Kiểm tra đánh giá trong quy trình dạy học môn Địa lý

Vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học các môn xã hội nói chung, môn địa lý nói riêng ở trường THPT đã được đặt ra từ lâu, đã có nhiều ý kiến trao đổi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các buổi tập huấn nâng cao năng lực giáo viên nhưng vẫn chưa thực sự được áp dụng một cách rộng rãi trong thực tiễn. Từ thực tế giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra trao đổi một số vấn đề như sau

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra đánh giá trong quy trình dạy học môn Địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học các môn xã hội nói chung, môn địa lý  nói riêng ở trường THPT đã được đặt ra từ lâu, đã có nhiều ý kiến trao đổi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các buổi tập huấn nâng cao năng lực giáo viên…nhưng vẫn chưa thực sự được áp dụng một cách rộng rãi trong thực tiễn. Từ thực tế giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra trao đổi một số vấn đề như sau I. Vai trò của kiểm tra đánh giá trong quy trình dạy học môn Địa lý:    Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trong trong quá trình dạy học, nhằm kiểm tra khả năng nắm bắt và vận dụng kiến thức của học sinh, là một dịp để học sinh thể hiện những khả năng, phẩm chất và rèn luyện kỹ năng. Kết quả kiểm tra đánh giá không chỉ để phục vụ cho việc giáo viên đánh giá xếp loại giáo viên mà còn là một kênh thông tin quan trọng để giáo viên nắm bắt thực tế kết quả học tập của học sinh, từ đó có những điều chỉnh, uốn nắn kịp thời vè nội dung, phương pháp giảng dạy.    Việc tổ chức tốt khâu kiểm tra đánh giá sẽ có tác dụng tăng cường niềm say mê hứng thú học tập của học sinh, giúp các em cố gắng đạt kết quả cao trong học tập. Còn nếu làm lỏng lẻo, yếu ở khâu này sẽ có tác dụng ngược lại. có thể hình dung quy trình dạy học là một vòng tròn, trong đó kiểm tra đánh giá là một mắt xích không thể thiếu, có tác dụng trở lại đối với động cơ, hứng thú, kết quả dạy học. II. Một số bất cập:    Thứ nhất, về phần đề ra nhiều đề nặng về yêu cầu tái hiện kién thức cộng với việc giáo viên coi thi chưa nghiêm túc nên học sinh chép tài liệu còn nhiều. Một số đề quá khó hoặc quá dễ, không phù hợp với trình độ, khả năng của học sinh, không phù hợp với sự phân bố thời gian nên học sinh bị ức chế.    Thứ hai, về phía giáo viên, không ít giáo viên còn coi khâu kiểm tra đánh giá là một khâu phụ, chỉ nhằm mục đích lấy điểm cho đủ con số. Có những giáo viên dạy nhiều lớp nhưng chỉ sử dụng một đề chung, nên lớp kiểm tra sau đã biết đề trước, dẫn đến những tiêu cực. Một số giáo viên còn qua loa sơ sài trong khâu chấm bài, cho điểm nhiều khi không chính xác. Học sinh khá giỏi có cố gắng nhưng không đựoc khuyến khích, học sinh yếu kém không đựoc uốn nắn kịp thời, có những học sinh chép tài liệu vẫn được điểm cao. Kết quả kiểm tra nhiều khi không phản ánh được chất lượng học tập, phổ điểm dao động trong phạm vi hẹp, không mạnh dạn cho điểm thấp hoặc cao. Nhiều giáo viên ít hỏi bài cũ, có một số giáo viên lại hỏi bài cũ qúa nhiều, một số giáo viên lạm dụng phương pháp trắc nghiệm, coi trắc nghiệm là một bước đột phá trong kiểm tra. III. Nguyên nhân và một số giải pháp:    - Thực trạng trên bắt nguồn từ sự sa sút của các môn khoa học xã hội trong nhà trường hiện nay, do yêu cầu của thị trường lao động, dưới áp lực mạnh mẽ của nhu cầu tìm kiếm việc làm, nhiều học sinh khá giỏi đã theo học các môn thuộc khối A,B để thi vào đại học. Chương trình học quá nhiều môn, các môn đều nặng, khó nên học sinh phân biệt môn “chính”, môn “phụ”, chỉ chú tâm vào môn chính và đối phó với môn phụ.    - Một số GV chưa đầu tư đúng mức cho khâu chuẩn bị kiểm tra đánh giá, chưa nắm được cách khai thác các thiết bị để ứng dụng CNTT trong dạy học, kiểm tra, đánh giá.    - Việc ra đề kiểm tra, thực hiện đánh giá còn những khó khăn, vướng mắc nhất định. Nếu ra đề tái hiện thì bị cho là học sinh ghi nhớ máy móc còn ra đề yêu cầu sáng tạo thì quá sức đối với học sinh. Mặt khác một lớp có sự phân hoá về trình độ, vì vậy cùng một đề nhưng đối với học sinh này thì khó, học sinh khác thì dễ, một số khác là vừa sức. Trong khâu cho điểm cũng vậy, nếu giáo viên chặt chẽ thì phổ điểm quá thấp, ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh, dến việc thực hiện chỉ tiêu đề ra.    Từ đó tôi cho rằng việc đổi mới khâu kiểm tra đánh giá  cần được tiến hành song song với việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tinh thần chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh, tích cực hưởng ứng cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục”, kết hợp với những giải pháp khác một cách đồng bộ để nâng cao chất lượng dạy học.    Đối với người giáo viên, việc ra đề,  tổ chức kiểm tra chấm bài đòi hỏi sự công phu, nghiêm túc, niềm say mê, tinh thần vì học sinh. GV cần nắm cụ thể thực tế chất lưọng học tập của các lớp mình phụ trách, từ đó có những tác động hợp lý, khuyến khích những học sinh khá giỏi và kèm cặp chỉ bảo thêm đối với những học sinh yếu kém. Các đè kiểm tra cần dung hoà giữa yêu cầu tái hiện và sáng tạo, với nguyên tắc tái hiện là cơ sở, sáng tạo là mục đích. Nên ra đề theo hướng mở, Hs có thể trình bày dưới dạng phân tích tổng hợp, tự do bộc lộ kiến thức quan điểm. tuy nhiên cũng không coi nhẹ yêu cầu rèn luyện trí nhớ cho các em. Kiến thức ghi nhớ được chính là cái vốn để học tập sáng tạo.    Về hình thức đề, có thể phối hợp giữa trắc nghiệm và tự luận, trong đó tự luận đóng vai trò chủ yếu, trắc nghiệm đóng vai trò hỗ trợ, có thể vận dụng hình thức trắc nghiệm điền khuyết để hạn chế ghi nhớ máy móc.    GV nên dành một lượng thời gian thích đáng cho việc chấm bài trả bài, nên có sự trao đổi với học sinh về kết quả bài làm. Phổ điểm nên trai trải rộng để đánh giá đúng thực chất chất lượng học tập của học sinh. Cần cho học sinh thấy được mục đích của kiểm tra không chỉ để lấy điểm mà chủ yếu là một dịp dể học sinh tự bộc lộ, tự rèn luyện. Khâu kiểm tra đánh giá cũng là một dịp để GV giáo dục học sinh về tính trung thực, tinh thần cố gắng sáng tạo. GV cần tỏ thái độ nghiêm khắc đối với những học sinh quay cóp gian lận. sau khi chấm bài, Gv nên cho phép học sinh được phản ánh trao đổi về kết quả bài làm, về những vấn đề thuộc về khâu kiểm tra đánh giá và có những giải đáp hợp lý.    GV không nên bỏ qua khâu kiểm tra bài cũ, song cũng nên tiến hành một cách nhẹ nhàng, cởi mở tránh căng thẳng khiến học sinh bị ức chế. Cần đa dạng hoá các hình thức kiểm tra đánh giá. Nên giảm số lần kiểm tra để giảmtải cho học sinh và để tăng cường chiều sâu cho mỗi bài kiểm tra.    Nếu khâu kiểm tra đánh giá được tiến hành nghiêm túc đúng đắn cộng với việc nâng cao hiệu quả của bài dạy trên lớp sẽ có tác động tích cực, mạnh mẽ tới tinh thần thái độ học tập của học sinh, làm cho các em thêm yêu môn địa lý, yêu thiên nhiên, đất nước và con người và có ý thức bảo vệ môi trường. IV. Yêu cầu của một bài kiểm tra địa lý:  - Cơ bản, cập nhật: Nội dung kiểm tra là những kiến thức kỹ năng cơ bản trong chương trình học. Trong kiến thức, có cả câu sự kiện và câu hỏi suy luận, trong đó chú trọng câu hỏi suy luận. Các kiến thức cần đựoc cập nhật, nhất là đối với nội dung phần địa lý kinh tế xã hội.    - Chuẩn mực: Độ khó của bài kiểm tra phải phù hợp với tiêu chí đánh giá môn học, nội dung phải phù hợp với thời lượng quy định.    - Có sự phân hóa học sinh, tạo cơ hội để học sinh tự bộc lộ sự sáng tạo của mình. * Quy trình biên soạn đề kiểm tra:    Đề kiểm tra là một phương tiện đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một số chương hay toàn bộ chương trình một lớp.    Để có một đề kiểm tra tốt cần đi theo các bước sau: 1. Xác định mục đích yêu cầu kiểm tra đánh giá: Cần xác định rõ đây là bài kiểm tra nhằm thu thập thông tin cho laọi hình đánh giá nào trên cơ sở đó đặt ra mục tiêu và yêu cầu đốu với đè bài kiểm tra. 2. Xác định mục tiêu và nội dung kiểm tra: Đánh giá kết quả học tập là sự phân tích, đối chiếu thông tin về trình độ, khả năng học tập của từng học sinh so với mục tiêu dạy học đã được xác định. Do đó cần căn cứ vào mục tiêu cụ thể của từng bài, từng chương để xác định mục tiêu và nội dung kiểm tra. 3. Thiết lập ma trận hai chiều  Để đảm bảo kiểm tra được một phạm vi rộng các kiến thức, kỹ năng vừa kiểm tra được các mức độ nhận thức, đồng thời có thể chủ động kết hợp loại câu hỏi tự luận với câu hỏi trắc nghiệm khách quan cần thiết lập ma trận hai chiều. Đó là một bảng với một chiều thường là nội dung với các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng cần đánh giá và một chiều là các mức độ nhận thức của học sinh. Trong mỗi ô là số lượng câu hỏi và hình thức câu hỏi. Quyết định số lượng câu hỏi cho từng mục tiêu tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng, vào thời gian dành cho học sinh đạt được mục tiêu đó, vào thời gian dự kiến cho học sinh làm bài kiểm tra. Nhìn chung càng nhiều câu hỏi ở nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau thì kết quả đánh giá càng có độ tin cậy cao hơn. Hình thức câu hỏi đa dạng sẽ gây hứng thú, tập trung sự chú ý, tránh nhàm chán đối với học sinh. 4. Thiết lập câu hỏi theo ma trận:    Mức độ khó của câu hỏi được thiết kế căn cứ vào nội dung và mục tiêu. Hình thức câu hỏi dựa trên ma trận thiết kế. 5. Xây dựng đáp án và biểu điểm:    Tuỳ theo bài kiểm tra gồm toàn các câu tự luận, trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai mà xây dựng biểu điểm chấm cho phù hợp.

File đính kèm:

  • docDoi moi kiem tra va danh gia hoc sinh theo quy dinh moi.doc