Khoa học, kỹ thuật thời nhà Nguyễn

Ngay từ cuối thế kỷ XVIII, Sử học là một trong những ngành khoa học rất phát triển. Sang đầu thế kỷ XIX, dưới thời nhà Nguyễn, ngành này lại càng phát triển hơn, có thể nói đó là ngành phát triển nhất thời vương triều Nguyễn. Đặc biệt khi cơ quan phụ trách sử học là Quốc sử quán ra đời năm 1820 dưới thời vua Minh Mạng với nhiệm vụ thu thập các bộ sử xưa, in lại Quốc sử thời Lê và biên soạn các bộ sử mới. Quốc sử quán phải nói là được tổ chức kỷ cương, hoạt động một cách đầy hiệu quả. Vương triều Nguyễn cũng cho lập các kho tàng lưu trữ các sáng tác từ cổ chí kim.

Sử học nhà Nguyễn có các thành tựu sau:

• Tìm kiếm, lưu trữ và cho in lại các tác phẩm sử học của các triều đại trước.

• Biên soạn nhiều bộ sử rất lớn và các công trình sử học có giá trị lớn như: Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Đại Nam liệt truyện, Đại Nam Thực lục - Tiền biên và chính biên, Khâm định tiễu bình lưỡng kỳ phỉ khẩu phương lược, Bản triều bạn nghịch liệt truyện. Các nhà sử học cũng cho ra đời nhiều công trình của cá nhân như Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao Lãng, Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bản, Quốc sử dĩ biên của Phan Thúc Trực,. và nhất là Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú. Trong đó, Đại Nam thực lục chính biên có tới 587 quyển.

• Các công trình địa phương chí, và gia phả các dòng họ cũng xuất hiện rất nhiều.

o Việc biên soạn các bộ địa phương chí gần như thành phong trào: từ các tỉnh lớn cho đến tận các huyện xã cũng có chí. Trong đó có rất nhiều bộ chí được biên soạn khá công phu với nhiều chi tiết quý mà các bộ sử lớn không có. Tiêu biểu cho địa phương chí là Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch

 

doc2 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 3780 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khoa học, kỹ thuật thời nhà Nguyễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học, kỹ thuật thời nhà Nguyễn Sử học Ngay từ cuối thế kỷ XVIII, Sử học là một trong những ngành khoa học rất phát triển. Sang đầu thế kỷ XIX, dưới thời nhà Nguyễn, ngành này lại càng phát triển hơn, có thể nói đó là ngành phát triển nhất thời vương triều Nguyễn. Đặc biệt khi cơ quan phụ trách sử học là Quốc sử quán ra đời năm 1820 dưới thời vua Minh Mạng với nhiệm vụ thu thập các bộ sử xưa, in lại Quốc sử thời Lê và biên soạn các bộ sử mới. Quốc sử quán phải nói là được tổ chức kỷ cương, hoạt động một cách đầy hiệu quả. Vương triều Nguyễn cũng cho lập các kho tàng lưu trữ các sáng tác từ cổ chí kim. Sử học nhà Nguyễn có các thành tựu sau: Tìm kiếm, lưu trữ và cho in lại các tác phẩm sử học của các triều đại trước. Biên soạn nhiều bộ sử rất lớn và các công trình sử học có giá trị lớn như: Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Đại Nam liệt truyện, Đại Nam Thực lục - Tiền biên và chính biên, Khâm định tiễu bình lưỡng kỳ phỉ khẩu phương lược, Bản triều bạn nghịch liệt truyện... Các nhà sử học cũng cho ra đời nhiều công trình của cá nhân như Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao Lãng, Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bản, Quốc sử dĩ biên của Phan Thúc Trực,... và nhất là Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú. Trong đó, Đại Nam thực lục chính biên có tới 587 quyển. Các công trình địa phương chí, và gia phả các dòng họ cũng xuất hiện rất nhiều. Việc biên soạn các bộ địa phương chí gần như thành phong trào: từ các tỉnh lớn cho đến tận các huyện xã cũng có chí. Trong đó có rất nhiều bộ chí được biên soạn khá công phu với nhiều chi tiết quý mà các bộ sử lớn không có. Tiêu biểu cho địa phương chí là Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch Thể loại Gia Phả thì có Mạc Thị Gia phả của Vũ Thế Dinh. Ngoài ra còn có các tác phẩm soạn theo kiểu quy cách nhiều vấn đề khác nhau của lịch sử, nổi bật của thể loại này là bô Lịch triều Hiến chương loại chí của ông Phan Huy Chú. Năm 1942, Giám đốc Nha lưu trữ Đông Dương Paul Boudet cho biết rằng các tài liệu trước thế kỷ XIX (thời Nguyễn) chỉ còn lưu lại được khoảng 20 bản bởi ngoài lý do chiến tranh, môi trường... còn bởi các triều trước không đặt các chức quan, cơ quan trông coi công tác lưu trữ, thiếu ý thức bảo tồn di sản quá khứ. Từ triều vua Minh Mạng, công tác lưu trữ mới được quan tâm. Cũng năm 1942, số lượng địa bạ ở Tàng thư lâu giữ được có tới 12.000 quyển. Địa lý và Địa lý Lịch sử Thời Nguyễn cũng là thời có nhiều tác phẩm địa lý học lớn như bộ Hoàng Việt Nhất thống dư địa chí do Thượng thư Lê Quang Định soạn theo lời của vua Gia Long. Sau đó cơ quan Quốc sử quán triều Nguyễn cũng soạn tiếp nhiều công trình khác khác gồm Đại Nam nhất thống toàn đồ, Đại Nam nhất thống chí. Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm có giá trị cao khác ngoài Quốc sử quán như Bắc Thành địa dư chí và Hoàng Việt dư điạ chí của Phan Huy Chú; Phương Đình dư địa chí của Nguyễn Văn Siêu; Đại Việt cổ kim duyên cách địa chí khảo và Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức; Nam Hà tiệp lục của Quốc sử quán,... Ngoài ra thời Minh Mạng cũng xuất hiện rất nhiều bản đồ về các địa phương của nước Đại Nam thời kỳ đó. Nhìn chung, theo nhận xét của Dương Quảng Hàm thì tuy có nhiều giá trị nhưng do vẫn còn thiếu một phương pháp nghiên cứu khoa học tốt nên các tác phẩm về sử học và địa lý thời kỳ này vẫn có nhiều khuyết điểm. Dù vậy, các triều đại trước cũng không khá hơn nhà Nguyễn trong việc này. Kỹ thuật công nghệ Từ các cuộc nội chiến ở Đại Việt trước, kỹ thuật công nghệ của phương Tây đã được các vua chúa đem vào Việt Nam rất nhiều đặc biệt trong lĩnh vực quân sự. Thời nhà Nguyễn vẫn kế thừa những thứ đã du nhập ấy, nhiều công trình được xây dựng theo kiểu kiến trúc Vauban của phương Tây như thành Bát Quái, kinh thành Huế, thành Hà Nội...Thời Gia Long đã từng cho đóng một loại thuyền lớn bọc đồng để tuần tra biển. Sang đến thời Minh Mạng, nhiều máy móc mang tính mới mẻ đã được chế tạo gồm: máy cưa chạy bằng sức trâu và sức nước, máy xẻ gỗ chạy bằng sức trâu. Cụ thể là, năm 1834, Nguyễn Viết Tuý dưới sự đồng ý của vua Minh Mạng đã chế tạo ra chiếc máy nghiền thuốc súng bằng sức nước mang tên Thuỷ hoả kí tế. Sau đó những năm 1837-38, theo mẫu của phương Tây, thợ thủ công Nhà nước đã chế tạo được máy cưa văn gỗ, xẻ gỗ bằng sức nước, máy hút nước tưới ruộng,... và còn có cả xe cứu hoả. Đặc biệt là năm 1839, dựa theo các kiểu phương Tây, các đốc công Hoàng Văn Lịch, Vũ Huy Trịnh cùng các thợ của ông đã đóng thành công chiếc tàu máy hơi nước đầu tiên, được vua Minh Mạng hết sức khen ngợi. Năm sau, Minh Mạng lại chỉ đạo cho họ đóng một chiếc kiểu mới tân tiến hơn và sửa chữa một chiếc bị hỏng. Điểu đáng tiếc là sau đó mọi việc dường như bị đình lại . Thời Tự Đức, nhiều sách kỹ thuật phương Tây được dịch sang tiếng Hán như Bác Vật tân biên, Khai Môi yếu pháp, Hàng hải Kim châm. Nhưng một điều đáng tiếc là những tiến bộ này vẫn chưa kịp tác động vào quá trình phát triển của xã hội Việt Nam. Đến giữa thế kỷ XIX, Việt Nam vẫn là một quốc gia với nền sản xuất nông nghiệp chậm tiến so với thế giới phương Tây. Kiến trúc Kinh thành Huế nằm ở bờ Bắc sông Hương với tổng diện tích hơn 500 ha và 3 vòng thành bảo vệ. Kinh thành do vua Gia Long bắt đầu cho xây dựng năm 1805 và được Minh Mạng tiếp tục hoàn thành năm 1832 theo kiến trúc của phương Tây kết hợp kiến trúc thành quách phương Đông. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ. Kiến trúc cung đình Huế đã tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền thống thời Lý, Trần, Lê đồng thời tiếp thu tinh hoa của Mỹ thuật Trung Hoa nhưng đã được Việt Nam hóa. Huế cũng đã được hiện đại hóa bởi những công trình sư người Pháp phục vụ dưới thời vua Gia Long. Khi xây dựng hệ thống thành quách và cung điện, các nhà kiến trúc dưới sự chỉ đạo của nhà vua đã bố trí trục chính của công trình theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Yếu tố Ngũ hành quan trọng trong bố cục mặt bằng của kiến trúc cung thành tương ứng với ngũ phương.

File đính kèm:

  • docKHOA HOC THOI NGUYEN.doc
Giáo án liên quan