- Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định ; nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra mọi phía, thấm vào một số vật và hoà tan một số chất. Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện một số tính chất của nước.
GV có thể chọn một số thí nghiệm đơn giản, dễ làm phù hợp với điều kiện lớp để làm thí nghiệm.
- Nêu ví dụ ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt, .
- Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân & cho các bạn xung quanh.
*GDHS giữ vệ sinh môi trường nước qua các việc làm cụ thể
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 7919 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khoa học Bài 20: Nước có những tính chất gì?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16/10/2013
Ngày dạy:Thứ tư ngày 23 tháng 10 năm 2013
Khoa học
Bài 20:NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
TPPCT:20
MT(TP)
I.Mục tiêu:
- Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định ; nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra mọi phía, thấm vào một số vật và hoà tan một số chất. Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện một số tính chất của nước.
GV có thể chọn một số thí nghiệm đơn giản, dễ làm phù hợp với điều kiện lớp để làm thí nghiệm.
- Nêu ví dụ ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt, ...
Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân & cho các bạn xung quanh.
*GDHS giữ vệ sinh mơi trường nước qua các việc làm cụ thể
II.Chuẩn bị:
GV:Hình vẽ trong SGK2 cốc thuỷ tinh giống nhau, một đựng nước, 1 đựng sữa. Chai và một số vật chứa nước có thể nhìn được bên trong Một mặt phẳng không thấm nước và một khay đựng nước Một miếng vải, bông, giấy thấm bọt biển … Một ít đường, muối, cát… và thìa
-HS:SGK,VBT
-Thực hành,trực quan,cá nhân,nhĩm
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Ổn định:
2/Bài cũ:
Gọi hs lên trả lời câu hỏi bài cũ –GV nhận xét ghi điểm
3/Bài mới:
-Giới thiệu bài
“Nước có những tính chất gì”. Ghi bảng
HĐ 1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn
GV choHS quan sát 1 cốc đựng nước 1 cốc đựng sữa
GV yêu cầu HS quan sát và làm theo yêu cầu trang 42 SGK
GV lưu ý HS: Đây là những cốc nước mà ta đã biết trước được chứa các thành phần không gây độc hại trong cơ thể vì vậy ta có thể ngửi, nếm để nhận biết màu, mùi vị của nước. Còn trong thực tế khi gặp một cốc nước lạ các em không nên nếm, ngửi vì như thế sẽ rất nguy hiểm.
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV nêu câu hỏi:
+ Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa?
+ Làm thế nào để bạn biết điều đó
Bước 3: Làm việc cả lớp
GV yêu cầu hs nêu kết luận mà các em đã phát hiện được
GV gọi vài HS nêu lại những tính chất của nước được phát hiện trong hoạt động này.
Kết luận: Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
*Làm thế nào để phát hiện nguồn nước bị ơ nhiễm?
HĐ 2: Phát hiện hình dạng của nước
Cách tiến hành:
Bước 1: GV đem các chai lọ đã chuẩn bị lên cho hs quan sát
Yêu cầu học sinh quan sát cái chai hoặc cốc ở nhiều tư thế (ngang hay dốc ngược) & trả lời câu hỏi: Khi ta thay đổi vị trí, tư thế thì hình dạng của chúng có thay đổi không?
GV kết luận: Chai, cốc là những vật có hình dạng nhất định
Bước 2: GV nêu vấn đề
Vậy nước có hình dạng nhất định không?
Bước 3: Thực hiện
Gv lần lược đổ nước vào các vât dụng như chai ,chén lọ ,ly cho hs quan sát hình dạng của nước
Bước 4: Yêu cầu hs trả lời
Kết luận: Nước không có hình dạng nhất định
HĐ 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV chuẩn bị đồ dùng làm thí nghiệm.
Bước 2: Thực hiện
GV dùng một tấm kính và một khay hứng nước đặt dưới tấm kính
GV cho 2 HS lên tiến hành làm thí nghiệm
Bước 3: Làm việc cả lớp
GV ghi nhanh lên bảng báo cáo của các HS
Kết luận: Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía
-GV:nêu ứng dụng vào đời sống hằng ngày tính chất này.
*Làm thế nào để giữ sạch nguồn nước?
HĐ 4: Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV chuẩn bị đồ dùng làm thí nghiệm cho HS quan sát
Bước 2: Thực hiện
GV cho 1-2 HS lên làm thí nghiệm cho cả lớp quan sát
Bước 3: Làm việc cả lớp
GV ghi nhanh lên bảng báo cáo của các nhóm
Kết luận: Nước thấm qua một số vật.
-GV: nêu ứng dụng đối với tính chất này
HĐ 5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan một số chất
- GV chia nhóm 4, yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm.
- GV nhận xét, kết luận: Nước có thể hoà tan một sôù chất
4/Củng cố:
-Nêu tựa bài ,nội dung bài học.
*Bạn làm gì để giữ gìn nguồn nước ở nhà hoặc cộng đồng?
5/HĐNT:
- Chuẩn bị bài: Ba thể của nước
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS
HS làm việc theo nhóm 4
Cả lớp quan sát trả lời
HS trả lời
HS nêu
+ Cốc 1 đựng nước, cốc 2 đựng sữa
+ Vì cốc đựng nước trong, cốc đựng sữa trắng đục
Một số hs trả lời –nhận xét
*Màu mùi vị lạ hơi thối ,kiên quyết khơng sử dụng nguồn nước này.
Hs quan sát đồ dùng của gv chuẩn bị
Không thay đổi vì chúng có hình dạng nhất định
+ Thảo luận để đưa ra dự đoán về hình dạng của nước.
HS nêu ý kiến của mình
HS cả lớp quan sát
-HS trả lời GV ghi kết quả
HS nhắc lại kết quả
HS lấy đồ dùng chuẩn bị làm thí nghiệm
-HS nêu kết luận
-Hs nhận xét
*Khơng xả rác chất bẩn chất độc hại xuống nguồn nước
HS cho một ít đường, muối, cát dầu ăn vào 4 cốc nước khác nhau, quan sát và rút ra kết luận
Đại diện nhóm báo cáo kết quả
*Giữ gìn bảo vệ nguồn nước ,tiết kiệm nước,vận động mọi người cùng thực hiện.
Tên GV dự GV dạy
TƠ THỊ MẪN
File đính kèm:
- Nuoc co nhung tinh chat gi.doc