Kiểm tra 1 tiết môn: công nghệ 7 Trường Thcs Tam Thanh Đề 2

1. Thế nào là đất kiềm?

a. Là đất có pH < 6,5. b. Là đất có pH > 6,5.

c. Là đất có pH = 6,6 - 7,5. d. Là đất có pH > 7,5.

2. Côn trùng ở kiểu biến thái không hoàn toàn, giai đoạn nào phá hại cây trồng mạnh nhất?

a. Trứng. b. Nhộng c. Sâu non. d. Sâu trưởng thành.

3. Phân bón gồm có 3 nhóm chính là:

a. Phân chuồng, phân hữu cơ, phân xanh. b. Phân xanh, đạm, vi lượng. c. Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh. d. Phân đạm, lân, kali.

4. Tác dụng của phân bón:

a. Bón phân hợp lí cây trồng mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt.

b. Bón phân nhiều năng suất mới cao.

c. Bón phân làm cho đất thoáng khí.

d. Bón phân đạm hóa học chất lượng sản phẩm mới tốt.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2267 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết môn: công nghệ 7 Trường Thcs Tam Thanh Đề 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH HỌ VÀ TÊN: LỚP: KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: CÔNG NGHỆ 7 TUẦN: 12 - TIẾT: 12 ĐIỂM LỜI PHÊ ĐỀ 2: A. Trắc nghiệm: I. Khoanh tròn vào phướng án đúng trong các câu sau. (2 điểm) 1. Thế nào là đất kiềm? a. Là đất có pH 6,5. c. Là đất có pH = 6,6 - 7,5. d. Là đất có pH > 7,5. 2. Côn trùng ở kiểu biến thái không hoàn toàn, giai đoạn nào phá hại cây trồng mạnh nhất? a. Trứng. b. Nhộng c. Sâu non. d. Sâu trưởng thành. 3. Phân bón gồm có 3 nhóm chính là: a. Phân chuồng, phân hữu cơ, phân xanh. b. Phân xanh, đạm, vi lượng. c. Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh. d. Phân đạm, lân, kali. 4. Tác dụng của phân bón: a. Bón phân hợp lí cây trồng mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt. b. Bón phân nhiều năng suất mới cao. c. Bón phân làm cho đất thoáng khí. d. Bón phân đạm hóa học chất lượng sản phẩm mới tốt. II. Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho thích hợp. (1 điểm) A B Trả lời 1. Phương pháp chọn tạo giống cây trồng. a. Lấy mắt ghép, ghép vào một cây khác. 1 → 2. Phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính. b. Từ một đoạn cành cắt khỏi thân mẹ đem giâm vào cát ẩm, sau một thời gian từ cành giâm hình thành rễ. 2 → 3. Phương pháp ghép mắt. c. Giâm cành, ghép mắt, chiết cành. 3 → 4. Phương pháp giâm cành. d. Bóc bỏ khoanh vỏ của cành, sau đó bó đất. Khi cành đã ra rễ thì cắt khỏi cây mẹ và trồng xuống đất. 4 → e. Chọn lọc, lai, gây đột biến, nuôi cấy mô. III. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. (1 điểm) 1. Phần rắn của đất được hình thành từ thành phần…………………….. và thành phần……………......... 2. Nhờ các hạt cát, limon, sét và …………………. mà đất giữ được nước và các chất………………….. B. Tự luận: Câu 1: Trồng trọt có vai trò gì trong đời sống nhân dân và trong nền kinh tế? Trình bày một số biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt. (3 điểm) Câu 2: Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành trong mấy năm? Nêu nội dung từng năm. (2 điểm) Câu 3: Phân hữu cơ được dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao? (1 điểm) ĐÁP ÁN ĐỀ 2 A. Trắc nghiệm: I. Mỗi câu chọn đúng 0,5 điểm. 1. d 2. d 3. c 4. a II. Mỗi ý đúng 0,25 điểm. 1 → e. 2 → c. 3 → a. 4 → b. III. Mỗi từ đúng 0,25 điểm. 1. Vô cơ; Hữu cơ. 2. Chất mùn; Dinh dưỡng. B. Tự luận: Câu 1: (3 điểm) * Vai trò của trồng trọt trong đời sống nhân dân và trong nền kinh tế: - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. - Cung cấp thức ăn cho vật nuôi. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. - Cung cấp nông sản cho xuất khẩu. * Một số biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt: - Khai hoang, lấn biển. - Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng. - Áp dụng biện pháp kĩ thuật tiên tiến trong trồng trọt. Câu 2: (2 điểm) * Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành trong 4 năm - Năm thứ 1: Gieo hạt giống đã phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt. - Năm thứ 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành từng dòng. Lấy hạt của những dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nghuyên chủng. - Năm thứ 3: Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng. - Năm thứ 4: Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà. Câu 3: (1 điểm) Phân hữu cơ dùng để bón lót. Vì: Thành phần có nhiều chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng thường ở dạng khó tiêu, cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân bón phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được.

File đính kèm:

  • docKT 1TIET HKI.doc
Giáo án liên quan