối chảy Róc rách Thác đổ ào ào (Suối reo ) Nước chảy Chuông kêu Kẻng kêu Leng keng 11 - Trò chơi bắt chước tiếng kêu của các con vật: Cô nói Trẻ kêu Con mèo Mèo meo Con vịt Cạp cạp Con chó Gâu gâu - Trò chơi đoán đặc điểm của các con vât: Cô nói Trẻ nói Con gà mái Có hai chân Con chó Có bốn chân Trong quá trình chơi trẻ được thực hiện nhiều lần, nhiều hành động khác nhau, như vậy trẻ phải sử dụng ngôn ngữ để tìm tòi, khám phá cách chơi, luật chơi. Cô giáo có vai trò quan trọng thúc đẩy, kích thích trẻ sử dụng ngôn ngữ và phát triển lời nói mạch lạc, đúng ngữ pháp của trẻ. 3.5. Qua giờ đón trả trẻ. - Cô phải tích cực trò chuyện cùng trẻ và yêu cầu trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng. Trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua trò chuyện với trẻ, cô cung cấp, mở rộng " vốn từ" cho trẻ. Ví dụ: Bó con tên gì ? ( Bố con tên là Tuán ạ ) Sáng nay ai đưa con đi học ?( Mẹ con ạ ) Mẹ con đi bằng gì ? ( Xe đap ) Xe đạp kêu như thế nào ? ( Kính koong ) Nhà con có những ai ? ( Ông, bà, bố, mẹ ) Như vậy khi trẻ mạnh dạn trò chuyện cùng với cô nghĩa là trẻ đã tự tin vào " vốn từ vựng" của mình, ngôn ngữ của trẻ nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn Bên cạnh đó cô cũng thường xuyên đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ phát âm và yêu cầu trẻ trả lời một số câu hỏi đơn giản. Ví dụ: Khi cô đọc cho trẻ nghe câu chuyện " Thỏ con không vâng lời" Cô vừa đọc cho con nghe câu chuyện gì ( Thỏ con không vang lời ạ ) Trong câu chuyện cô vừa đọc có những ai ? ( Thỏ con, thỏ mẹ..) 12 Khi không nhớ đường về nhà thỏ con đã làm gì ? ( Khóc hu..hu...hu ) 3.6. Thông qua các hoạt động khác: Cung cấp vốn từ cho trẻ thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày. 3.6.1. Trong giờ ăn: Trẻ tiếp nhận được số lượng những từ ngữ mới góp phần làm giầu vốn từ cho trẻ. Ví dụ : Cô giới thiệu món ăn, hỏi trẻ những chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Cô mời cả lớp ăn cơm. Trẻ mời lại. 3.6.2. Trong giờ ngủ: Cô hát những ca khúc thân thương để hiểu những quy tắc trong giờ ngủ. Ví dụ: Cô hát bài " Giờ đi ngủ" Khi lắng nghe cô hát thì trẻ nằm đúng tư thế, không nói chuyện, không nằm sấp. 3.6.3. Khi cho trẻ dạo chơi thăm quan: Dạo chơi thăm quan là loại tiết học đặc biệt nhằm phát triển vốn từ cho trẻ.Trong giờ dạo chơi, thăm quan, trẻ được trực tiếp quan sát các sự vật hiện tượng phong phú của cuộc sống.Mục đích của dạo chơi, tham quan là mở rộng tầm hiểu biết cho trẻ, trên cơ sở đó cung cấp, củng cố một số lượng lớn vốn từ cho trẻ. Để dạo chơi, thàm quan có hiệu quả, cô giáo cần phải chuẩn bị tốt nội dung cho trẻ quan sát, những từ, câu cần dạy trẻ. Những câu hỏi yêu cầu trẻ trả lời, những phương pháp, biện pháp cần tích cực hóa ngôn ngữ cho trẻ. Ví dụ: Cho trẻ quan sát con gà trống. Cô phải chọn được vị trí để con gà trống cho mọi trẻ đều quan sát được. Bên cạnh đó cô cũng cần chuẩn bị một số hệ thống câu hỏi như: + Đây là con gì ? + Các con nhìn thấy con gà trống đang làm gì? + Con gà trống đang ăn gì đấy? + Con gà trống có dáng đi như thế nào? Thường sau một thời gian đi thăm quan về, cô tổ chức đàm thoại về nội dung thăm quan nhằm củng cố kiến thức thu được trong buổi thăm quan,củng cố và tích cực hóa vốn từ cho trẻ. Bên cạnh đó cô luôn sửa sai câu nói của trẻ ở mọi lúc mọi nơi đề giúp trẻ có một nguồn vốn từ phong phú, đa dạng. 13 3.7. Kết hợp với phụ huynh Để vốn từ của trẻ phát triển tốt điều không thể thiếu được đó là nhờ sự đóng góp của gia đình Cô thường xuyên gặp gỡ nói chuyện về tình hình hoạt động của trẻ trong lớp qua đó phụ huynh nắm bắt được các nội dung chương trình giáo dục hiện hành đồng thời hàng ngày cô cũng trao đổi với phụ huynh về ý nghĩa của việc phát triển vốn từ cho trẻ. Đề phối hợp cùng giáo viên trong việc phát triển vốn từ cho trẻ thì phụ huynh hàng ngày dành thời gian thường xuyên trò chuyện cùng trẻ cho trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với các sự vật hiện tượng xung quanh, lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ Đối với những cháu mói học nói thì vài trò của phụ huynh trong việc phối hợp với các cô giáo trong việc trò chuyện nhiều với trẻ là càng cần thiết bởi nó giúp trẻ được vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống của trẻ, trẻ được giao tiếp, được sửa phát âm, sửa ngọng. Có như vậy tiếng nói tích cực của trẻ mới được hoàn thiện và trong sáng. 4. Kết quả. Trải qua quá trình thực hiện bền bỉ, liên tục, trẻ lớp tôi đã có những chuyển biến rõ rệt, phần lớn số trẻ trong lớp đã có một số vốn từ rất khá, các cháu nói năng mạch lạc, rõ ràng, biết cách diễn đạt ý muốn của mình, mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, vốn từ của trẻ đã phong phú hơn rất nhiều so với kết quả đầu năm tôi đã khảo sát. Cụ thể như sau: Nội dung Lần 1 Lần 2 Tốt Khá Đạt CĐạt Tốt Khá Đạt CĐạt SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Trẻ nói được câu một từ 20 52,6 18 47,4 38 100 00 00 32 84,2 08 21,1 38 100 00 00 Trẻ nói được câu hai từ 12 26,3 11 28,9 33 86,8 05 13,2 22 58 16 42,2 38 100 00 00 Trẻ nói được câu ba từ 05 13,2 15 39,5 20 52,6 18 47,4 15 39,5 17 44,7 32 84,2 06 15,8 Trẻ nói được câu bốn từ 02 5,3 03 7,8 05 13,2 33 86,8 10 26,3 14 36,8 24 63,2 14 36,8 14 Bên cạnh đó ở lớp tôi có một số cháu đã sử dụng vốn từ các cô cung cấp cũng rất hay và ngộ nghĩnh trong sinh hoạt hàng ngày. + Trong giờ hoạt động ngoài trời, cô cho trẻ quan sát vườn hoa, nhiều cháu đã phát hiện ra bông hoa hồng nhung có cánh hoa " sắp vòng quanh". Cách hiểu của các cháu tuy còn nhiều hạn chế nhưng cháu đã biết sử dụng từ " Sắp vòng quanh" trong giờ văn học để ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày. + Trong giờ đón trả trẻ, phụ huynh hay kể với các cô rằng hôm trước cho cháu đi chơi công viên khi thấy con cá sấu bò từ dưới nước đi lên cháu bỗng kêu vui sướng " Mẹ ơi ! Trông con cá sấu ướt lướt thướt kìa" Như vậy các cháu ở lớp tôi đã có những chuyển biến rõ rệt về phát triển vốn từ. Điều rất mừng là sau một năm " vốn từ" của các cháu không chỉ tăng lên cả về số lượng và chất lượng mà các cháu còn biết vận dụng những từ được học ở trên lớp vào sinh hoạt hàng ngày và sử dụng chúng rất hiệu quả. Phụ huynh đa số hiểu về ý nghĩ của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. III. KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Phát triển vốn từ cho trẻ ở trường mầm non và đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ là vấn đề rất quan trọng và cần thiết, mức độ phát triển vốn từ của trẻ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tôi nhận thấy việc rèn luyện và phát triển vốn từ cho trẻ là cả quá trình liên tục và có hệ thống đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bền bì, khắc phục khó khăn để tìm ra phương tiện, điều kiên cần thiết cho sự phát triển toàn diện của các cháu, hơn nữa cô giáo là người gương mẫu để trẻ noi theo, điều này đã góp phần bồi dưỡng thế hệ măng non của đất nước, thực hiện mục tiêu của ngành. Vậy muốn có được kết quả trong việc phát triển vốn từ cho trẻ qua quá trình thực hiện tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau : - Giáo viên cẩn hiểu rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tự rèn luyện ngôn ngữ của mình để phát âm chuẩn Tiếng Việt. - Đề phát triển ngôn ngữ của trẻ một cách toàn diện thì cô giao cẩn phải thực hiện ba nhiệm vụ: + Làm giầu vốn từ của trẻ qua việc hướng dẫn trẻ quan sát, đàm thoại, hướng dẫn trẻ chơi, kể chuyện và đọc truyện cho trẻ nghe. + Củng cố vốn từ cho trẻ + Tích cực hóa vốn từ cho trẻ - Giáo viên phải biết phối hợp chặt chẽ ba nội dung trên để góp phần tạo điều kiện cho trẻ lĩnh hội những điều mới lạ về thế giới xung quanh. - Giáo viên luôn tạo không khí vui tươi, thoải mái cho trẻ, động viên trẻ đi học đều, tạo điều kiện quan tâm đến những trẻ nhút nhát,dành thời gian gần gũi, 15 trò chuyện vói trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động tập thể giúp trẻ được giao tiếp nhiều hơn. - Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để giáo viên nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để từ đó có kế hoạch phát triển vốn từ. - Tổ chức nhiều trò chơi sử dụng ngôn ngữ - Cô giáo tạo điều kiện cho trẻ nghe nhiều và nói chuyện nhiều với trẻ, luôn tìm cách thúc đẩy trẻ sử dụng ngôn ngữ một cách chủ động. - Tích cực cho trẻ tiếp cận và làm quen với thiên nhiên và phát triển khả năng quan sát của trẻ, giúp trẻ củng cố và tư duy hóa các biểu tượng ngôn từ. - Vận động phụ huynh đóng góp các loại hoa, cây cảnh, vật nuôi để xây dựng góc thiên nhiên phong phú, thông qua các tiết học, cô kết hợp với nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ phù hợp. Tóm lại, trong tất cả các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường cô phải tích cực trò chuyện với trẻ, hỏi trẻ để trẻ trả lời, nếu trẻ không trả lời được cô phải biết sử dụng từ trong tình huống giao tiếp. 2. Khuyến nghị - Đề cho vốn từ của trẻ 24- 36 tháng tuổi được phát triển hơn nữa, theo tôi cần phải được sự quan tâm của ngành giáo dục đào tạo trong việc phổ biến đến tập thể các giáo viên những bài thơ, câu truyện,bài hát, trò chơi có những từ giầu hình ảnh, giầu âm thanh..... - Ban giám hiệu nhà trường cần bổ xung những truyện, thơ, bài hát, câu đố, mới của sở, phòng ban hành. - Phụ huynh và nhà trường làm " Xã hội hóa giáo dục" để giúp con em mình có nhiều điều kiện để học tập, trải nghiệm nhiều hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong việc phát triển vốn từ của trẻ lứa tuổi nhà trẻ trong năm học vừa qua. Tôi rất mong được sự góp ý của ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp để tôi ngày càng có kinh nghiệm dạy dỗ các cháu tốt hơn. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Cầu Giấy, ngày 10 tháng 04 năm 2012 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Nguyễn Thanh Thủy

File đính kèm:

  • pdf“Kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi”.pdf
Giáo án liên quan